Thăm dò tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 92)

- Hội thi Giáo viên dinh dưỡng giỏi có 32 nhà giáo của 16/16 đơn vị trường mầm non tham dự Trong đó có 24/32 nhà giáo đạt danh hiệu Giáo

3.4. Thăm dò tính khả thi của các giải pháp

Để nhằm tăng tính khả thi của các giải pháp mà chúng tôi đưa ra vì thời gian hạn chế nên chúng tôi sẽ tiến hành áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học, thăm dò khảo sát bằng phương pháp chuyên gia (thăm dò bằng phiếu).

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp TT Giải pháp Tính khả thi (%) Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GVMN về các chủ trương, chính sách của Đảng, NN, các qui định của Bộ GD&ĐT về GD nói chung, GDMN nói riêng

59 41 0

2 Xây dựng quy chế nội bộ trường học 65 35 0

3 Nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng 68 32 0

4 Nâng cao chất lượng, hình thức bồi dưỡng

giáo viên mầm non 66 34 0

5 Bố trí phân công giáo giáo viên, luân

chuyển công tác 60 40 0

6 Tăng cường cơ sở vât chất cơ sở thiết bị

phụ trợ dạy học 52 44 4

Kết quả tổng hợp qua các phiếu hỏi cho thấy hầu hết các biện pháp có tính khả thi, và rất khả thi đạt tỉ lệ là rất cao:

- Không ngừng quy hoạch đội ngũ giáo viên MN (số lượng, định mức lao động, nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới).

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên MN.

- Tăng cường công tác thanh tra, đánh giá, xếp loại giáo viên; chế độ, chính sách, thi đua khen thưởng động viên kịp thời.

- Bằng nhiều hình thức huy động nguồn tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên các trường MN.

- Nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò, vị trí của đội ngũ GV và công tác xây dựng đội ngũ MN.

- Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan hữu quan

Tuy nhiên ở giải pháp thứ 6 thì có 4% số người được hỏi cho rằng không có tính khả thi:

Tính khả thi của các giải pháp đã được thực hiện bằng phiếu hỏi, thông qua thang đánh giá theo ba bậc: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết; rất khả thi, khả thi, không khả thi. Số người trả lời phiếu hỏi là 100 người, trong đó:

- Lãnh đạo chuyên viên Phòng GD & ĐT phụ trách cấp MN huyện gồm có: 4 người.

- Cán bộ quản lý các trường MN: 44 người - Giáo viên cốt cán MN: 51 người.

* Đối tượng được trưng cầu ý kiến có những đặc điểm như sau: - Trình độ đào tạo gồm:

+ Thạc sĩ: 0 + Đại học sư phạm: 82 + Cao đẳng sư phạm: 18 + Trung học sư phạm: 0 - Thâm niên công tác:

+ Thời gian công tác trung bình: 18 năm + Thâm niên lâu năm công tác nhất: 30 năm + Thâm niên tối thiểu: 12 năm

Đây thực sự là đội ngũ cán bộ quản lý và GV trực tiếp giảng dạy có nhiều năm gắn bó tâm huyết với nghề. Nên những đánh giá của họ và mức độ đạt được của GVMN trên mọi phương diện và ý kiến của họ về tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên MN đặt ra trong luận văn sẽ có tính thuyết phục và tham khảo là khá cao.

Kết luận chương 3

Dựa vào tình hình thực tế của giáo dục của địa phương (quản lý) đội ngũ giáo viên Mầm non huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá, đồng thời thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XXIV để góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Vĩnh Lộc. Chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN với mong muốn nâng cao chất lượng đội

ngũ GVMN huyện Vĩnh lộc nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục

Trong quá trình quản lý các nhà quản lý cần có hệ thống giải pháp tác động đồng bộ, cụ thể:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên MN.

- Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí của đội ngũ giáo viên là công tác xây dựng đội ngũ giáo viên.

- Quy hoạch đội ngũ đủ về số lượng, phù hợp với định mức lao động theo nội dung, chương trình và sách giáo khoa.

- Bố trí hợp lý, cân đối về cơ cấu đội ngũ giáo viên MN. - Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Thực hiện đầy đủ, công bằng chế độ chính sách đối với giáo viên các quy định về khen thưởng, kỷ luật, tôn vinh đối với giáo viên.

- Tăng cường hiệu lực các chế định của nhà nước đối với giáo viên.

Khi thực hiện đồng bộ các giải pháp từ huyện đến tận các cơ sở trường học. Đội ngũ giáo viên MN ngày càng đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Đồng thời đội ngũ ấy ngày càng được trang bị tốt về phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính tri; kiến thức, kỹ năng sư phạm. Điều đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường và đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục quốc dân ở giai đoạn hiện nay.

Vì vậy trong phạm vi của mỗi trường Mầm non, nếu như người hiệu trưởng vận dụng đồng bộ các giải pháp quản lý mà chúng tôi đã đưa ra một cách linh hoạt, sáng tạo với những hoàn cảnh cụ thể của mỗi trường thì túng tôi tin rằng nhất định sẽ đạt được kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w