Kế hoạch hóa các hoạt động quản lý NSVH của HSSV

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 81 - 83)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.2.Kế hoạch hóa các hoạt động quản lý NSVH của HSSV

Kế hoạch hóa là một trong những chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý, nhằm xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, các bước đi cụ thể trong một thời gian nhất định của toàn bộ hệ thống quản lý. Kế hoạch hóa bao gồm toàn bộ quá trình từ xác định mục tiêu, các phương pháp,

phương tiện để đạt mục tiêu đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu. Kế hoạch hóa đối với quá trình quản lý vừa là nội dung, vừa là biện pháp để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, do đó đối với các cấp quản lý giáo dục nói chung, quản lý NSVH cho HSSV tại các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay nói riêng, cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học. Đối với nhà trường, vấn đề xây dựng kế hoạch hóa công tác quản lý NSVH cho HSSV phải dựa trên cơ sở những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo hằng năm; phải căn cứ vào thực trạng tình hình NSVH của thanh thiếu niên tại địa phương, của HSSV nhà trường để xây dựng cho phù hợp. Kế hoạch phải được xác định là phần quan trọng trong phương hướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường, được thảo luận kỹ, sâu trong Hội nghị CB-VC đầu năm, được các đơn vị chức năng, các tổ chức đoàn thể, và toàn thể CB-VC đồng thuận trong việc triển khai tổ chức thực hiện. Kế hoạch của nhà trường về công tác quản lý NSVH của HSSV phải được coi là kế hoạch có tính tổng thể, toàn diện, nên từ nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện phải rõ ràng, cụ thể để các đơn vị chức năng lấy đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch của đơn vị mình. Nội dung kế hoạch của nhà trường phải thể hiện được mục tiêu, yêu cầu chung của xã hội về việc học tập, rèn luyện hình thành nhân cách đối với HSSV trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, kế hoạch đề ra phải phù hợp với thực tế của đơn vị, đảm bảo tính khả thi, thì mới mang lại hiệu quả đích thực.

Đối với các đơn vị trực thuộc được phân công tham gia quản lý NSVH của HSSV, trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, cần nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn tình hình để xây dựng kế hoạch phù hợp, đảm bảo tính khả thi. Kế hoạch quản lý của các đơn vị chức năng thông thường bao gồm nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực và luôn diễn ra một cách thường xuyên trong từng học kỳ, từng năm học, do

đó đòi hỏi kế hoạch phải chi tiết, thể hiện được đầy đủ các yếu tố như: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, địa điểm, kinh phí và các biện pháp tổ chức thực hiện. Kế hoạch cần được xây dựng và triển khai sớm vào đầu các học kỳ, năm học, để các đối tượng tham gia được biết, có sự chuẩn bị tốt trước khi triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nếp sống văn hoá của học sinh sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 81 - 83)