- Dạy 5/7 buổi một tuần cả sáng cả chiều
5 Kiểm tra hồ sơ theo dõi đánh
giá của nhóm tổ chuyên môn 18 66,67 9 33,33 0 0 72 2,67 5
Nhận xét : Qua kết quả điều tra cho thấy: Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý về việc thực hiện chương trình giảng dạy ở mức cao với 5/5 biện pháp có điểm ttrung bình cộng X ≥ 2,79 (đạt 100%) trong đó biện pháp “yêu cầu giáo viên nắm vững chương trình khối mình dạy” được thực hiện thường xuyên nhất, điều đó nói lên hiệu quả các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy.
- Biện pháp 1: Yêu cầu giáo viên tìm hiểu nghiên cứu để nắm vững chương trình toàn cấp với X = 2,81 xếp bậc 2. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm lâu dài nên các nhà quản lý, các chuyên gia yêu cầu giáo viên tự tìm hiểu và nắm vững chương trình toàn cấp và việc đó lại càng quan trọng khi mà năm 2006 chúng ta bắt đầu thay sách giáo khoa lớp 10, đến nay đã hoàn thành thay sách khối 12.
- Biện pháp 2: Yêu cầu giáo viên nắm vững chương trình khối mình dạy với
X = 2,93 xếp bậc 1. Với tư cách là nhà quản lý giáo dục, người quản lý đưa ra biện pháp trên nhằm nâng cao chất lượng kết quả trong dạy học vì người giáo viên muốn nâng cao được chất lượng dạy học thì cần phải nắm vững chương trình mình dạy ở cả
3 khối. Song để biện pháp thực hiện có hiệu quả thì ngay từ ban đầu giáo viên phải nắm chắc chương trình của từng khối lớp, vì khi giáo viên nắm vững được chương trình toàn cấp tức là giáo viên đã nắm vững những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần hình thành cho học sinh của các khối lớp trong toàn cấp.
- Biện pháp 3: Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản mới bổ sung thay đổi với X = 2,78 xếp bậc 3. Hình thức tổ chức cho cán bộ giáo viên và học sinh học tập, nghiên cứu sâu rộng các văn bản hướng dẫn của Bộ, UBND Tỉnh và của ngành về nhiệm vụ, chỉ thị năm học kết hợp với ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Huyện uỷ cho học tập các bài chính trị theo yêu cầu từ tháng 8. Đồng thời thường xuyên bám sát vào chỉ thị, nhiệm vụ năm học kết hợp với các phòng ban chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa triển khai cho giáo viên học tập nghiên cứu kỹ các văn bản mới cũng như các văn bản bổ sung cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học trong trường THPT.
- Biện pháp 4: Kiểm tra kế hoạch hồ sơ giảng dạy của từng giáo viên với X = 2,74 xếp bậc 4. Đây là khâu hết sức quan trọng trong công tác quản lý, nhất là việc kiểm tra kế hoạch, hồ sơ giảng dạy… của giáo viên quả là một việc làm đặt ra cho mỗi nhà quản lý phải kiểm tra như thế nào để nó có tính thông tin hai chiều cần thiết.
Việc kiểm tra thường xuyên giao cho tổ trưởng chuyên môn, còn lãnh đạo chỉ kiểm tra thường xuyên các tổ trưởng chuyên môn theo quy định tuần 1 lần, ngoài ra lãnh đạo kết hợp thanh tra - thanh tra chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra đột xuất kế hoạch giảng dạy của từng giáo viên cũng như dự giờ không báo trước.
- Biện pháp 5: Kiểm tra hồ sơ theo dõi đánh giá của nhóm tổ chuyên môn với
X = 2,67 xếp bậc 5. Xác định đây cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng vì nhà quản lý nhất là quản lý trường THPT không phải công việc gì cũng nắm mà phải phân công giao việc cho các Phó Hiệu trưởng giúp việc mình. Bên cạnh đó cần có một đội ngũ các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng có trình độ năng lực, nhiệt tình công tác giúp đồng chí Hiệu trưởng phần việc cần thiết mà Hiệu trưởng chỉ thiết lập, xây dựng biện pháp kiểm tra sao cho phù hợp và hiệu quả.
Biểu đồ 2: Mức độ thực hiện của biện pháp quản lý về việc thực hiện chương trình giảng dạy ở các trường THPT huyện Hà Trung được thể hiện ở biểu đồ sau:
2.3.4. Thực trạng của biện pháp bồi dưỡng giáo viên
Để đáp ứng với yêu cầu hiện nay của nền kinh tế tri thức thì một yêu cầu nữa đặt ra đối với giáo dục đó là: Giáo dục ngoài việc dạy chữ, dạy người và hình thành nhân cách cho đứa trẻ thì giáo dục còn phải đảm đương một nhiệm vụ hết sức quan trọng là cùng với cả nước hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, mau chóng thoát khỏi nghèo đói và lạc hậu để một ngày không xa đuổi kịp và vượt các nước trong khu vực, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. Muốn thực hiện được đều đó đòi hỏi giáo dục phải được giữ vững và ổn định đồng thời không ngừng đổi mới, tiếp thu kết quả kinh nghiệm của nền giáo dục các nước trong khu vực và trên thế giới đó là phải thường xuyên bồi dưỡng giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên.
Độ tuổi trung bình của giáo viên THPT ở ba trường không cao. Điều này cho chúng ta thấy rằng có nhiều đồng chí giáo ở các trường THPT huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa là những đồng chí có kiến thức vững vàng, có tinh thần học tập cao, dễ dàng tiếp thu những khoa học mới, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Đây là lực
X
lượng rất cơ bản để tiến hành bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên của trường nếu Hiệu trưởng biết động viên tạo điều kiện để phát huy thế mạnh tại chỗ của mình.
Song cũng còn một bộ phận giáo viên tuổi cao trình độ chuyên môn còn hạn chế, chậm cải tiến công tác, không chịu tiếp cận với tri thức mới, chưa bắt kịp những đòi hỏi của học sinh, không tiếp thu ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, chậm tiến bộ. Những đồng chí này lại nằm ngoài độ tuổi quy định nên không tham gia bồi dưỡng, điều đó gây nên không ít khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong trường THPT.
Một số giáo viên trẻ mới ra trường giảng dạy đã được vài năm, được đào tạo cơ bản năng lực chuyên môn tốt, song kinh nghiệm truyền đạt kiến thức và xử lý tình huống sư phạm còn hạn chế. Họ có chí hướng về việc nâng cao trình độ chuyên môn qua các lớp đào tạo thạc sỹ chuyên ngành. Đồng thời sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa mở những lớp bồi dưỡng thường xuyên cho những giáo viên cốt cán, giáo viên bộ môn tham gia học, vì vậy mà trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được
nâng lên.
Qua điều tra thực tế cho thấy ở cả ba trường THPT huyện Hà Trung lãnh đạo đều nhận thức được rằng giáo viên là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục nhà trường, trình độ năng lực, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi trường.
Vì thế trong những năm gần đây Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa và các trường THPT quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ bằng cách cử các đồng chí giáo viên theo học các lớp thạc sĩ chuyên ngành và các lớp học quản lý giáo dục, bồi dưỡng giáo viên theo chuyên đề trong hè, trong năm học, bồi dưỡng theo chương trình, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng thông qua các hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp Cụm và Tỉnh cùng các hoạt động chuyên môn khác.
Hầu hết ba trường THPT huyện Hà Trung đều tổ chức phong trào tự học, tự bồi dưỡng, các nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, cung cấp một số tài liệu cân thiết cho giáo viên nhưng do việc kiểm tra đánh giá kết quả tự học, tự bồi
dưỡng của giáo viên chưa được thường xuyên cho nên chất lượng tự học, tự bồi dưỡng ở một số giáo viên còn hạn chế.
Sau đây là một số biện pháp quản lý của các Trường trong công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của giáo viên THPT huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa qua đánh giá của các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và 212 giáo viên
Bảng 12: Thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên.
TT
Các biện pháp quản lý Thực hiện
Tổng điểm X Thứ bậc
1 Bồi dưỡng về chuyên môn theo chuyên đề 545 2,57 6
2 Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy 562 2,65 5
3 Bồi dưỡng các năng lực sư phạm khác 526 2,48 7
4 Bồi dưỡng dài hạn 575 2,71 4
5 Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè 580 2,74 3