- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường trên cơ sở những quy định về tổ chức công tác gióa dục và tổ chức quản lý
5 Quản lý tốt các hoạt động của tổ chuyên môn 8 2,7 44 77 2,4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.1. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá các khái niệm làm công cụ cho việc nghiên cứu đó là: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, dạy học, các biện pháp quản lý, quản lý hoạt động dạy học. Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ các vấn đề về giáo dục THPT, chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng, nội dung, phương pháp quản lý hoạt động dạy học của trường THPT.
1.2. Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách khái quát tình hình kinh tế, xã hội, về chất lượng dạy học, thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của các trường THPT huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; Kết quả khảo sát đã cho thấy bức tranh tổng thể về công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng ở các trường này. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại cần được tháo gỡ, giải quyết.
1.3. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa . như sau:
- Cụ thể hoá và vận dụng các pháp quy giáo dục đào tạo trong hoạt động giảng dạy của giáo viên.
- Tổ chức phân loại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáp viên THPT. - Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học.
- Quản lý và điều hành các bộ phận chức năng trong nhà trường phục vụ hoạt động dạy học của giáo viên.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, dự giờ thăm lớp đối với giáo viên THPT. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất là có tính cần thiết và tính khả thi. Các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được giải quyết một cách đầy đủ và trọn vẹn
2. Kiến nghị
Để các trường THPT có thể thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT, chúng tôi có một số kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan Trung ương, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở GD&ĐT Thanh Hóa những vấn đề sau:
2.1. Đối với Đảng, Nhà nước, Quốc hội :
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản có tính pháp quy thống nhất, đặc biệt là hệ thống các văn bản cụ thể hoá luật giáo dục sửa đổi để củng cố và mở rộng môi trường pháp lý cho hoạt động giáo dục đào tạo.
- Cần tăng thêm ngân sách cho giáo dục đào tạo vì với mức ngân sách giao hiện nay chỉ đủ chi trả lương cho giáo viên.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho Nhà trường, nhất là các vùng nông thôn.
- Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT.
- Có chế độ thu hút học sinh giỏi vào các trường Sư phạm và có chế độ tuyển chọn, sử dụng Sinh viên Sư phạm khi ra trường một cách công bằng, phù hợp hơn.
2.2. Đối với Bộ GD&ĐT - UBND tỉnh:
- Nghiên cứu thay sách giáo khoa phải đảm bảo tính ổn định lâu dài của nội dung sách giáo khoa, nên thống nhất một bộ sách và tránh thay đổi nhiều gây khó khăn cho người dạy và người học. Nội dung chương trình cần phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và thời gian học tập của học sinh.
- Cải tiến quy trình thi cử, đánh giá cho phù hợp với nội dung chương trình và sự đổi mới và đi lên của nền giáo dục nước nhà.
- Cần có những văn bản hướng dẫn mang tính thống nhất cao tránh chồng chéo.
2.3. Đối với Sở GD&ĐT và các Sở ban ngành :
- Tăng cường mối quan hệ với các Sở ban ngành, Tỉnh để hoàn thành tốt hơn nữa sự nghiệp giáo dục đào tạo của Tỉnh nhà.
- Tăng cường tổ chức hội thảo theo các chuyên đề về quản lý chuyên môn, quản lý trường học để cho cán bộ quản lý - giáo viên giao lưu trao đổi kinh nghiệm quản lý của các trường bạn.
- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề nhất là chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học.
- Phổ biến rộng rãi các sáng kiến kinh nghiệm, đề tài quản lý giáo dục được xếp loại qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ quản lý.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các trường tiên tiến, các tỉnh và các nước trong khu vực.