8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.3.2. Các hoạt động quản lý NSVH của HSSV
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, trường Đại học Quảng Nam hằng năm luôn tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo HSSV một cách toàn diện, vừa có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, vừa có kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực cho địa phương. Từ các hoạt động có tính thường xuyên như sinh hoạt tuần lễ CD đầu năm, Mittinh kỷ niệm những ngày lễ lớn, chào cờ đầu tháng, giao ban, hoạt động ngoại khóa, đánh giá xếp loại rèn luyện, hoạt động tự
quản...tác động về mặt quản lý, xây dựng NSVH của HSSV từng bước được hình thành và phát triển.
Để có cơ sở đánh giá về sự tác động của các hoạt động này, chúng tôi đã tiến hành làm cuộc thăm dò bằng phiếu khảo sát một bộ phận HSSV và đội ngũ CC-VC trong nhà trường. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng thống kê sau:
STT Các hoạt động Khối HS-SV Khối
CC-VC Năm I Năm II Năm III TB chung TB chung
01 Tuần lễ SHCD đầu năm K K TB K K
02 Mittinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm TB K TB TB TB 03 Chào cờ đầu tháng TB K TB TB K 04 Đi thực tập, thực tế TB K K K K 05 Sinh hoạt lớp TB TB TB TB K 06 Giao ban định kì TB- TB- TB- TB- K 07 Đánh giá xếp loại rèn luyện K K K K+ K+ 08 Hoạt động Đoàn thể K K K K+ K+ 09 Hoạt động tự quản K K K K K
Bảng 2.8: Tác động của hoạt động quản lý đến NSVH của HS-SV
Trên cơ sở kết quả đánh giá, một số hoạt động quản lý đã được cả hai khối có sự thống nhất chung về đánh giá tác động cao như Tuần lễ SHCD đầu năm; đi thực tế, TTSP; đánh giá xếp điểm rèn luyện; hoạt động đoàn thể; hoạt động tự quản. Ngược lại, có sự đánh giá không không thống nhất giữa hai khối như chào cờ đầu tháng, sinh hoạt lớp, giao ban định kỳ, khối CC-VC cho rằng có tác động khá, ngược khối HSSV cho rằng ít tác động. Trên cơ sở kết quả điều tra, tìm hiểu thêm trong thức tế, chúng tôi nhận thấy các hoạt động được cả hai khối đánh giá, nhận xét cao như hoạt động đánh giá xếp điểm rèn
luyện học kì, cả năm; hoạt động đoàn thể; hoạt động tự quản và sinh hoạt tuần lễ công dân đầu năm là tương đối chính xác.
Hiện nay, thực hiện Quy chế đánh giá rèn luyện do Bộ GD&ĐT ban hành, nhà trường đã tiến hành thực hiện rất nghiêm túc, cuối từng học kỳ, cả năm, mỗi HSSV trên cơ sở những nội dung đã được qui định trong Qui chế, tự đánh giá, xếp loại lại qúa trình rèn luyện của bản thân, sau đó trình tự các bước được tiến hành theo qui định. Điểm rèn luyện của HSSV được tính vào điểm trung bình chung mở rộng, được nhà trường xem xét cấp học bổng, khen thưởng, kỷ luật, xét tốt nghiệp cuối khóa. Do qui trình đánh giá dân chủ, khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, rèn luyên của HSSV nên việc đánh giá, xếp loại rèn luyện có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành NSVH của HSSV.
Nói đến hoạt động đoàn thể trong nhà trường, là nói đến tổ chức Đoàn thanh niên, với những hoạt động vô cùng phong phú, hấp dẫn, thiết thực đã giúp cho HSSV có được những nhận thức sâu sắt về các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, văn hóa, xã hội trong đời sống hiện thực. Thông qua các hoạt động như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lich sử dân tộc, thành tựu của đất nước qua 20 năm đổi mới, lịch sử Đảng, Đoàn, tìm hiểu về Bác Hồ...các HSSV có điều kiện nâng cao nhận thức, bày tỏ được tình cảm, thái độ trước những vấn đề đang được xã hội quan tâm, qua đó có điều kiện thể hiện hành động cụ thể, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Ngoài những cuộc thi tìm hiểu, Đoàn còn có những hoạt động thiết thực như thăm hỏi, tặng quà cho những gia đình chính sách, quyên góp gây quĩ giúp đỡ người nghèo; giao lưu kết nghĩa với xã miền núi, với các đơn vị bộ đội; hiến máu nhân đạo; tổ chức Đội sinh viên tình nguyện; sinh viên mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi...Các hoạt động trên đã giúp cho HSSV có điều kiện học tập và rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, từng bước hình thành nên lối sống,
nếp sống có văn hóa như đạo lý "uống nước nhớ nguồn"; tinh thần đồng đội; cộng đồng trách nhiệm. Có thể nói, Đoàn, Hội thanh niên nhà trường là trường học giáo dục XHCN, là môi trường để HSSV thực hành dân chủ, công bằng xã hội, thực hiện các hoạt động nhân đạo, thực hiện nếp sống văn hóa, từng bước tự khẳng định nhân cách của mình. Cho nên, hoạt động đoàn thể trong nhà trường luôn có sự tác động to lớn đến NSVH đối với HSSV.
Sinh hoạt tuần lễ công dân đầu năm, cũng được xem là một hoạt động có tác động tích cực đến NSVH của HSSV, bởi mục đích của hoạt động này là để nhà trường tổ chức cho HSSV có điều kiện học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; các Qui chế về công tác HSSV, Qui chế đào tạo; hệ thống các luật định có liên quan thiết thực đến con người nói chung đến HSSV nói riêng. Kết thúc tuần sinh hoạt, mỗi HSSV phải trình bày nhận thức của mình qua bài viết thu hoạch nộp lại cho Ban tổ chức lớp học, đây cũng là cơ sở để đánh giá, xếp loại rèn luyện HSSV vào cuối kì. Với cách làm đó, tuần lễ sinh hoạt công dân đầu năm luôn có sự tác động tích cực đến việc xây dựng nếp sống văn hóa cho HSSV nhà trường, việc làm này luôn được CC-VC và HSSV đánh giá cao.
Hoạt động tự quản của HSSV cũng được đánh giá cao, điều đó được thể hiện thông qua dư luận tập thể của lớp, của nhóm, những cá nhân tích cực được biểu dương, là tấm gương để HSSV trong trường, lớp, nhóm (tổ) noi theo. Ngược lại, với những HSSV biểu hiện tiêu cực, có nếp sống thiếu văn hóa, không phù hợp đời sống HSSV, sẽ bị dư luận trong HSSV phê phán, đấu tranh, điều đó tác động đến mỗi cá nhân và giúp cho mỗi cá nhân từng bước tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp theo xu hướng tiến bộ. Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo của Đoàn thanh niên, HSSV đã có những hoạt động tự quản thiết thực như thành lập Đội HSSV tình nguyện, tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân
đạo, nội dung của các hoạt động trên đã giúp cho HSSV thể hiện được những hành động có ý nghĩa xã hội, có giá trị về mặt đạo đức, nhân văn.
Bên cạnh những hoạt động quản lý có tác động tích cực đến NSVH của HSSV, thì qua kết quả thăm dò vẫn còn một số hoạt động quản lý chưa tác động hoặc tác động rất ít đến NSVH của HSSV do chính chủ thể tự nhận xét, đánh giá, đó là các hoạt động như Mittinh, chào cờ, sinh hoạt lớp, giao ban định kỳ...Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết các hoạt động trên xét về mặt mục đích, ý nghĩa thì vô cùng quan trọng, nhưng quá trình tổ chức lại không đạt được kết quả như mong muốn. Đi sâu nghiên cứu chúng tôi nắm bắt được một số nguyên nhân cụ thể cho từng hoạt động sau:
Đối với việc tổ chức mittinh trong các ngày lễ trọng đại, luôn được nhà trường quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện chu đáo, nhưng cách tổ chức không mới, có phần nặng nề, số lượng HSSV tham dự quá đông, điều kiện CSVC, trang thiết bị có mức độ, chưa đáp ứng yêu cầu...Do đó, các buổi mittinh thường rất mất trật tự, người dự lễ thiếu sự tập trung, ồn ào, vượt quá sức quản lý của CC-VC trong nhà trường.
Hoạt động sinh hoạt lớp hằng tuần, chưa được nhà trường qui định cụ thể, cho nên việc tổ chức sinh hoạt của các lớp diễn ra hết sức tùy tiện, thông thường khi có vấn đề quan trọng, GVCN mới tranh thủ một ít thời gian trong giờ giảng của mình để tổ chức sinh hoạt lớp. Vì vậy, hoạt động sinh hoạt lớp chẳng những không có tác động tốt mà tác động ngược lại đối với quá trính xây dựng NSVH của HSSV. Với sinh hoạt giao ban định kỳ công tác HSSV, cũng chưa thật sự đi vào nề nếp, hình thức nội dung họp đơn điệu chưa có tác dụng giáo dục đối với HSSV. Đối với hoạt động chào cờ hằng tháng, được lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng chủ trương này mới được triển khai trong năm học vừa qua, nên tâm lý chung HSSV chưa thật sự chú trọng, hơn nữa thời gian chào cờ chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút, thì
không thể nào có tác động đến yêu cầu về mặt giáo dục NSVH cho HSSV. Thực tế đó phản ánh khá chính xác với kết quả điều tra tự HSSV và CC-VC nhà trường.
Nhìn chung, nhiều hoạt động quản lý của nhà trường đã có những tác động hiệu quả, thiết thực đối với NSVH cuả HSSV, giúp cho quá trình đào tạo của nhà trường tiến gần hơn với mục tiêu đào tạo. Qua các hoạt động đó, HSSV từng bước nâng cao được nhận thức về những giá trị làm người, sống có tình, có nghĩa, biết thể hiện được ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội. Tuy nhiên, qua thực tế vẫn còn những hoạt động quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có sự tác động tích cực đến việc hình thành NSVH cho HSSV, qua tìm hiểu và phân tích chúng ta nhận thấy có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu chính là sự chủ quan của các chủ thể quản lý, bởi lẽ có nhiều hoạt động lặp đi, lặp lại nhiều lần, đã được phân tích kỹ, biết rõ nguyên nhân, nhưng không có những biện pháp để chấn chỉnh kịp thời, dẫn đến hệ quả không mong muốn.
2.3.3. Các nội dung, biện pháp quản lý NSVH của HSSV
Để thực hiện tốt công tác quản lý NSVH của HSSV, đòi hỏi phải có nhiều yếu tố cơ bản, trong đó việc xây dựng nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện là việc làm hết sức rất cần thiết, mà nếu thiếu nó sẽ không bao giờ đạt được hiệu quả. Cơ sở để xây dựng các nội dung, biện pháp quản lý HSSV xây dựng NSVH là hệ thống các văn bản pháp lý, cụ thể các Qui chế liên quan đến hoạt động của HSSV trong nhà trường và ngoài xã hội. Trên cơ sở đó, vận dụng vào thực tiễn, trường Đại học Quảng Nam đã có những nội dung, biện pháp quản lý cụ thể, thiết thực nhằm xây dựng NSVH của HSSV.
Tìm hiểu về thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu thăm dò trong lực lượng HSSV và CC-VC với những nội dung theo bảng thống kê sau:
STT Nội dung, biện pháp Khối HSSV CC- VC Năm I Năm II Năm III TB chung TB chung 01 Phổ biến các văn bản liên quan
đến công tác HS-SV
K K K K+ K+
02 Cập nhật thông tin trên hệ thống bảng tin nhà trường
K K K K+ K
03 Chuẩn bị điều kiện CSVC K K TB K K
04 Tổ chức các hoạt động tự quản K K TB K TB
05 Công tác phối hợp quản lý TB TB TB TB TB
06 Kiểm tra thực hiện Nội qui, Qui chế
K K TB K+ K
07 Tiếp nhận và xử lý thông tin góp ý của HSSV
K K TB K TB
08 Thực hiện chế độ khen thưởng và kỷ luật
K TB TB TB TB
09 Xây dựng mối liên hệ với gia đình PHHS
TB TB TB TB TB
Bảng 2. 9: Hiệu quả của các nội dung, biện pháp quản lý NSVH
Qua kết quả tổng hợp, chúng tôi nhận thấy sự nhận xét, đánh giá của hai khối HSSV và CC-VC về các nội dung trong bảng thống kê có sự thống nhất khá cao. Cụ thể ở một số nội dung, biện pháp cả hai khối cùng đánh giá mức độ khá gồm có: Phổ biến cập nhật các thông tin trên hệ thống bảng tin; phổ biến đầy đủ các văn bản liên quan đến công tác HSSV vào đợt sinh hoạt tuần lễ công dân; chuẩn bị các điều kiện CSVC phục vụ; thực hiện công tác kiểm tra. Cùng đánh giá ở mức độ TB có: Công tác phối hợp; chế độ khen thưởng, kỷ luật; xây dựng mối liên hệ với gia đình. Ngoài ra, cũng có sự không đồng nhất trong đánh giá của hai khối ở một số nội dung, đó là tiếp nhận và xử lý thông tin góp ý của HSSV, khối HSSV đánh giá mức độ khá, khối CC-
VC đánh giá mức độ TB; tổ chức các hoạt động tự quản, khối HSSV đánh giá mức độ khá, khối CC-VC đánh giá mức độ TB.
Sau khi có kết quả điều tra, chúng tôi đi sâu tìm hiểu, phân tích và có một số nhận định như sau: đánh giá mức độ hiệu quả theo bảng thống kê trên là có cơ sở, độ chính xác khá cao, cụ thể có sự đồng nhất khá lớn của hai khối tham gia. Trong từng nội dung cụ thể, chúng tôi nhận thấy nội dung phổ biến, cập nhật các thông tin quản lý HSSV thực hiện thật sự có hiệu quả, thông qua tuần lễ công dân đầu năm, nhà trường đã cho phổ biến đầy đủ các văn bản liên quan đến hoạt động học tập, sinh hoạt, chế độ chính sách...của HSSV. Điều đó giúp cho HSSV nhận thức và thể hiện được trách nhiệm, quyền lợi của mình trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường. Với việc xây dựng lắp đặt đầy đủ hệ thống bảng tin trong nhà trường, cũng giúp cho các bộ phận quản lý phổ biến, truyền đạt kịp thời những thông tin có tính thời sự cao để HSSV nắm bắt và thực hiện. Có thể khẳng nội dung, biện pháp này đã góp phần mang lại hiệu quả cao trong quản lý NSVH cho HSSV. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn, các cấp quản lý cần phải cải tiến công tác tuyên truyền trên lớp, nội dung nên cô đọng và súc tích hơn; bổ sung việc tuyên truyền tờ rơi, cẩm nang bỏ túi; lắp đạt hệ thống bảng tin hợp lý, khoa học để HSSV dễ tiếp nhận thông tin.
Vấn đề chuẩn bị các điều kiện CSVC, phương tiện phục vụ, được đánh giá cao, bởi trong thực tế trường Đại học Quảng Nam được các cấp lãnh đạo địa phương và trung ương rất quan tâm đầu tư, nhiều hạng mục công trình đã và đang xây dựng với lối kiến trúc hiện đại, phù hợp với nhu cầu sử dụng như các khu phòng học, giảng đường, thư viện, khu ký túc xá cao tầng, thoáng mát, có đầy đủ phương tiện hiện đại để HSSV có thể khai thác phục vụ việc nghiên cứu, học tập, cũng như sinh hoạt...Ngoài ra, nhà trường cũng đã xây dựng được một số hạng mục công trình như nhà Đa năng, bể bơi, sân vận
động...nhằm phục vụ công tác giảng dạy, học tập và để HS-SV có điều kiện thường xuyên rèn luyện thể chất. Các công trình khác như hệ thống đèn chiếu sáng, công trình vệ sinh luôn được được đầu tư sửa chữa nâng cấp kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của HSSV.
Công tác kiểm tra HSSV thực hiện nếp sống văn hóa, được tổ chức có hệ thống, trên cơ sở được lãnh đạo nhà trường phân công, các đơn vị phòng, khoa, trung tâm có liên quan đều có chương trình, kế hoạch tổ chức kiểm tra theo chức của mình, nội dung kiểm tra tập trung vào việc HSSV chấp hành thực hiện các nội qui, qui chế do các cấp quản lý đề ra. Ví dụ: Phòng Đào tạo&công tác HSSV thì kiểm tra HSSV thực hiện Qui chế đào tạo, Qui chế công tác HSSV ngoại trú, TT-HTSV thì kiểm tra việc HSSV thực hiện Qui chế công tác HSSV nội trú, các nội qui, qui định riêng do nhà trường ban hành. Kết quả kiểm tra là cơ sở để đánh giá, xếp loại rèn luyện HSSV vào cuối kỳ, cuối năm, nếu mức độ vi phạm lớn sẽ bị xử lý theo qui chế hiện