Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục nói chung và cấp Mầm non nói riêng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 36)

- Vai trò của giáo viên trong hoạt động dạy học và nuôi dưỡng Chính sách chế độ cho giáo viên

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GVMN HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA

2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục nói chung và cấp Mầm non nói riêng

đến sự phát triển giáo dục nói chung và cấp Mầm non nói riêng

2.1.2.1. Những thuận lợi.

Huyện Vĩnh Lộc là huyện trung du, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi. Hệ thống điện, đường, trường trạm phát triển nhanh và đồng bộ (100% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia). Hệ thống chính trị ổn định, đời sống nhân

dân ngày càng được cải thiện, một bộ phận người dân có điều kiện kinh tế khá. Có nguồn nhân lực dồi dào, mặt bằng dân trí tương đối cao, người dân luôn có ý thức phát huy truyền thống văn hoá, truyền thống hiếu học của quê hương. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng Dịch vụ - Du lịch - Công nghiệp làm cho ngành nghề phát triển đa dạng, dẫn tới dịch chuyển cơ cấu lao động, tạo điều kiện cho phân luồng sau THCS và THPT.

Cùng với sự tăng trưởng vững chắc GDP hàng năm, Huyện ủy – HĐND và UBND huyện đã có những chính sách xã hội phù hợp làm cho mức sống của người dân được cải thiện, con em có điều kiện học tập tốt hơn.

Công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh làm cho các chương trình phát triển giáo dục được thực hiện một cách thuận lợi như: Xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục, trang sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các nhà trường. 100% các trường học trong huyện được nối mạng Internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm dạy và học của giáo viên và học sinh cũng như trong công tác quản lí.

2.1.2.2. Những khó khăn.

Mức sống và khả năng tích luỹ của một bộ phận lớn người dân còn thấp, đặc biệt là đời sống của bà con giáo dân, tỷ lệ hộ đói nghèo còn 21,15% theo tiêu chí mới. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội, thương mại dịch vụ chủ yếu buôn bán nhỏ. Du lịch đã có bước phát triển tuy nhiên chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện nay số dân được sử dụng nước sạch là 91%, có một xã và một trị trấn được sử dụng nước máy do nhà máy nước sạch của huyện cung cấp, Đất canh tác bình quân trên đầu người dân thấp; tình trạng dân đông, thiếu nguồn lao động được đào tạo, thiếu việc làm đang là khó khăn lớn nhất của huyện.

Để khắc phục được tình hình làm ăn manh mún, nhỏ lẻ trong nông nghiệp với chủ trương, hành động cụ thể là năm 2003 đã “ đổi điền, dồn thửa”

người dân đã có đủ ruộng đất để khoanh vùng chuyển đổi giống cây trồng, mùa vụ kết hợp chăn nuôi để đạt hiệu quả chất lượng cao.

Nguồn đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học, các cơ sở giáo dục từ ngân sách huyện còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT nói chung và cấp bậc học mầm non nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Phòng học bộ môn, phòng thư viện đạt chuẩn, trang thiết bị dạy học hiện đại còn ít.

Nhìn chung tình hình kinh tế của huyện Vĩnh Lộc đã có nhiều chuyển biến, đặc biệt trong những năm gần đây đời sống của nhân dân đã từng bước dần được ổn định.

2.1.3.Thực trạng chung về GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá

2.1.3.1. Quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp

Mạnglưới trường lớp được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đặc biệt là các cấp lãnh đạo quản lý trực tiếp quan tâm kịp thời nên hệ thống trường lớp ngày càng được cũng cố về mọi mặt, đáp ứng được ba mục tiêu của giáo dục đã đề ra đó là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nói chung là nền giáo dục của huyện Vĩnh Lộc đã giữ vững và ổn định được quy mô mạng lưới trường lớp được sắp xếp một cách hợp lý, làm tốt công tác huy động và duy trì sĩ số học sinh trong từng năm học đảm bảo tốt yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, huyện có 15 xã và 1 thị trấn, mỗi xã đều có 1 trường mầm non, cả huyện có 105 lớp, 3140 cháu ( đạt tỉ lệ 99,9%), có 5 trường đạt chuẩn Quốc gia trong đó có 1 trường (Vĩnh Thành) chuẩn Quốc gia giai đoạn 2. Hiện nay Vĩnh Lộc là huyện điểm của tỉnh Thanh Hoá về công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Mạng lưới trường lớp được sắp xếp, bố trí hợp lý, đảm bảo được yêu cầu của ngành giáo dục đề ra, tạo được niềm tin vững chắc trong nhân dân, góp phần nâng cao kiến thức và nhận thức xã hội.

2.1.3.2. Chất lượng GD&ĐT

Thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở các độ tuổi, chương trình thay sách giáo dục phổ thông, đánh giá xếp loại học sinh đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Nâng cao chất lượng GD&ĐT là nhiệm vụ trọng tâm, được toàn ngành luôn chú trọng. Chất lượng giáo dục đạo đức và văn hoá ngày càng được nâng lên. Triển khai sâu rộng và có hiệu quả cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" với 4 nội dung. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, phát hiện bồi dưỡng HS giỏi ở các khối lớp. Kết quả đạt được trong năm học 2011-2012, 16/16 trường MN tổ chức ăn bán trú cho trẻ, hàng quý trẻ đều được thăm khám sức khoẻ để kịp thời gia đình và nhà trường phối kết hợp điều chỉnh vì vậy mà số trẻ em thấp còi ngày một được giảm, số trẻ phát triển ở kênh bình thường là 93,2%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 6,8 %, đó là sự nổ lực không ngừng của các cấp chính quyền và đội ngũ GV các nhà trường.

Bên cạnh đó vẫn còn có những mặt hạn chế do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, phương tiện dạy học còn thiếu thốn, nên ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học của nhà trường.

2.1.3.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học.

Từ tình hình thực tế cho chúng ta thấy rằng cơ sở vật chất đã và đang xuống cấp, một số đồ dùng còn tạm bợ nghèo nàn, thiếu phòng học, phòng thư viện, phòng chức năng nhưng những năm trở lại phòng đã tích cực tham mưu với HU- HĐND và UBND huyện đề ra các chủ trương, biện pháp, giải pháp tích cực để tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học đặc biệt là những trường thuộc xã miền núi, xây dựng kế hoạch và lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia từ nay đến năm 2020, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và các bậc phụ huynh nên đã mua sắm được cơ bản trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học theo hướng hiện đại, yêu cầu đáp ứng được

nội dung, chương trình giáo dục, nâng cao được chất lượng toàn diện. Năm học 2011-2012 toàn ngành huy động được 5,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương và do nhân dân cùng đóng góp được 1 tỷ đồng. Hiện nay 87,65 % hệ thống trường mầm non có phòng học kiên cố, 100% các trường đã có tủ sách pháp luật, đạo đức, có sân chơi cho các cháu và có 14 thư viện đạt chuẩn ....

Bảng 2.1. Tổng hợp cơ sở vật chất trường học (Tại thời điểm 6/2012) T T Ngành học Tổng diện Số m2/HS Số

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w