- Dạy 5/7 buổi một tuần cả sáng cả chiều
6 Kiểm tra giáo án và việc chuẩn bị của giáo viên trước khi lên
lớp 562 2,65 3
Nhận xét: Qua 212 ý kiến được hỏi về biện pháp quản lý giáo viên soạn bài,
chuẩn bị bài cũng có nhiều ý kiến khác nhau song nhìn chung phần đa các ý kiến cho thấy mức độ thực hiện các biện pháp quản lý giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài ở mức cao với 5/6 biện pháp có điểm trung bình cộng X ≥ 2,32. Trong đó biện pháp “BGH thường xuyên kiểm tra uốn nắm kịp thời việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên” được thực hiện thường xuyên nhất, điều đó nói lên hiệu quả của biện pháp quản lý giáo viên soạn, chuẩn bị bài.
BGH thường xuyên kiểm tra uốn nắn kịp thời việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên, qua ý kiến đánh giá có tổng điểm là 581, điểm bình quân là 2,74 xếp vị trí thứ nhất sau đó đến các biện pháp tiếp theo, cuối cùng là biện pháp quy định giới thiệu và cung cấp cho giáo viên các loại tài liệu tham khảo nâng cao chất lượng giờ dạy 441, điểm bình quân là 2,08 xếp vị trí cuối cùng. Hiệu trưởng không đánh giá cao biện pháp này mà thực tế này yêu cầu của các trường cũng khác nhau. Trường THPT Nguyễn Hoàng do mới thành lập, đa số là giáo viên trẻ nên yêu cầu 100% giáo viên lên lớp phải soạn giáo án mới. Còn trường THPT Hà Trung và trường THPT Hoàng Lệ Kha cho sử dụng giáo án cũ có bổ sung nhưng phải dạy một khối lớp từ 3 năm trở lên.
Ngoài các biện pháp trên Hiệu trưởng còn yêu cầu giáo viên soạn theo mẫu giáo án quy định, cải tiến cách soạn sạch đẹp… Việc đánh giá giáo án là một tiêu chuẩn thi đua cho mỗi giáo viên, cả ba trường THPT công lập huyện Hà Trung đều khuyến khích giáo viên dùng giáo án điện tử. Mỗi giáo viên dạy ít nhất 2 giáo án điện tử trong một năm học.
Biểu đồ 1: Một số biện pháp quản lý giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài:
Thực trạng về biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp. Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt nó tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập của thầy và trò, đến chất lượng giáo dục của nhà trường, chất lượng hiệu quả của công tác giảng dạy thể hiện ở giờ lên lớp, vì vậy Hiệu trưởng phải có biện pháp phù hợp để đảm bảo nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Thực tế ở các trường cho thấy các Hiệu trưởng đều chủ động đề ra được một số biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên.
2.3.3. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy
Tất cả các Nhà trường đều nhận thức được chương trình dạy học là văn bản pháp quy của ngành Giáo dục & Đào tạo, tất cả các trường đều thực hiện nghiêm túc, mà người trực tiếp thực hiện là giáo viên, chính vì thế trường THPT phải có các biện
Biện pháp
pháp quản lý giáo viên thực hiện đầy đủ nội dung chương trình không được dồn ép cắt xén. Đó là một trong những điều kiện để 3 trường đảm bảo thực hiện chất lượng giảng dạy cũng như mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm học đã xây dựng.
Việc quản lý chương trìnhdạy học phải đảm bảo sao cho trường dạy đủ số môn quy định, Hiệu trưởng phải sắp xếp quỹ thời gian giảng dạy cho các môn học theo từng học kỳ thể hiện trên thời khoá biểu, giáo viên thực hiện giảng dạy theo số giờ đã phân phối, theo từng bài, từng tuần, từng học kỳ. Vì thế phải có biện pháp quản lý được giáo viên thực hiện, có đúng tiến độ, có đúng số giờ, số tiết theo quy định.
Qua điều tra cho thấy ở các trường đều chỉ đạo 100% giáo viên phải có lịch báo giảng, lịch này phải được ghi vào sổ báo giảng của từng giáo viên, việc xây dựng lịch báo giảng hàng tuần của giáo viên giúp cho Ban lãnh đạo nắm được tiến độ chương trình giảng dạy, thuận lợi cho việc kiểm tra, chủ động dự giờ của cán bộ quản lý. Trường THPT Hà Trung xây dựng nội quy chuyên môn, các tổ trưởng báo cáo tiến độ thực hiện chương trình của các môn hàng tháng của từng thành viên trong tổ. Ban chuyên môn gồm (Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, Thanh tra chuyên môn) kiểm tra việc thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn của giáo viên định kỳ 1 lần/ học kỳ qua hồ sơ sổ sách chuyên môn như giáo án, lịch báo giảng, sổ điểm, sổ đầu bài... Ngoài kiểm tra hồ sơ cá nhân hàng tháng, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phải kiểmtra, ghi nhận xét việc thực hiện giờ dạy qua sổ đầu bài của các lớp, sổ chấm công, sổ theo dõi hàng ngày, sổ theo dõi thực hiện thí nghiệm, sổ theo dõi dùng đồ dùng dạy học, biên bản họp tổ chuyên môn.
Để xin ý kiến của các đồng chí cán bộ quản lý và chuyên gia về biện pháp quản lý chương trình dạy học, chúng tôi đưa ra 5 biện pháp qua điều tra, tiến hành tính điểm như trên ở 3 mức độ: Thường xuyên: 3 điểm, thỉnh thoảng: 2 điểm, không thực hiện: 1 điểm. Sau đó nhân số phiếu tán thành ở từng mức của từng biện pháp quản lý rồi tính điểm trung bình cộng X . Từ đó thu được kết quả thực hiện chương trình giảng dạy
Bảng 11: Thực trạng biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy: T
T
Các biện pháp quản lý giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy Thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện Tổng điểm X Thứ bậc SL % SL % SL %