Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện hà trung, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 31)

sự nghiệp giáo dục

* Những thuận lợi

Là huyện đồng bằng, có một phần trung du và miền núi, có vị trí địa lý khá thuận lợi. Hệ thống điện, đường, trường, trạm phát triển nhanh và đồng bộ. Chính trị ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, có nguồn nhân lực dồi dào, mặt bằng dân trí tương đối cao. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ làm cho ngành nghề phát triển đa dạng, dẫn tới dịch chuyển cơ cấu lao động, tạo điều kiện cho đẩy nhanh tốc độ phát triển.

Người Hà Trung có lòng yêu nước, yêu quê hương nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc; kiên cường, bất khuất, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; có truyền thống hiếu học, ham học, ham tiến bộ và “ tôn sư trọng đạo”, thời nào cũng có người đỗ đạt cao, nhiều xã trong huyện đó phát huy được truyền thống hiếu học. Đến nay, toàn huyện có 6 giáo sư, 16 phó giáo sư, 38 tiến sỹ. Đây là cơ sở cho sự huy động nhiều nguồn lực cho giáo dục nói chung, cho hoạt động của các trường THPT nói riêng.

Có thể khẳng định rằng: Truyền thống lịch sử văn hóa của người Hà Trung có ảnh hưởng rất lớn dến sự nghiệp phát triển giáo dục, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

* Những khó khăn

Các chỉ số phát triển kinh tế của huyện còn thấp, mức sống và khả năng tích luỹ của một bộ phận lớn người dân chưa cao, đặc biệt là đời sống của bà con giáo dân (có 5 xã: Hà Đông, Hà Hải, Hà Vinh, Hà Tân, Hà Dương có giáo dân - với khoảng 1,5 vạn đồng bào, tỷ lệ khoảng 14%), tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển

kinh tế - xã hội; thương mại dịch vụ chủ yếu buôn bán nhỏ. Đất canh tác bình quân trên đầu người thấp; tình trạng dân đông, thiếu việc làm đang là khó khăn lớn nhất của Huyện.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ nhân lực được đào tạo nghề còn thấp trình độ tin học, ngoại ngữ hạn chế.

Nguồn đầu tư CSVC cho các trường học từ ngân sách còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Những đặc điểm trên là căn cứ thực tiễn để đề ra các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong thời kỳ mới, trong đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường THPT có ý nghĩa rất thiết thực.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện hà trung, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w