Về khái niệm văn hoá

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm địa danh nga sơn (tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 93 - 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1Về khái niệm văn hoá

Ngay từ buổi bình minh xã hội loài ngời, con ngời đã sản sinh ra ngôn ngữ, lịch sử, đồng thời cũng sáng tạo ra văn hoá. Do vậy, văn hoá có một bề dày lịch sử lâu đời, gắn bó chặt chẽ với mỗi cá nhân cũng nh cộng đồng. Tuy vậy, trả lời câu hỏi: văn hoá là gì?, hẳn chúng ta sẽ nhận đợc những lời giải đáp không hoàn toàn thống nhất. “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, đã giải thích: “Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”{60}. Theo quan điểm đã chấp nhận thu hẹp ngoại diên để mở rộng nội hàm, GS Phạm Đức Dơng cho rằng: “Văn hoá là tất cả những gì do con ngời sáng tạo ra (khu biệt với cái tự nhiên) trong qua trình ứng xử với tự nhiên và xã hội”. Với cái nhìn thao tác luận, GS Phan Ngọc đa ra cách hiểu: “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tợng trong óc một cá nhân hay một tộc ngời với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay bộ tộc này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tợng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc ngời khác các kiểu lạ chọn của các cá nhân hay tộc ngời khác”{56}. Còn Trần Ngọc Thêm thì đa ra định nghĩa: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngời sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tơng tác giữa con ngời với môi trờng tự nhiên và xã hội của mình {76}”

Xung quanh khái niệm này có rất nhiều ý kiến, bởi lẽ “vì dân tộc nào cũng có văn hoá và bất kỳ cái gì ta hình dung cũng có mặt văn hoá, dù đó là cây cối, khí trời đến phong tục, cách tổ chức xã hội, các hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần, các sản phẩm của các hoạt động ấy”{56}

Tuy đôi chỗ có sự khác biệt, nhng nhìn chung, các nhà nghiên cứu cũng gặp nhau ở một điểm: Xem văn hoá ở hai mặt vật chất - tinh thần; văn hoá là sản phẩm do con ngời sáng tạo ra, đối lập hoàn toàn với những gì thiên nhiên cung cấp; và khi nói tới văn hoá, đó phải là nhân tố có tác dụng tích cực đối với con ngời. Đây cũng chính là cách hiểu mà chúng tôi hớng tới.

Từ cách hiểu trên, có những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu địa danh Nga Sơn. Đó là phong tục, tập quán, tín ngỡng, tôn giáo, lễ hội,...thuộc di sản văn hoá phi vật thể, và đó còn là những di sản văn hoá vật thể nh: chùa, đền thờ, nhà văn hoá,..Đây chính là điểm mới mẻ, khác biệt khi nghiên cứu địa danh dới góc độ ngôn ngữ- văn hoá so với cách tiếp cận thuần tuý về địa lý hay lịch sử.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm địa danh nga sơn (tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 93 - 94)