Thành tố B

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm địa danh nga sơn (tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 62 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4Thành tố B

Thành Tố B( tên riêng) là thành phần chính trong phức thể địa danh, có chức năng cá thể và khu biệt đối tợng. Trong địa danh Tiếng Việt, tên riêng bao giờ cúng đứng sau danh từ chỉ loại hình (Thành tố A) và đợc viết bằng chữ hoa hay theo quy ớc chung.

Ví du: Tiểu khu Hng Long (thị trấn Nga Sơn), Động Bích Đào (N.Thiện), Chùa Tiên (N.An), Động Lục Vân (N.Điền),…

Số lợng tên riêng (Thành tố B) trong địa danh Nga Sơn rất đa dạng và phong phú có ít nhất là 1 âm tiết và có nhiều nhất là 7 âm tiết. Trong tổng số 5493 địa danh , phổ biến nhất là loại 2 âm tiết, tiếp theo là 1 âm tiết và 3 âm tiết, loại có từ 4 âm tiết trở lên lên giảm dần. Thành tố riêng trong phức thể địa danh chỉ các đối tợng địa lý tự nhiên hầu hết chỉ có 1, 2 âm tiết không có thành tố riêng nào thuộc loại này có từ 5 âm tiết trở lên, loại 3,4 âm tiết cũng không nhiều lắm. Đối với thành tố riêng chỉ đối tợng địa lý không tự nhiên, loại có 1 âm tiết chiếm tỷ lệ thấp, có 2 âm tiết chiếm tỷ lệ cao hơn. Đa phần các thành tố riềng có 5 âm tiết trở lên đều rơi vào loại hình phức thể địa danh này(chủ yếu là các địa danh văn hoá).

Loại 1 âm tiết chiếm (21.2%) chủ yếu là từ Thuần Việt chỉ đối tợng địa lý tự nhiên, nhiều nhất là các xứ đồng, tiếp đó là các công trình xây dựng cầu, chợ, đ- ờng, giếng, và tên nôm làng, xóm,…

Ví dụ: chợ Hoàng (N.Văn), chùa Tiên (N.Thiện), giếng Lỗng (N.Trờng), ao Kim (N.Yên),…

Tên riêng 1 âm tiết nguồn gốc Hán Việt có ít hơn và thờng đã Việt hoá trở nên thông dụng và quen thuộc. Ví dụ: chùa Nhị (N.Hng), núi Hồ(N.Phú), lạch Trờng(N.Tiến),..

Tên xứ đồng Hán Việt 1 âm tiết xuất hiện rất ít. Ví dụ: đồng Binh (N.Điền), đồng Dợc (N.Nhân), đồng Đông (N.Giáp), đồng Hồ (N.Thạch),…

Phổ biến nhất là thành tố B có 2 âm tiết chiếm 66.8 %, chủ yếu là từ thuần Việt chỉ đối tợng địa lý tự nhiên (nhiều nhất là các xứ đồng), từ Hán Việt chỉ nơi c trú hành chính (tên riêng làng xã, thôn), ngoài ra cũng xuất hiện đông đảo ở những loại hình địa danh khác.

Ví dụ: đồng Đầm Năn (N.Hng), bái Gốc Gạo (B. Đình), làng Thiết Giáp (N.Giáp), tiểu khu Hng Long (Thị trấn), thôn Ngũ Kiên (N.Thiện)..,

Trờng hợp B có 3, 4, 5 âm tiết trở lên chiếm 12 % phân bố rải rác trong các loại hình chỉ đối tợng địa danh, nhng nổi trội vẫn là địa danh chỉ xứ đồng và địa danh chỉ các công rrình văn hoá xã hội,..

- Loại 3 âm tiết: đồng Ao Đông Nổ (N.Hải), đồng Bái Lăng Cao (N.Thạch), đồng Bãi Cửa Hoằng (N.Thành), cồn Đồng Choi Mật (N.Trung), cồn Đồng Th- ờng Ban (N.Trung), Cầu Báo Văn (N.Lĩnh), cống Công Nơng Thề (N.Thành), cống Cửa Đình Chi (N.Lĩnh), .…

Ngoài ra loại 3 âm tiết còn có các trờng hợp sau:

Địa danh mang tên ngời: Đền thờ Trần Hng Đạo (N.Thuỷ), hang Từ Thức (N.Thiện), nghè Tớng Trịnh Minh (N.Thiện),…

Có thêm yếu tố hạn định chỉ đặc điểm, tính chất mang tính khu biệt: Làng Hoàng Tiến 1 (N.Văn), đền thờ Triệu Việt Vơng (N.Thanh), đồng Cổ Ngựa Cao (N.Thắng), đồng Cổ Ngựa Thấp (N.Thắng), bái Cồn Gạo 1 (N.Thành), bái Cồn Gạo 2 (N.Thành), ..…

- Loai 4 âm tiết: đồng Ao Hói Đồng Mẫu (N.Thạch), đồng Bắc Vân Trẹ Hói (N.Thành), đền thờ áp Lãng Chân Nhân(N. Thiện), đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa (N.Thạch), .…

- Loại có từ 5 - 7 âm tiết trong phức tể địa danh ở Nga Sơn thờng là tên các đền, nhà thờ các vị thần với chức vụ và tên khác nhau, còn tên các địa danh khác thì rất hiếm: đồng Cửa Nhà Văn Hoá Xóm (N.Thành), đền thờ Nguyệt Nga Hoàng Phi Tần (N.Bạch), đền thờ Đại Tớng Quốc Trịnh Minh (N.Thiện), đền thờ Nữ Tớng Lê Thị Hoa (N. Thiện),…

Các tên riêng có nhiều âm tiết chủ yếu là tên chính thức, còn tên riêng do dân gian đặt thờng là 1 hoặc 2 âm tiết.

* Về cấu tạo: - Tên riêng có cấu tạo đơn (gồm cả từ thuần Việt lẫn vay mợn, và từ đơn tiết hoặc từ đơn đa tiết).

- Tên riêng có cấu tạo đơn chủ yếu là từ đơn tiết và đợc cấu tạo từ nhiều loại từ khác nhau:

Danh từ: đồi Rùa (N.Điền), cửa sông Hoạt (N.Trờng), cồn Chùa (N.Lĩnh)…

Động từ: bãi Lốc(N.Vịnh), bái Xẻ (N.Vịnh), đồng Lở (N.An)…

Tính Từ: đồng Chua (N.Trờng), bái Cao (N.Nhân), bãi Con (N. Vịnh), chùa Già (N.Tr ờng) ..…

Số Từ: Xóm 1, xóm 2, xóm 3, xóm 4, thôi 1, thôi 2, thôn 3, đờng 10, đờng 13, đờng 509 ..…

Đặc biệt, tên riêng đơn tiết trong địa danh Nga Sơn có nhiều đơn vị từ khó xác định từ loại, bởi cha xác định đợc nguồn gốc ý nghĩa. Ví dụ: Ngơn (N,Hải), cồn Hợc (N.Vịnh), đồng Chuôn (N.Lĩnh), đồng Nguôn ( N. Phú), đồng Nhĩnh (N.Điền)..…

Chính điều này cho phép ta khẳng đinh rằng một số địa danh ở Nga Sơn có nguồn gốc từ xa xa và tiềm ẩn bao điều lý thú trên phơng diện văn hoá - ngôn ngữ,..

- Tên riêng có cấu tạo phức: Gồm 2 thành tố có nghĩa trở lên và có cấu tạo phức. Trong hệ thống địa danh ở Nga Sơn, tên riêng có cấu tạo phức chiếm78.8 %(trong đó tên riêng hai yếu tố là chủ yếu, chiếm tới 68.2 %). Tên riêng có cấu tạo phức trong địa danh Nga Sơn đợc kết cấu theo kiểu quan hệ ngữ pháp khác nhau:

+ Kết cấu theo quan hệ chính phụ; + Kết cấu theo quan hệ đảng lập;

+ Kết cấu theo quan hệ chủ vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có thể thấy rõ hơn đặc điểm của các loại quan hệ ngữ pháp này trong cấu tạo địa danh ở Nga Sơn, chúng ta tìm hiểu chúng qua phân tích và thống kê số liệu cụ thể.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm địa danh nga sơn (tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 62 - 65)