Cụ thể hoá và vận dụng các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT trong hoạt động dạy học của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện hà trung, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58 - 64)

- Dạy 5/7 buổi một tuần cả sáng cả chiều

3.2.1.Cụ thể hoá và vận dụng các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT trong hoạt động dạy học của giáo viên.

3 Quản lý giáo viên việc thực hiện chương trình giảng dạy 596 28

3.2.1.Cụ thể hoá và vận dụng các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT trong hoạt động dạy học của giáo viên.

trong hoạt động dạy học của giáo viên.

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp:

- Đảm bảo phát triển giáo dục theo kế hoạch được giao đáp ứng được nhu cầu giáo dục của địa phương.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả của quá trình dạy học và giáo dục. - Xây dựng đội ngũ giáo viên của trường đồng bộ về cơ cấu đủ loại hình theo chuẩn đào tạo và chất lượng ngày càng cao.

- Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động dạy học. - Thường xuyên cải tiến công tác quản lý trường học theo tinh thần dân chủ hoá nhà trường, tiến hành đồng bộ có trọng điểm các hoạt động dạy học và giáo dục.

Bộ máy quản lý trường THPT bao gồm Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm và có quyền quyết định mọi hoạt động chức năng của nhà trường. Phó hiệu trưởng là người giúp việc Hiệu trưởng quản lý nhà trường. Trường THPT được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật căn cứ luật giáo dục đã được Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua và cho thực hiện. Bên cạnh đó nhà trường THPT đứng đầu là Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về vai trò và nhiệm vụ quan trọng của mình. Hiệu trưởng phải thực hiện sự quản lý tập trung trên cơ sở phát huy rộng rãi sự tham gia dân chủ của giáo viên, và phối hợp các phương pháp quản lý trên cơ sở quán triệt tinh thần dân chủ hoá nhà trường để đảm bảo thực hiện kế hoạch đào tạo có chất lượng hiệu quả.

Trong chiến lược phát triển GD&ĐT Thanh Hóa từ năm 2010-2015 đã chỉ rõ: Chúng ta tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết TW 2 khoá VIII, quán triệt và thực hiện các nhiệm vụ phát triển GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng IX và kết luận của Hội nghị TW6 khoá IX của Đảng nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện trong phát triển giáo dục.

- Thiết lập môi trường hành lang pháp lý trong điều hành và quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động học tập của học sinh.

- Thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ, kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả đối với chương trình giảng dạy và quy chế chuyên môn của Bộ GD-ĐT.

- Tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong phong trào thi đua 2 tốt “dạy tốt- học tốt”.

- Đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục THPT của nhà nước.

- Lựa chọn được các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường và địa phương.

- Phối hợp thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giáo dục: Nhà trường- Gia đình- Xã hội.

- Nâng cao kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của địa phương và xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.2.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp - Đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên

+ Tổ chức cho giáo viên học tập các pháp quy giáo dục đào tạo (chú ý các khâu: giảng dạy, kiểm tra đánh giá) và các định hướng phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH - HĐT đất nước, đặc biệt là luật giáo dục và chiến lược pháp triển

GD&ĐT đến năm 2020 của Bộ GD&ĐT.

+ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng, đầy đủ, có hiệu quả chương trình giảng dạy, kế hoạch, quy chế chuyên môn của Bộ GD&ĐT và mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy cấp học của nhà nước bằng cách xây dựng, thực hiện thời khoá biểu khoa học, hợp lý đúng quy định của môn học, phù hợp với nguồn lực hiện có của nhà trường trong mọi hoàn cảnh.

+ Quy định tổ chuyên môn - giáo viên bộ môn phải làm đầy đủ hồ sơ chuyên môn, đặc biệt phải lên kế hoạch giảng dạy chi tiết tới từng tuần, tháng, học kỳ và cả

năm học. Chú trọng việc xác định nội dung trọng tâm, phương pháp giảng dạy từng bài từng tiết, có phiếu báo giảng hàng tuần.

+ Thực hiện thông qua tổ chuyên môn pháp bảng phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT đến từng giáo viên bộ môn. Yêu cầu giáo viên giảng dạy đúng tiến trình, tiến độ, kế hoạch không được cắt xén, thay đổi nội dung chương trình, coi nội dung chương trình chuẩn là pháp lệnh thể hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình của cấp học. + Phổ biến cách sử dụng hồ sơ sổ sách chuyên môn, quy định cách ghi tên ghi điểm, lên điểm ở sổ điểm lớn và sổ điểm cá nhân.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả, sinh hoạt thường kỳ có chất lượng, phân công giảng dạy và phục vụ dạy học hợp lý, thực hiện dự giờ thăm lớp, xếp loại chuyên môn giáo viên, góp ý, rút kinh nghiệm thường xuyên, thực hiện thống nhất tiến độ thực hiện các loại bài kiểm tra, quy chế cho điểm, cách ra đề, duyệt đề, thời gian chấm, trả bài, lên điểm.

+ Giao cho Phó hiệu trưởng (phụ trách chuyên môn), Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm duyệt kế hoạch giảng dạy và giáo án lên lớp của giáo viên trước một tuần (đặc biệt chú trọng nội dung, kiến thức cơ bản và phương pháp giảng dạy của từng tiết học, bài học).

+ Đưa việc thực hiện quy chế chuyên môn vào nội dung đánh giá thi đua. + Hiệu trưởng yêu cầu Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Tổ trưởng tổ chuyên môn nộp sổ điểm theo dõi hồ sơ sổ sách chuyên môn, xếp loại chuyên môn của giáo viên có chế độ báo cáo thường xuyên với Hiệu trưởng.

+ Cải tiến đổi mới phương pháp dạy học thông qua xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao nhận thức cho giáo viên về tính tất yếu thường xuyên phải đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ thường xuyên của người giáo viên bởi người dạy là “nhân tố quyết định của giáo dục”; pháp động các phong trào nghiên cứu để đổi mới cải tiến phương pháp dạy học. Kiên quyết bài trừ lối dạy “đọc chép” và “dạy chay” mang kiểu “dạy học thụ động, truyền thụ một chiều, thầy dạy trò ghi nhớ” cải tiến sinh hoạt chuyên môn

về nội dung đưa ra các vấn đề cần thảo luận, toạ đàm về phương pháp dạy học và trao đổi phương pháp dạy học từng tiết từng bài, cũng như cách soạn giảng thành chủ đề chính của các buổi sinh hoạt chuyên môn; xây dựng mối quan hệ trong quá trình lên lớp giữa thầy và trò là mối quan hệ hợp tác. Trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo trong quá trình định hướng, tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức đảm bảo “khơi dậy và phát huy năng lực tự học, sáng tạo của học”; tạo mọi điều kiện để giáo viên tiếp cận với những phương pháp dạy họ mới và sử dụng các trang thiết bị dạy học, động viên khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp dạy học; trường hợp chất lượng và học sinh quá yếu cần phải khảo sát, phân tích, xác định mức độ của giáo viên và học sinh, lấy đó làm cơ sở để lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp để dần dần nâng cao chất lượng; thành lập ban chỉ đạo theo dõi việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, có tổng kết, đúc rút, phổ biến kinh nghiệm, có khen thưởng, kỷ luật.

- Đối với hoạt động học tập của học sinh :

+ Tổ chức cho học sinh học tập các pháp quy GD&ĐT của Bộ GD&ĐT các nội quy của nhà trường, của lớp (chú trọng nhiệm vụ, quyền hạn của học sinh; qui chế thi, kiểm tra đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỉ luật đối với học sinh).

+ Quản lí hoạt động học tập của học sinh chặt chẽ kể từ tuyển sinh lớp đầu cấp đến cuối cấp

- Làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10.

+ Thành lập hội đồng tuyển sinh nhà trường theo quyết định: Thu nhận hồ sơ lên điểm xét duyệt công bố điểm chuẩn, danh sách trúng tuyển, đảm bảo tính cách nghiêm túc khách quan, công bằng dân chủ đúng quy chế.

+ Tiến hành định biên lớp học, bố trí phòng học, phân công giáo viên chủ nhiệm, làm lễ đón nhận học sinh mới (học sinh đầu cấp).

+ Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm làm bài học kinh nghiệm cho kỳ tuyển sinh năm học sau.

+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn xây dựng mạng lưới cán bộ lớp, cán bộ Chi đoàn, cán sự bộ môn có phẩm chất, năng lực, năng động, tự giác

trong hoạt động, có khả năng giúp đỡ học sinh yếu kém, làm hạt nhân cho phong trào học tốt.

- Đẩy mạnh công tác tổ chức, quản lý chặt chẽ việc học tập chính khoá, ngoại khoá và học tập ở nhà của học sinh.

- Quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của giáo viên bộ môn trong việc quản lý giờ dạy của mình. Cán bộ lớp, cán bộ Chi đoàn chịu trách nhiệm quản lý các thành viên trong lớp, có chế độ báo cáo thường xuyên với chủ nhiệm (mức cấp thiết có thể báo cáo với Ban Giám hiệu).

- Kiểm tra đánh giá: Xác định những nội dung kiểm tra, đánh giá, thực hiện kế hoạch: phân phối chương trình, quy chế chuyên môn, hồ sơ, sổ sách, giáo án, sổ điểm, sổ đầu bài, vở ghi để đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh .

+ Nguyên tắc kiểm tra đánh giá: Thực hiện triệt để các pháp quy GD&ĐT đặc biệt những quy định về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục THPT trong điều 23 và 24 luật giáo dục, đồng thời kiểm tra đánh giá phải đảm bảo chính xác, công khai, khách quan, công bằng mà vẫn khơi dậy được khả năng tiềm tàng, phát huy tối đa tinh thần tự giác tích cực, chủ động sáng tạo, ý chí vươn lên của giáo viên và học sinh cũng như đảm bảo sự khuyến khích, động viên tạo hứng thú cho học sinh trong học tập nhằm hình thành và phát triển tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh trong phương pháp tự học.

+ Hình thức kiểm tra đánh giá:

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp loại chuyên môn của giáo viên qua sự phối hợp thanh tra định kỳ và đột xuất giữa Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và Ban thanh tra nhân dân về: Giờ dạy trên lớp, sổ điểm, sổ kế hoạch, sổ đầu bài, vở ghi học sinh (đặc biệt chú trọng nội dung kiến thức cơ bản và phương pháp dạy học).

Cải tiến, đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các bài kiểm tra, bài thi có thời gian 45’ trở lên thông qua nhóm bộ môn, đổi mới quy trình thực hiện từ khâu ra đề, tổ chức thi kiểm tra, chấm thi, chấm kiểm tra cho đến công bố kết quả.

+ Tổ chức ra đề thi (hoặc kiểm tra): Chỉ đạo các Tổ chuyên môn thống nhất mức độ của đề thi (đề kiểm tra) ở từng khối lớp (chú ý lên thang điểm cho từng phần: kiến thức, kỹ năng, sáng tạo). Sau đó yêu cầu giáo viên ở tất cả các khối lớp đều phải ra 2 đề cùng 2 đáp án và thang điểm (một đề chẵn và một đề lẻ) có trình độ kiến thức tương đương đáp ứng các yêu cầu của chuyên môn (đặc biệt tuyệt đối giữ bí mật). Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm chọn đề một chẵn- một lẻ một cách ngẫu nhiên đồng thời xem xét lại hoặc điều chỉnh đáp án, thang điểm đề thi (kiểm tra) chu đáo nghiêm túc, đúng thời gian, địa điểm đã định; Giáo viên coi thi hoặc cả kiểm tra không được coi môn mình dạy; thí sinh phải ngồi đúng số báo danh, hoặc làm bài theo một loại giấy quy định chung (có số báo danh); hai học sinh ngồi cạnh nhau không được làm cùng một đề thi (hoặc đề kiểm tra); hết giờ làm bài giáo viên thu bài theo thứ tự số báo danh từ bé đến lớn và nộp cho nhà trường để rọc phách.

+ Tổ chức chấm bài thi (bài kiểm tra): Thực hiện chấm bài chéo dưới sự kiểm tra, giám sát của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,Tổ trưởng chuyên môn.

+ Công bố kết quả: Tổng hợp kết quả, xét duyệt sau đó niêm yết công khai, công bố trên web của Trường.

Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh trong mối quan hệ qua lại giữa dạy và học. Tức là đánh giá xếp loại học sinh trên cơ sở trình độ được đào tạo của mục tiêu phát triển giáo dục, thể hiện các mặt chủ yếu là: kiến thức- kỹ năng- thái độ. Qua đó cũng đánh giá phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Đánh giá xếp loại giảng dạy của giáo viên phải dựa trên cơ sở đánh giá toàn diện như: Kết quả học tập của học sinh; nội dung đảm bảo chuỗi kiến thức cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp; phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, phát huy được tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, khơi dạy, bồi dưỡng và phát triển phương pháp tự học cũng như rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tổ chức giờ dạy tốt để khơi dậy ý thức trau dồi chuyên môn và nghiệp vụ sư

phạm; có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm đối với học sinh; tôn trọng, ham học hỏi, tận tình giúp đỡ đồng nghiệp, thực hiện tốt, đầy đủ trách nhiệm của người công dân. 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

+ Phát động phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt - học tốt”; phong trào “học tốt, rèn luyện tốt”, “Học vì ngày mai lập nghiệp”. Trong đó chú trọng động viên, khuyến khích giáo viên tham gia phong trào nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học.

+ Đưa kết quả các nội dung thi đua và tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh.

+ Bình xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật phải đảm bảo đúng quy định dân chủ, công khai, khách quan công bằng, chặt chẽ và kịp thời từ trường đến lớp.

+ Lấy vai trò các tổ chức trong nhà trường làm động lực để thúc đẩy phong trào dạy tốt, học tốt.

+ Hình thức khen thưởng phải tạo ra không khí trang trọng, vinh dự, khích lệ cao, mức thưởng tương xứng với thành tích đạt được.

+ Thông qua các tiết chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm và các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm giáo viên chủ nhiệm tác động đến học sinh.

+ Kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn quản lý kiểm tra hoạt động học của học sinh.

+ Kết hợp với chính quyền địa phương, công an, gia đình quản lý học sinh giúp các em không vi phạm pháp luật và ý thức tực học hỏi của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện hà trung, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58 - 64)