Phơng thức tự tạo

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm địa danh nga sơn (tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 70 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1Phơng thức tự tạo

Phơng thức tự tạo là phơng thức cơ bản nhất để tạo ra địa danh. Phơng thức này vừa mang tính chất truyền thống vừa mang tính phổ biến, không chỉ cho từng vùng phơng ngữ mà cho nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Thanh Tâm {63} chỉ quan tâm đến phơng thức này mà thôi. Trong phơng thức tự tạo, có thể có rất nhiều cách thức đặt địa danh tuỳ thuộc vào đặt điểm của địa bàn. Điều này có thể thấy qua tên gọi phố phờng Hà Nội khi bắt đầu trở thành một trung tâm thơng mại sầm uất. 36 phố phờng của thành phố chủ yếu đợc đặt theo đặc điểm của sự phân chia khu vực buôn bán: phố Hàng Mã , Hàng Than, Hàng Thau, Hàng Điếu, Thuốc Bắc, Hàng Da,... Các địa danh Nam Bộ lại chủ yếu lấy điểm xuất phát là các con sông, con rạch, các vùng đất nổi ( đặc điểm của địa hình) để đặt tên. Sau đó, các đối tợng là địa lý c trú và đặc biiệt là tên các công trình xây dựng đều đ- ợc đặt theo phơng thức chuyển hoá trên cơ sở đối tợng đợc đặt theo đặc điểm địa hình nh trên .Ví dụ: rạch Thị Nghè - > chợ rạch Thị Nghè, gò Vấp -> quận Gò Vấp.. trong lúc đó các địa danh vùng biển và đồng bằng ven biển lại chủ yếu

lấy những nét cơ bản về đặc trng địa lý vùng này để đặt tên cho các đối tợng. Và vì vậy, các địa danh ở Hải Phòng {80} của Nguyễn Kiên Trờng đầy hơng vị và sắc thái biển, chẳng hạn: thành phố Hải Phòng, cầu Ngự, phố Cát Bụi, lạch ác, hòn Béo, hòn Tùng, hòn Dấu...

Qua khảo sát địa danh Nga Sơn, phơng thức tự tạo chiếm 1443/5493 đơn vị (26.3%) và đợc đặt tên gồm một số cách sau đây:

a. Đặt địa danh dựa vào hình dáng , kích thớc của đối tợng: chiếm

115/ 1443 (7.96%). Ví dụ: đồng Cánh Phợng (N.Thạch), bãi Hông Trâu (N.An), cồn Đờng Vòng (N.Lĩnh), dãy núi Răng Ca (N.Giáp), đồi Ba Trái (N.Thiện), đồi Rùa (N.Điền), đồng Cổ Ngỗng (N.Thiện), đồng Cổ Ngựa (N.Hải), núi Mõm Cóc (N.An)....

b. Đặt địa danh dựa vào màu sắc của đối tợng: Chiếm 104/1443 (7.2%).

Ví dụ: núi Thông Vàng (N.Lĩnh), bãi Trắng (N.Thiện), cầu Gò Vàng (N.Tr- ờng) ...

c. Đặt địa danh dựa vào vật liệu xây dựng công trình: chiếm 107/1443

(7.42%).Ví dụ: Cống Đá (N.Trờng), cống Sắt (N.Thạch), cống Xây (N.Giáp), ... d. Đặt địa danh dựa vào vị trí của đối tợng: chiếm 142/1443 (9.84%)

ý nghĩa hiển nhiên của nhóm địa danh này là phản ánh sự định hớng trong không gian của cộng đồng về một đối tợng địa lý, cụ thể đặt trong sự so sánh với các đối tợng khác trong địa bàn đặt bên cạnh mà tiêu điểm dùng làm mốc thờng là núi, sông, đồi, bãi....Ví dụ: cửa sông Ngang Nam Bắc (N.Liên), đồng Đông Đình (N.Trung), đồng Đông Ao (N.Hng), chợ Trung Tâm (N.Thuỷ), bãi Ngoài Đê (N.Nhân), bãi Ven Sông (N.Trờng), ...

đ. Đặt địa danh dựa vào tên các loài cầm thú tiêu biểu: 138/1443 (9.56%). Ví dụ: Cồn Ngựa (N.Lĩnh), bãi Cồn Voi (N. Phú), đồi Rùa (N.Điền), hang Mắt Voi (N.Giáp), hòn Núi Trâu (N.An), mõm Gà (N.Mỹ), núi Đầu Con Lợn (N.An), .…

e. Đặt địa danh dựa vào tên các loại cây cối tiêu biểu: 152/1443 (10.5%). Qua ý nghĩa địa danh kiểu này giúp chúng ta phần nào hình dung đợc cảnh quan, đặc điểm về quần xã thực vật, sinh thái.. ..trên địa bàn huyện. Ví dụ: bái Gốc Gạo (B. Đình), đồng Cây Quýt (N.Mỹ), đồng Cây Sung (N.Điền), đồng Cây Vừng (N.Thắng), đồng Cây Vải (N.Văn) .…

g. Đặt địa danh dựa vào sở nguyện : 184/1443 (12.8%). Ví dụ: làng Mỹ Thịnh (N.Thiện), làng Hoàng Long (N.Thuỷ), Làng Yên Lộc (N.Yên), thôn Chính Đại (N.Điền)…

h. Đặt địa danh dựa vào số điếm, chữ cái: 68/1443 (4.8%). Ví dụ: Xóm 2, thôn 1, Kênh 19, đờng 10B …

i. Đặt địa danh gọi theo sự kiện, biến cố lịch sử: 150/1443(10.4%). Ví dụ: Tiểu khu Ba Đình (thị trấn), làng Đô Lơng (N.Thuỷ), làng Tây Sơn (N.Hải)

k. Đặt địa danh dựa vào tín ngỡng tôn giáo: 97/1443 ( 6.72%). Ví dụ: Chợ Bạch Câu ( N.Bạch), nhà xứ Tân Hải, Chính Nghĩa ( N.Phú), nhà thờ Thiên chúa giáo ( N.Điền)…

l. Đặt địa danh gắn với tên nhân vật, sự kiện, lịch sử, truyền thuyết ở địa bàn: chiếm 186/1443 (12.8%). Ví dụ: Động Từ thức(N.Thiện), núi Lã Vọng

(N.Thiện), núi Mai An Tiêm (N.Phú), Chùa Kim Quy (N.Yên), đền thờ Trần H- ng Đạo (N.Điền), sông Nhà Hồ (N.Yên), chợ Hồ Vơng (N.Hải) . …

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm địa danh nga sơn (tỉnh thanh hóa) luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 70 - 72)