Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 60)

- Vai trò của giáo viên trong hoạt động dạy học và nuôi dưỡng Chính sách chế độ cho giáo viên

2.4.Đánh giá chung về thực trạng

H àng năm đội ngũ quản lý phải có nhiệm vụ rà soát giáo viên để gửi lên phòng GD&ĐT huyện, tỉnh để được bổ xung và điều chỉnh kịp thời theo định

2.4.Đánh giá chung về thực trạng

Qua quá trình phân tích thực trạng đội ngũ GVMN huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN huyện Vĩnh Lộc từ đó chúng ta có thể nhận thấy được đội ngũ GVMN huyện Vĩnh Lộc có những mặt mạnh sau đây:

- Giáo viên MN đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục MN.

- Chất lượng giảng dạy của giáo viên tương đối tốt, giáo viên đạt khá, giỏi trong giảng dạy chiếm tỷ lệ cao.

*Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên Mầm non huyện Vĩnh Lộc vẫn còn những mặt tồn tại sau:

- Năng lực sư phạm của một số giáo viên chưa cao, kiến thức chuyên môn thiếu toàn diện, khả năng tự học, nghiên cứu của một số giáo viên còn hạn chế.

- Công tác đánh giá, xếp loại giáo viên chưa chính xác, kết quả xếp loại thường cao hơn thực chất.

- Khả năng tự học, nghiên cứu của một số giáo viên còn hạn chế.

- Đồ dùng dạy học đạt hiệu quả chưa cao trong quá trình giảng dạy, thiết bị hỗ trợ dạy học một phần được sở, phòng cấp hoặc GV tự làm.

* Nguyên nhân của những tồn tại trên là:

- Chất lượng đào tạo của các trường CĐ, THSP chưa đủ tầm. Công tác quản lý đào tạo của các hình thức tại chức, chuyên tu, từ xa có lúc chưa chặt chẽ.

- Nội dung, phương pháp bồi dưỡng thường xuyên chưa đáp ứng yêu cầu. - Công tác tăng cường CSVC, trang thiết bị và các chính sách đãi ngộ còn hạn chế.

Để thực hiện được các nội dung trọng tâm trên chúng ta cần đưa ra được những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có chất lượng, khả thi, đồng bộ trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thanh hoá nói chung và của huyện Vĩnh Lộc nói riêng.

Vì vậy chúng ta cần phải có những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 2

Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT theo hướng hiện đại hoá, tiếp cận trình độ tiên tiến với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi công tác bồi dưỡng giáo viên phải tạo tiềm lực để giáo viên không những chỉ thích nghi mà còn tích cực chủ động tham gia vào quá trình đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp dạy học. GDMN đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục đất nước, vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực hết mình trong công tác giảng dạy, chăm sóc trẻ tốt mà còn phải tham gia các hoạt động xã hội tốt. GV cần thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nghiêm túc và đi đầu trong việc tuân theo hiến pháp, pháp luật của nhà nước. Từ kết khảo sát và điều tra thực tế đề tài đã đánh giá được những mặt mạnh, mặt hạn chế, từ đó đặt rá một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN ở huyện Vĩnh Lộc:

Trước hết phải phải nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN lớn mạnh không ngừng đủ về số lượng và mạnh về chất lượng “ Tre già măng mọc”.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, có đử sức khoẻ, có khả năng điều hành khả năng đánh giá. thực sự là những nhà giáo, nhà sư phạm mẫu mực. Một số giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới hiện nay sẽ được đề xuất và giải quyết trong chương 3 luận văn này.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện vĩnh lộc tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 60)