- Vai trò của giáo viên trong hoạt động dạy học và nuôi dưỡng Chính sách chế độ cho giáo viên
H àng năm đội ngũ quản lý phải có nhiệm vụ rà soát giáo viên để gửi lên phòng GD&ĐT huyện, tỉnh để được bổ xung và điều chỉnh kịp thời theo định
2.2.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ GV mầm non huyệnVĩnh Lộc qua tự đánh giá của GV, của cán bộ quản lý các nhà trường.
qua tự đánh giá của GV, của cán bộ quản lý các nhà trường.
- Đánh giá về thực trạng chất lượng đội ngũ GV mầm non
Để đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên Mầm non chúng ta phải thể hiện thông qua phiếu điều tra toàn diện ở tất cả các trường Mầm non
trong toàn huyện (thông qua phiếu trả lời của 16 hiệu trưởng, giáo viên cốt cán đối với giáo viên đang giảng dạy tại thời điểm tháng 5/2012) từ đó rút ra nhận định tổng quát về các mặt:
1. Phẩm chất chính trị, 2. Kiến thức chuyên môn, 3. Kỹ năng sư phạm. Kết quả điều tra cụ thể như sau:
* Về tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức:
Bảng 2.10. Đánh giá tư tưởng chính trị của giáo viên Mầm non huyện Vĩnh Lộc
Chỉ tiêu đánh giá Mức độ (%)
Tốt Khá Trung bình luyện thêmPhải rèn
Chấp hành luật pháp của Nhà nước, quy định của ngành, thực hiện nhiệm vụ người giáo viên.
92 8 0 0
Yêu nghề, thương yêu tôn trọng trẻ. 86 14 0 0
Trách nhiệm trong công tác, đạo đức,
lối sống lành mạnh 91 9 0 0
Tinh thần tự học, ý thức vươn lên. 72 18 10 0
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc)
* Về kiến thức chuyên môn:
Bảng 2.11. Đánh giá kiến thức chuyên môn của GV Mầm non huyện Vĩnh Lộc Chỉ tiêu đánh giá Mức độ (%) Nắm vững liên hệ rộng Chỉ đủ vận dụng vào bài dạy Chỉ biết một phần Nắm chưa vững
Chủ trương đường lối của Đảng. 77 17 6 0
địa phương.
Kiến thức giáo dục và chăm sóc
trẻ 76 24 0 0
Kiến thức cơ bản về tâm lý, giáo
dục phương pháp dạy học 75 19 6 0
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc)
* Kỹ năng sư phạm của giáo viên:
Bảng 2.12. Đánh giá kỹ năng sư phạm của GV Mầm non huyện Vĩnh Lộc
Chỉ tiêu đánh giá Mức độ (%) Thành thạo Khá Trung bình Phải rèn luyện thêm
Kỹ năng lập kế hoạch bài giảng. 78 18 4 0
Tổ chức hoạt động dạy học theo
hướng đổi mới PP DH. 78 17 5 0
Thực hiện công tác chăm sóc giáo
dục trẻ. 94 6 0
Tổ chức HĐ ngoài giờ lên lớp . 54 38 8 0
Giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp,
học sinh, phụ huynh, cộng đồng. 89 7 4 0
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc)
- Thực trạng chất lượng đội ngũ GV Mầm non huyện Vĩnh Lộc của cán bộ quản lý các nhà trường.
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp đánh giá của CBQL về chất lượng giáo viên (Số liệu được tính từ ngày 1/6/2012).
TT Tên đơn vị Tên đơn vị trường Mầm non Tổng số đánh giá Xếp loại chung Loại xuất
sắc Loại khá Loại TB Loại kém
TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ TS Tỷ lệ
1 Vĩnh Thành 29 3 10.34 26 89.66 0 0
3 Vĩnh Phúc 20 3 15 15 75 2 10 4 Vĩnh long 31 5 16.1 26 83.9 0 0 5 Vĩnh Tiến 22 3 13.6 18 81.8 1 4.5 6 Vĩnh Yên 30 8 26.7 14 46.6 8 26.7 7 Vĩnh Quang 15 3 20 11 73.3 1 6.7 8 Vĩnh Ninh 21 7 33.34 12 57.14 2 9.52 9 Vĩnh Hưng 27 5 18.5 17 63 5 18.5 10 Vĩnh Tân 11 4 36.4 6 54.5 1 9.1 11 Vĩnh Hoà 19 2 10.6 13 68.4 4 21 12 Vĩnh Khang 9 2 22.2 7 77.8 0 0 13 Vĩnh Minh 21 7 33.3 12 57.2 2 9.5 14 Vĩnh Hùng 21 10 47.6 10 47.6 1 4.8 15 Vĩnh An 14 5 35.7 8 57.1 1 7.2 16 Vĩnh Thịnh 19 12 63.2 5 26.3 2 10.5 Tổng 321 81 419.25 208 10626.3 32 154.69
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc)
* Nhận xét chung:
Từ những bảng số liệu đã được đưa ra qua sự đánh giá của sở GD&ĐT tỉnh Thanh hoá của cán bộ quản lý các trường, tự đánh giá của giáo viên, vì vậy cho chúng tôi rút ra được một số nhận xét chung như sau:
Thứ nhất: Về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị;
Kết quả đánh giá về cơ bản là gần giống nhau, tư cách đạo đức của giáo viên là không còn yếu kém, tỷ lệ giáo viên là Đảng viên, Đoàn viên thanh niên Cộng sản cao cho nên ý thức chấp hành chủ trương, chính sách đường lối của đảng và nhà nước, vận động mọi người chấp hành tốt pháp luật đồng thời cùng tham gia tổ chức các hoạt động xã hội. Là những người giáo viên có nhiệm vụ cao cả trồng người nên luôn luôn có ý thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với học sinh, đồng nghiệp đúng mực.
Tuy nhiên vẫn còn có một số giáo viên thiếu gương mẫu, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc vận động người dân ý thức chấp hành những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hơn thế nữa chúng ta còn nhận thấy có một số giáo viên còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cách ứng xử với
học sinh,với đồng nghiệp còn thiếu gương mẫu, lối sống còn buông thả, tuỳ tiện, gây mất lòng tin với học sinh và các bậc phụ huynh.
* Tìm hiểu đối tượng học sinh
Học sinh ở bậc học Mầm non cần có cách chăm sóc và dạy học phải chu đáo, tỷ mỉ vì các cháu mới được tiếp xúc với thế giới xung quanh. Nhưng nhìn chung phần lớn GV biết phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức đoàn đội, Hội phụ huynh để thu thập thông tin về học sinh để xây dựng kế hoạch dạy và học. Từ đó chúng ta có thể nắm bắt được từng em học sinh để chúng ta có hướng nắn chỉnh kịp thời và đồng thời phát huy được thế mạnh của các em trong quá trình học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó vẫn còn có một số GV chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc( chưa quan tâm đến từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sâu sát khi chăm sóc trẻ...) nên chưa xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục sát thực đạt hiệu quả cao.
*Tìm hiểu môi trường giáo dục:
Chủ yếu là GV nắm bắt và biết xử lý những thông tin về điều kiện môi trường giáo dục ở trong nhà trường cũng như ngoài xã hội để đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học từng môn học và giáo dục. Tuy nhiên vẫn còn số ít GV chưa thật sự chịu khó tìm tòi, học hỏi, thậm chí còn ngại tiếp xúc, trao đổi với các bậc phụ huynh, với chính quyền địa phương nên không hiểu rõ được phong tục tập quán của địa phương mà bản thân đang công tác giảng dạy. Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin nhưng điều đặc biệt ở đây có rất ít GV biết khai thác để phục vụ cho quá trình giảng dạy, đại đa số GV không biết vận dụng phương pháp điều tra xã hội học để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nhà trường, gia đình và xã hội.
* Xây dựng kế hoạch dạy học: Phần lớn là GV biết lập kế hoạch, soạn giáo án trước khi lên lớp đạt được yêu cầu quy định của phòng giáo dục và sở GD&ĐT.
* Xây dựng kế hoạch các mặt giáo dục khác như: tổ chức sinh hoạt các ngày lễ 20/11, 8/3, 19/5, 1/6, bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú, tổ chức sinh hoạt theo kịch bản ....Tuy nhiên vẫn còn có một số GV làm nhưng chưa đạt được kết quả cao, hoặc chưa làm được.
Thứ 3 là: Về năng lực thực hiện kế hoạch.
* Phải đảm bảo kiến thức cơ bản trong bài dạy: Kết quả tự đánh giá của GV, kết quả đánh giá của cán bộ quản lý cho thấy về cơ bản GV làm chủ được bài dạy, có kiến thức chuyên môn vững, đảm bảo được nội dung, chương trình.
* Vận dụng các phương pháp dạy học:
Từ thực tế cho thấy trong quá trình khảo sát chất lượng thì đây là một trong những vấn đề đang còn rất yếu mà chúng ta cần quan tâm nhất vì số GV vận dụng được một số phương pháp là rất thấp, phần lớn số GV thật sự chú ý đổi mới phương pháp dạy học còn chiếm tỷ lệ cao, nghề GVMN là nghề mang tính đặc thù quỹ thời gian GV đứng lớp là rất cao (11/24h) vì vậy mà thời gian để GV nghiên cứu tài liệu phục vụ cho bài giảng là rất ít, thời gian gần đây đội ngũ GV đã được trẻ hoá rất nhiều nhưng ngược lại số GV trẻ này phần lớn là kinh nghiệm còn rất hạn chế, một số không nhiệt tình với công việc vì lương thưởng còn quá ít so với sức lao động mà họ phải bỏ ra. Mặt khác cơ sở vật chất còn hạn chế, lạc hậu nên ảnh hưởng không nhỏ tới công việc chăm sóc và giảng dạy cho học sinh theo phương pháp mới.
* Sử dụng các phương tiện dạy học và xây dựng môi trường học tập. Đại đa số GV không biết sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại nguyên nhân do thiếu cơ sở vật chất và trang thiết bị cộng với tâm lý ngại thay đổi,
cán bộ quản lý chưa thật sự nghiêm. Vì vậy chúng ta phải tạo dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ … Một xã hội người người học tập, nhà nhà học tập
2.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN của các cấp quản lý GD huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá