- Vai trò của giáo viên trong hoạt động dạy học và nuôi dưỡng Chính sách chế độ cho giáo viên
H àng năm đội ngũ quản lý phải có nhiệm vụ rà soát giáo viên để gửi lên phòng GD&ĐT huyện, tỉnh để được bổ xung và điều chỉnh kịp thời theo định
2.1.4. Thực trạng giáo dục Mầm non huyệnVĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trường chuẩn Quốc gia cụ thể; Trẻ từ 3-6 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo, số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ là; Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi: 25 trẻ, 4-5 tuổi: 30 trẻ, 5-6 tuổi: 35 trẻ và số lượng CBQl, GV, NV là tương đối ổn định, đảm bảo đúng số lượng, cơ cấu.
Hiện nay, huyện Vĩnh Lộc có 16 trường mầm non, trong đó có 5 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, đặc biệt có cô giáo Nguyễn Thị Lý đạt danh hiệu nhà giáo ưu tú
Bảng 2.5. Thống kê số trường, số lớp, số học sinh cấp MN huyện Vĩnh Lộc tính đến tháng 6 năm 2012.
Năm học trườngSố Số lớp Số học sinh Số CB- GV Số CBQL
2008-2009 16 107 3229 317 41
2009-2010 16 105 3145 318 41
2010-2011 16 105 3140 321 43
2011-2012 16 105 3128 321 44
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá)
Hệ thống trường lớp ngày càng được cũng cố về mọi mặt, phát triển cân đối toàn diện và đồng đều, đáp ứng được ba mục tiêu giáo dục "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Giữ vững và ổn định được quy mô phát triển, làm tốt công tác huy động và duy trì sĩ số học sinh trong từng năm học ở các ngành học, cấp học; năm học 2010 - 2011 có:
- Mầm non: 16 trường - 58 nhóm trẻ - 1073 cháu (đạt tỷ lệ huy động 43,4%), 105 lớp mẫu giáo - 3140 cháu (đạt tỷ lệ 99,9%). Tổng số lớp mẫu giáo 5 tuổi là 36 lớp với số cháu 948, tỷ lệ huy động đạt 100%. Hiện nay Vĩnh Lộc là huyện điểm của tỉnh Thanh Hoá về công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Tiểu học: 17 trường - 197 lớp - 5081 học sinh, giảm 115 học sinh. Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.
- THCS: 16 trường - 145 lớp, giảm 10 lớp; 4244 HS, giảm 483 HS. Ngoài ba cấp học nói trên, Vĩnh Lộc còn có 01 TT GDTX, 03 trường THPT công lập,
Mạng lưới trường lớp được sắp xếp một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, mỗi xã, thị trấn đều có ít nhất 1 trường mầm non, 1 trường TH, 1 trường THCS.
Bảng 2.6. Mạng lưới các trường trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc TT Xã, Thị trấn Số trường Cộng MN TH THCS THPT TT DN TT GDTX Trường nghề 1. Vĩnh Quang 1 1 1 1 0 0 0 4 2. Vĩnh Yên 1 1 1 0 0 0 0 3 3. Vĩnh Tiến 1 1 1 0 0 0 0 3 4. Vĩnh Long 1 2 1 0 0 0 0 4 5. Vĩnh Hưng 1 1 1 0 0 0 0 3 6. Vĩnh Phúc 1 1 1 0 0 0 0 3 7. Vĩnh Ninh 1 1 1 0 0 0 0 3 8. Vĩnh Khang 1 1 1 0 0 0 0 3 9. Vĩnh Hòa 1 1 1 0 0 0 0 3 10. Vĩnh Hùng 1 1 1 0 0 0 0 3 11. Vĩnh Tân 1 1 1 1 0 0 0 4 12. Vĩnh Minh 1 1 1 0 0 0 0 3 13. Vĩnh Thịnh 1 1 1 0 0 0 0 3 14. Vĩnh An 1 1 1 0 0 0 0 3 15. Vĩnh Thành 1 1 1 0 0 0 0 3 16. Thị trấn 1 1 1 1 1 1 0 6 Cộng 16 17 16 3 1 1 0 54
( Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá)
2.1.4.2. Chất lượng giáo dục toàn diện của GDMN
Tất cả các trường MN trong toàn huyện tập chung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ tại các cơ sở giáo dục MN, nâng cao chất lượng dạy học MN trên cơ sở đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn để GV sử dụng các phương tiện khoa học, kỹ thuật hiện đại vào quá trình dạy học. Kết quả đạt được trong năm học 2011-2012 như sau:
Chất lượng giáo dục mầm non luôn được quan tâm hàng đầu và ngày càng được nâng cao. Mỗi trường MN đều có một nhân viên y tế chăm sóc, theo dõi sức khoẻ cho học sinh và có sự thăm khám định kỳ của Bác sỹ tuyến huyện. Năm học 2011-2012, số trẻ phát triển ở kênh bình thường là 93,2%, thực hiện các biện pháp phòng chống trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 6,5%; phấn đấu giảm ít nhất 1% số trẻ suy dinh dưỡng so với cùng kỳ năm trước. Tiếp tục chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở cơ sở giáo dục MN. Phòng GD phối hợp với nhà trường cùng các bậc phụ huynh quản lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng bữa ăn và đảm bảo công tác vệ sinh an toàn tuyệt đối cho trẻ, chủ động phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh đồ ăn uống, đồ chơi... để phòng chống một số bệnh do virut gây ra ảnh hưởng, nguy hiểm tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ, 100% trẻ đến trường đảm bảo an toàn thân thể và an toàn thực phẩm.
Chỉ đạo triển khai mô hình: “Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng”, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, góp phần hình thành nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.
Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành cho cán bộ, giáo viên về công tác phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai trong các trường MN nhằm từng bước đưa nội dung giáo dục phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai vào các trường mầm non.
Nhưng chúng ta còn nhận thấy rằng; về cơ sở vật chất vẫn còn nhiều hạn chế: xuống cấp, hư hỏng, lạc hậu, việc bổ xung còn chậm, một số cán bộ còn chưa thật sự tâm huyết với nghề nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội chưa được quan tâm đúng mức vì vậy chúng ta phải tích cực phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành trong vấn đề chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông bằng nhiều hình thức, để làm thay đổi nhận thức của xã hội với bậc học MN, đưa bậc học MN phát triển một cách toàn diện.
2.1.4.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học và các nguồn lực cho giáo dục
Cơ sở vật chất xuống cấp, thiết bị dạy học nghèo nàn lạc hậu nhưng những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành, nhân dân, nhiều nhà hảo tâm và bằng nhiều các biện pháp, giải pháp để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung đổi mới chương trình giáo dục mầm non để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong các năm qua, huyện Vĩnh Lộc đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng mới và cải tạo CSVC các trường học, cụ thể:
Xây dựng mới và cải tạo 49 trường học, trong đó bậc Mầm non có 16 trường, cấp TH có 17 trường, Cấp THCS có 16 trường.
Phòng giáo dục tiếp tục tham mưu xây dựng trường lớp học, xóa phòng học tạm, học nhờ, đảm bảo có đủ phòng học an toàn cho trẻ, ưu tiên đủ phòng học cho trẻ 5 tuổi. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút các nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch, bếp ăn ...
Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, rà soát, đầu tư, nâng cấp, sửa chữa đối với các trường đã
công nhận đạt chuẩn quốc gia từ năm năm trước đây và công nhận lại nếu đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định tại Quyết định số 36/2008/QĐ- BGDĐT. Phấn đấu năm học 2013 có thêm một trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (MN Vĩnh Phúc).
Các trường cần có kế hoạch tăng cường đầu tư trang thiết bị giáo dục, tài liệu, học liệu, phương tiện cho các nhóm lớp thực hiện chương trình GDMN mới (ưu tiên đối với các lớp mẫu giáo 5 tuổi) theo Danh mục và Tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2.1.4.4. Thực trạng đội ngũ CBQL, GV, NV trường mầm non
Đội ngũ CBQL, GV, NV mầm non những năm gần đây đã được trẻ hoá, chuẩn hoá, được bổ sung hàng năm theo định biên cho từng cấp học, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu, 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề yêu thương, tôn trọng, gần gũi trẻ.
- Phát triển về số lượng và chất lượng các trường MN đạt chuẩn quốc gia. - Phòng GD&ĐT: Tổng số: 17 CBNV, trong đó cán bộ quản lý: 3, chuyên viên: 12, nhân viên phục vụ: 02.
- Mầm non: Tổng số: 405 CBGV, trong đó biên chế: 51. Cán bộ quản lý: 45, GV: 321, biên chế: 11. Phục vụ: 34. Đảng viên: 199 tỷ lệ: 49,1%. Trình độ GV đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 52,8%.
Tuy nhiên vẫn còn có một số bất cập như: Một số cán bộ quản lý chưa được đào tạo cơ bản, một số bộ phận chưa thật sự tâm huyết với nghề, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, phương pháp quản lý chậm sửa đổi, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm và nhiều hạn chế (50% số trường có GV ứng dụng phần mềm xây dựng bài giảng giáo án điện tử).
Đánh giá chung của cán bộ quản lý thì mặt yếu nhất là công tác quản lý về phòng thí nghiệm, phòng thực hành, công tác xây dựng, phát triển của
đội ngũ GVMN vẫn chưa đạt yêu cầu. Vì vậy cần có những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non huyện Vĩnh Lộc trong giai đoạn hiện nay.
*Ưu điểm:
- Về quy mô giáo dục tăng nhanh, hệ thống giáo dục từ mầm non đến giáo dục phổ thông hoàn chỉnh, mở ra nhiều loại hình giáo dục, đa dạng hoá mạng lưới trường lớp học được bố trí hợp lí, đã đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân trong huyện. Công tác phổ cập giáo dục được các cấp uỷ Đảng, các Ban ngành cùng nhân dân phối kết hợp từ khâu chuẩn bị đến khâu thanh kiểm tra nên đã đạt kết quả rất cao, rất đáng phấn khởi.
- Về chất lượng giáo dục có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng toàn diện và vững bền: Chất lượng đại trà có chuyển biến đáng kể, chất lượng “bé khoẻ- bé ngoan- bé học giỏi được duy trì, thậm chí năm sau cao hơn năm trước, kết quả học sinh đạt giải các hội thi đạt tỉ lệ cao, đặc biệt rất nhiều con em gia đình khó khăn đã cố gắng rất nhiều, điều đó tạo nhiều động lực để các em phấn đấu là người có ích cho gia đình và cho xã hội trong tương lai.
- Đội ngũ CBQL và giáo viên được quan tâm theo hướng chuẩn hoá, - Đội ngũ CBQL và giáo viên được quan tâm theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo cả về số lượng lẫn cơ cấu và phải có tay nghề khá vững vàng trong công tác quản lý cũng như trong công tác giảng dạy.
- CSVC được tăng cường, tỉ lệ phòng học kiên cố, trường học đạt chuẩn quốc gia đạt cao.
- Công tác QLGD có nhiều đổi mới đảm bảo kỉ cương nền nếp và hiệu quả. Công tác XHH được quan tâm đẩy mạnh cả về bề rộng và chiều sâu. Phong trào GD&ĐT của huyện đạt vị trí cao của tỉnh được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc, đặc biệt là: Ngày 17 - 6 - 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 76/SL tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đồng
bào và cán bộ huyện Vĩnh Lộc, vì đã xoá nạn mù chữ trước thời hạn quy định và sớm nhất trong các huyện miền núi.
*Hạn chế:
- Quy mô giáo dục bậc MN chưa thật sự hợp lí, tỉ lệ học sinh vào học chưa cao, việc phân luồng học sinh học MN chưa thực sự được quan tâm, do vậy tiến độ thực hiện phổ cập bậc MN diễn ra còn chậm.
- Chất lượng giáo dục có chuyển biến song chưa thật sự đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục, còn có sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các trường.
- CSVC tuy được tăng cường song cũng chưa thật sự đáp ứng yêu cầu mới, số phòng học bộ môn, phòng học chức năng còn thiếu, ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản trường học và cho các hoạt động giáo dục còn hạn hẹp.
- Một bộ phận đội ngũ CBQL và giáo viên MN còn hạn chế năng lực và trình độ đào tạo.