Đặc điểm địa lý, dân cư, dân số, phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 32)

- Vai trò của giáo viên trong hoạt động dạy học và nuôi dưỡng Chính sách chế độ cho giáo viên

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GVMN HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA

2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, dân số, phát triển kinh tế xã hộ

Vĩnh Lộc là huyện trung du miền núi phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá 45 Km về phía Tây- Bắc theo quốc lộ 45, cách thị xã Bỉm Sơn 40 km về phía Tây theo quốc lộ 217; phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía nam giáp huyện Yên Định, đông giáp huyện Hà Trung, phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ.

Vĩnh Lộc có nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua. Vĩnh Lộc còn có các đường tỉnh lộ và đường giao thông liên xã, liên thôn nay đã được mở rộng, nâng cấp, bê tông hoá 100% thuận tiện cho giao lưu hàng hoá và đi lại.

Huyện Vĩnh Lộc là nơi hợp lưu của 2 con sông Mã và sông Bưởi. Trước đây về mùa mưa lũ, nước từ thượng nguồn đổ về, huyện Vĩnh Lộc khi đó trở thành "ốc đảo" giữa trời nước mênh mông, toàn bộ các tuyến giao thông với các huyện lân cận bị cắt đứt; mưa lũ đổ về hàng năm thường gây lũ lụt, vỡ đê làm thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Trong những năm gần đây, trên các tuyến giao thông giữa huyện Vĩnh Lộc với các huyện lân cận đã được xây dựng hệ thống cầu kiên cố, phá thế ốc đảo, tạo thuận lợi cho sự phát triển về kinh tế - xã hội, cải thiện bộ mặt nông thôn; Giao thông đường thuỷ trên địa bàn huyện được duy trì và phát

triển trên cả 2 tuyến sông (Sông Bưởi và Sông Mã) tạo cho huyện có mạng lưới giao thông đường thuỷ và đường bộ khá hoàn chỉnh.

- Diện tích tự nhiên toàn huyện là 157,58 km2; - Dân số trung bình 88.200 người (năm 2009); - Mật độ dân số 559 người/km2;

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là: 0,8%;

- Thu nhập bình quân đầu người là 800 USD/ người/ năm

* Từ một huyện thuần nông trước kia, đến nay, huyện đã có cơ cấu kinh tế:

- Nông - lâm - ngư nghiệp: 42,1%; - Công nghiệp - xây dựng: 24,7; - Thương mại - dịch vụ: 33,2%;

Tuy nhiên, về cơ bản Vĩnh Lộc vẫn là huyện nông nghiệp, nằm xa các vùng kinh tế động lực, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nhiều tiềm năng chưa được phát huy, tỷ lệ hộ nghèo còn tới 21.15% (theo tiêu chí mới).

Những năm tới, cùng với việc xây dựng những cánh đồng có giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm; phấn đấu đạt trên 1300 ha cánh đồng lúa năng suất, chất lượng hiệu quả cao, cơ sở hạ tầng Vĩnh Lộc sẽ tập trung đầu tư vào phát triển du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt là nghiên cứu xây dựng công trình phân lũ, chặn lũ sông Mã và sông Bưởi.

Nông - lâm - thuỷ sản: Nông - lâm - thuỷ sản là ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Cơ cấu nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá và sản xuất hàng hoá.

Năm 2011, toàn huyện có toàn huyện có 78 trang trại đủ tiêu chí theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó 9 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, 30 trang trại chăn nuôi, 13 trang trại tổng hợp, 1 trang trại lâm nghiệp, 1 trang trại trồng cây lâu năm.

Công nghiệp - dịch vụ: Công nghiệp được phát triển chủ yếu dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ (nông sản, khoáng sản) và nguyên liệu nhập từ các huyện miền núi (lâm sản). Với tài nguyên đá phong phú, Vĩnh Lộc có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất đá. Toàn huyện hiện đã hình thành cụm công nghiệp khai thác và sản xuất đá. Tổng số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là: 96, trong đó có 50 doanh nghiệp và 46 cơ sở sản xuất kinh doanh, có 02 doanh nghiệp 2000 công nhân trở lên.

Tiềm năng khai thác du lịch: Là một huyện có diện tích không rộng, nhưng bù lại Vĩnh Lộc có nhiều di tích lịch sử văn hoá. Toàn huyện có 147 di tích lịch sử văn hoá được công nhận, trong đó có 14 di tích cấp Quốc gia; những dấu ấn lịch sử còn lại khá đậm nét với khu di tích Thành Nhà Hồ (đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá của nhân loại vào tháng 6/2011) và được đón nhận vào tháng 6/2012, phủ Trịnh và quần thể lăng miếu thờ họ Trịnh, đền thờ Trần Khát Chân, đền thờ nàng Bình Khương, đàn tế Nam Giao, chùa Tường Vân, chùa Du Anh, di chỉ Đa Bút,... Ðây là tiền đề, là thế mạnh để Vĩnh Lộc phát triển du lịch văn hoá lịch sử. Bên cạnh đó, những dãy núi, cùng dòng chảy của sông Bưởi và sông Mã đã tạo cho Vĩnh Lộc phong cảnh "sơn thuỷ hữu tình". Do đó, ngoài hệ thống hồ đập có thể khai thác để phát triển du lịch sinh thái, hệ thống hang động kéo dài, với những nhũ đá, suối nước là những địa điểm hết sức lý tưởng đối với khách du lịch trong và ngoài nước (động Tiên Sơn, động Kim Sơn, động Hồ Công, hồ Mang mang,...).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w