Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN của các cấp quản lý GD huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54 - 57)

- Vai trò của giáo viên trong hoạt động dạy học và nuôi dưỡng Chính sách chế độ cho giáo viên

H àng năm đội ngũ quản lý phải có nhiệm vụ rà soát giáo viên để gửi lên phòng GD&ĐT huyện, tỉnh để được bổ xung và điều chỉnh kịp thời theo định

2.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN của các cấp quản lý GD huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá

* Về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu học tập của người dân để nâng cao trình độ, nên vấn đề nâng chuẩn của giáo viên đã và đang tăng rất nhanh, một xã hội luôn có nhu cầu nâng cao bằng cấp và học vấn. Thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo của Bộ và Sở GD&ĐT, nên hàng năm phòng GD huyện Vĩnh Lộc, các trường Mầm non đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV, đồng thời đã thực hiện một số biện pháp để nâng chất lượng đội ngũ GV:

+ Tiến hành các lớp đào tạo để đạt chuẩn và nâng chuẩn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: cử đi học đào tạo chính quy, cử đi học tại chức, phối hợp để mở lớp tại chức và các lớp theo hình thức đào tạo từ xa. Hiện nay tính đến đầu năm 2011 đã có 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và 92% trên chuẩn.

+ Khuyến khích các hình thức hội giảng, thao giảng chuyên môn ở trong nhà trường, trong cụm, ngoài huyện và ngoài thành phố. Tổ chức tham gia làm và tập huấn sử dụng đồ dùng dạy học. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề cấp huyện, cấp cụm trường để giúp giáo viên dạy tốt khi truyền đạt các môn, các nhóm lớp và bài dạy.

+ Khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ đổi mới phương pháp và kiểm định hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên bằng hình thức là: Tổ chức thường xuyên theo định kỳ và đổi mới các hội thi giáo viên giỏi từ cấp Trường, Phòng, Sở.

+ Đẩy mạnh phong trào xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia trong những năm tới… phong trào rèn luyện nét chữ, sửa những học sinh có giọng nói ngọng trong GV Mầm non. Bồi dưỡng chu đáo cho giáo viên để thực hiện dạy chương trình sách giáo khoa mới đặc biệt là cho trẻ 6 tuổi chuẩn bị ra lớp 1.

+ Phải quy định bắt buộc giáo viên phải có sáng kiến được đánh giá là có giá trị mới được công nhận đạt các danh hiệu thi đua, phát động phong trào nghiên cứu khoa học, tổ chức thi sáng tạo kỷ thuật kỹ năng, làm đồ dùng phục vụ trong bài giảng.

+ Khuyến khích giáo viên tham khảo nhiều tài liệu đồng thời nhà trường, phòng, sở GD&ĐT phải tạo điều kiện về tài liệu cũng như kinh phí cho giáo viên viên phát huy được hiệu quả đề tài kinh nghiệm cũng như trong bài giảng. Xây dựng các tủ sách, giá sách cá nhân, xây dựng nhà ở nội trú cho GV, từng bước cải thiện đời sống cho GV. Cung ứng kịp thời đồ dùng dạy học và tích cực trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học cho các nhà trường Mầm non.

Với những cố gắng, sự kiên trì trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường các điều kiện dạy và học trong những năm qua đã giúp cho đội ngũ GVMN của huyện được nâng lên về tỉ lệ chuẩn và trên chuẩn, năng lực nghề nghiệp trong đó đặc biệt là kiến thức và kỹ năng sư phạm đã có những bước tiến bộ rõ góp phần quan trọng để nâng dần chất lượng giáo dục của bậc học.

* Về thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ

Giáo viên mầm non chủ yếu là lao động hợp đồng nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đến nay được sự quan tâm của các cấp, các ngành nên hầu hết các trường tư thục được chuyển sang trường công lập, giáo viên được biên chế, xếp lương giáo viên theo các ngạch, bậc, phụ cấp lương cho

giáo viên đứng lớp, thực hiện chế độ nâng bậc lương, thực hiện chuyển đổi theo lương mới, thực hiện các định mức lao động đối với giáo viên vì vậy mà đời sống của GV đã từng bước dần ổn định, yên tâm công tác. Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc đã tham mưu với các cấp ở địa phương ban hành một số chủ trương, chính sách của địa phương:

+ Với nhiều hình thức khen thưởng và thưởng thích đáng cho những giáo viên giỏi, giáo viên có thành tích trong giảng dạy, bồi dưỡng, có sáng kiến được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và chăm sóc trẻ: thưởng bằng ngân sách nhà nước, thưởng bằng quỹ khuyến học, thưởng bằng quỹ hội phụ huynh, nâng lương sớm.

+ Hàng năm tạo điều kiện cho giáo viên được đi nghỉ điều dưỡng, đi giao lưu học hỏi, tham quan du lịch vào các dịp nghĩ lễ, nghĩ hè.

Những chế độ, chính sách đã được ban hành tuy chưa nhiều nhưng bước đầu đã có tác động tích cực trong việc động viên, khích lệ giáo viên an tâm công tác, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và các hoạt động liên quan.

* Về thực hiện các chế định Nhà nước

Việc thực hiện các chế định của nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động quản lý từ sở, thành phố, huyện đến các cơ sở giáo dục, những biện pháp đã thực hiện trong năm qua gồm có:

+ Triển khai có hệ thống, chặt chẽ và tương đối toàn diện các quy định của nhà nước, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, thành phố về các mặt liên quan đến đội ngũ giáo viên của bậc học như: Quy hoạch đội ngũ CBQL, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, trả thưởng, trả công lao động ngoài giờ. Biên chế định mức lao động của giáo viên; công tác tuyển dụng, thuyên chuyển;

+ Việc thực hiện các chế định Nhà nước, biết hướng vào các mục đích xây dựng đội ngũ giáo viên, đã tạo ra được tác động nhiều chiều, góp phần

nâng cao “Kỷ cương”, “nề nếp” trong giảng dạy, công tác nhưng cũng khơi dậy cả “tình thương” và “trách nhiệm” của đội ngũ.

+ Đánh giá giáo viên hàng năm về phẩm chất chính trị, đạo đức năng lực chuyên môn…được thực hiện song song với các hoạt động tương ứng của các đoàn thể, các tổ chức chính trị trong nhà trường (rèn luyện, phân tích chất lượng Đảng viên, thực hiện các cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”).

Bên cạnh đó vẫn còn có một số khó khăn và những hạn chế mà chúng ta cần phải khắc phục:

Công tác phát triển đội ngũ nên thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn, vất vả vì chưa có giải pháp tổng thể, chưa có chiến lược và kinh phí lâu dài cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng học tập. Yêu cầu đổi mới giáo dục cao nhưng cơ sở thiết bị chậm được trang bị, đổi mới. Công tác bồi dưỡng còn rất hình thức, kinh phí còn hạn chế, chế độ khuyến khích GV đi học nâng cao trình độ là gần như chưa có, nên kết quả đạt được là thấp chế độ tiền lương trong những năm gần đây đã dần được cải thiện đưa đời sống của giáo viên ngày một nâng cao, tuy nhiên một số giáo viên thuộc những xã miền núi, hoặc ở xa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy chúng ta nhận thấy rằng đó cũng là điều cản trở rất lớn cho việc tạo ra động lực mạnh mẽ, cần thiết với yêu cầu của người cán bộ quản lý cũng như giáo viên đứng lớp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w