- Vai trò của giáo viên trong hoạt động dạy học và nuôi dưỡng Chính sách chế độ cho giáo viên
TỈNH THANH HOÁ
3.2.2 Xây dựng quy chế nội bộ trong nhà trường
Quy chế nội bộ trường học là việc thể chế hoá các quy định GD&ĐT, tạo thành những quy chế, những chủ trương, những kế hoạch, những tiêu chí phấn đấu, những quy định, những nguyên tắc, lề lối làm việc dựa trên pháp luật của nhà nước đã ban hành mà chúng ta cần phải thực hiện nghiêm túc.
3.2.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa của GP
Xây dựng chế độ công tác giảng dạy cho giáo viên MN
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo động lực cho GVMN không những hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao mà còn toàn tâm, toàn ý cống hiến cho sự nghiệp "trồng người"; tạo được không khí vui tươi, phấn khởi
trong cơ quan, đơn vị; mọi người đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao phó trách nhiệm.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Xây dựng và thực hiện đúng chế độ thi đua khen thưởng động viên kịp thời, đồng thời phải nhân điển hình tiên tiến sâu rộng
Quy chế nội bộ trường học là việc thể chế hoá các quy định GD&ĐT thành những quy chế, những chủ trương, những kế hoạch, những chỉ tiêu phấn đấu, những quy định, những nguyên tắc, lề lối làm việc dựa trên pháp luật hiện hành phù hợp tình hình thực tế của cơ quan tạo điều kiện cho cán bộ GV, công nhân viên và học sinh trong trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Quy chế nội bộ trường học nó bao gồm tất cả các hoạt động của nhà trường, của các đoàn thể và mối liên quan với xã hội. Về công tác quản lý đội ngũ GV và nâng cao chất lượng đội ngũ GV, quy chế nội bộ cần đề cập một số vấn đề sau đây:
* Xây dựng chế độ công tác giảng dạy cho giáo viên MN
Cần phải xây dựng chế độ công tác giảng dạy, giáo dục cho GV là việc làm rất cần thiết. Chế độ công tác cho GV nên được thực hiện cụ thể như sau:
- Mỗi tuần có hai ngày nghỉ trong thời khoá biểu.
- Giáo viên trong các nhóm lớp phải thay nhau trực buổi trưa.
- Các GV tập sự, GV nữ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng không nên bố trí trực. - Quy định các hoạt động khác phải tham gia như lao động công ích, các hoạt động đoàn thể, hoạt động tập thể của trường cụ thể là: Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ và xã hội về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, chống phân biệt đối sử với trẻ khuyết tật, kỳ thị với trẻ bị nhiễm HIV.
- Đảm bảo chế độ thông tin,
Hàng năm, tuỳ theo đặc thù của từng trường ngoài các tiêu chí khen thưởng chung theo năm học thì mỗi nhà trường cần đưa ra một số tiêu chí khen thưởng có tính đột phá ở một số phong trào có tính quyết định trong năm. Lãnh đạo cần phải dùng biện pháp kinh tế - biện pháp kích cầu như: Thưởng xứng đáng cho GV có thành tích cao trong công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ tốt, GV đạt giáo viên dạy giỏi, cấp huyện, cấp tỉnh, GV có sáng kiến kinh nghiệm xếp loại A cấp tỉnh, để cùng chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng cho giáo viên MN.
Để đạt được thành tích cao trong giảng dạy, chăm sóc trẻ cũng như trong học tập các trường phải có công tác khen thưởng, kỷ luật điều này phải được làm thường xuyên, phải rõ ràng, minh bạch, chính xác, từ đó sẽ tạo được động lực phấn đấu không ngừng
* Chăm lo đời sống giáo viên
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay việc chăm lo tốt cuộc sống của GV về vật chất và tinh thần sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đây là công tác nuôi dưỡng tập thể sư phạm mà các cấp quản lý cần phải quan tâm đúng mức.
Trong tập thể sư phạm của bất kỳ một trường nào mỗi cán bộ GV cũng có những điều kiện, hoàn cảnh riêng. Ngoài việc thực hiện đúng, kịp thời chế độ chính sách theo chế độ hiện hành thì việc tạo điều kiện thuận lợi để GV có thu nhập về vật chất và tinh thần là việc làm rất cần thiết của người cán bộ quản lý. Cần ổn định việc làm, nơi ăn chốn ở, an cư lạc nghiệp cho GV là việc làm cần thiết để hậu thuẫn cho hoạt động của GV, xây dựng, đầu tư các thiết bị tối thiểu cho giáo viên nội trú (nhà tập thể, điện, nước, ti vi, mạng Internet, …). Phòng GD&ĐT cần tham mưu cho UBND huyện quan tâm tạo điều kiện về đất, nhà ở cho giáo viên.
Kết hợp chặt chẽ với BGH đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú, tạo không khí vui tươi phấn khởi. Chăm lo cuộc sống vật chất, tinh thần cho GV trong những ngày Lễ, Tết. Xây dựng quy chế thăm, hỏi kịp thời khi gia đình GV có hiếu, hỷ, ốm đau là trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể (như BGH, công đoàn, đoàn thanh niên). Cần có kế hoạch để giáo viên tham quan, học tập kinh nghiệm của các trường MN điển hình hàng năm vào những dịp nghỉ hè.
* Xây dựng quy chế quản lý GVMN theo các nhiệm vụ chuyên môn Đặc thù của bậc học MN là GV phải dạy trẻ và chăm sóc trẻ nên các nhà quản lý cần phải đưa ra quy chế quản lý GV theo nhiệm vụ, ở quy chế nội bộ cần thảo luận dân chủ sẽ giúp cho GV hiểu biết công việc; tổ chức tập huấn, phổ biến và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục MN mới được ban hành, từ đó sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của GV vì trong hoạt động sư phạm không phải GV nào cũng hiểu rõ các nhiệm vụ của mình được phân công.
Các hoạt động trong trường MN phải được tăng cường kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc thực hiện các văn bản trong quản lý, chỉ đạo đối với các trường MN. Các hoạt động của thư viện, phòng chức năng, phòng học. Nêu rõ cơ cấu tổ chức trong trường và mối quan hệ công tác, những quyền lợi, quyền hạn, chức năng, trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức vì vậy mà cần phải ghi rõ quy chế nội bộ cần quy định rõ ngày nghỉ của ban giám hiệu, ngày trực của từng giám hiệu, công việc trực của giám hiệu và của hành chính.
* Tạo sự bình đẳng của các GV trong các trường
Luôn cần có chế độ đãi ngộ, quy chế chính sách đối với giáo viên ở những trường miền núi, khó khăn, đặc biệt là quy chế thuyên chuyển, tuyển dụng để GV yên tâm công tác, gắn bó về lâu dài.
Kiểm tra đánh giá đúng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập vui chơi của trẻ, tạo động lực cho chất lượng đội ngũ GV ngày càng được nâng cao. Việc xây dựng quy trình và đánh giá xếp loại GV là việc làm có tính dân chủ trong việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên vì vậy kiểm tra, đánh giá cũng là khâu quan trọng và cũng là khâu cuối cùng của chu trình quản lý.
Khi kiểm tra, đánh giá xếp loại GV cần chú ý các mặt sau: - Kế hoạch:
+ Số lượng GV cần kiểm tra, đánh giá toàn diện trong năm (khoảng trên 30% GV trong toàn trường) cần có danh sách cụ thể từ đầu năm học.
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy của GVMN.
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TỔNG ĐIỂM ĐIỂM ĐẠT
1.Kiến thức 4 điểm
1.1. Đảm bảo đầy đủ, chính xác nội dungcủa hoạt động trọng tâm
2 1.2.Vận dụng các nội dung tích hợp phù hợp với nội
dung đề tài
2
2. Kỹ năng sư phạm 10 điểm
2.1. Đúng đặc trưng bộ môn và đề tài 3
2.2.Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học theo hướng đỏi mới
3 2.3. Hình thức tổ chức hoạt động phù hợp, phân bố thời
gian hợp lý
2 2.4. Sử dụng thiết bị, đồ dùng nguyên vật liệu thiết thực,
hiệu quả phù hợp
2