Tăng cường biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường bằng ứng dụng công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện hà trung, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 68 - 71)

- Dạy 5/7 buổi một tuần cả sáng cả chiều

3.2.3.Tăng cường biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường bằng ứng dụng công nghệ thông tin.

3 Quản lý giáo viên việc thực hiện chương trình giảng dạy 596 28

3.2.3.Tăng cường biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường bằng ứng dụng công nghệ thông tin.

trường bằng ứng dụng công nghệ thông tin.

Biện pháp này nhằm hỗ trợ cho hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trong nhà trường một cách hiệu quả và khoa học, chính xác tiết kiệm được thời và các thủ tục hành chính rờm rà, tiết kiệm được kinh phí hoạt động của đơn vị.

Biện pháp này cũng nhằm giúp cho hiệu trưởng cải thiện môi trường làm việc khoa học và giám sát được các hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh thông quan các thông tin phản hồi từ phí giáo viên và học sinh trong nhà trường.

3.2.3.2.Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Quản lý xếp thời khóa biểu cho giáo viên giảng dạy bằng ứng dụng công nghệ thông tin: Thông qua bảng phân công chuyên môn được phê duyệt đầu năm nhà trường xếp thời khóa biểu giảng dạy cho giáo viên ở các lớp, qua đó hiệu trưởng có thể quản lý toàn bộ giờ giấc giảng dạy của giáo viên như: giờ chính khóa, dạy phụ đạo, tự chọn, bỏ giờ, dạy thay, dạy bù, đổi giờ, ngày nghỉ…

+ Thời khóa biểu phải đảm bảo tính ổn định, điều này làm cho nhịp độ công tác trong nhà trường được đảm bảo.

+ Cách xếp thời kháo biểu bằng công nghệ thông tin thể hiện mối quan tâm đến quỹ thời gian của giáo viên tạo điều kiện cho họ làm việc hợp lý và có năng xuất cao mà không bị mệt mỏi quá sức.

+ Công bố thời khoá biểu cho giáo viên và học sinh, cán bộ có liên quan và cha mẹ học sinh. Thời kháo biểu này đăng tải trên Wedsite của nhà trường.

Giáo viên, học sinh, Phụ huynh học sinh có thể trập cập Internet để biết được những thông tin cần thiết như: giờ dạy của giáo viên, lớp dạy, tiết học, môn học, thời gian v.v. . . rất thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả mà Hiệu trưởng cũng có thể quản lý được toàn bộ công việc.

- Quản lý nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên bằng công nghệ thông tin

+ Họp hội đồng nhà trường đầu năm, giao nhiệm vụ cho giáo viên công bố địa chỉ Wedsite và Email hộp thu điện tử của nhà trường tiện cho công việc, tập trung vào các công việc chính sau đây :

+ Công tác chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. + Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên.

+ Quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tất cả những nhiệm vụ giảng dạy của giáo được Hiệu trưởng đăng tải trên Internetđể giáo viên cập nhật và có ý kiến đề xuất với lãnh đạo nhà trường như: việc thực hiện chương trình của giáo viên chậm, nhanh, khó khăn, thuận lợi; hoặc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên, học sinh, phụ huynh có thể cập nhật năm bắt thông tin cần thiết như giáo viên dạy lớp nào, kết quả của học sinh, con em của phụ huynh học như thế nào; ý kiến đóng góp, khó khăn, thuận lợi .

- Quản lý học tập của học sinh bằng công nghệ thông tin:

+ Quản lý quá trình học tập của học sinh sau khi nhập điểm chi tiết các bộ môn và hạnh kiểm, toàn bộ tính toán điểm trung bình, phân loại học lực, xét danh hiệu thi đua của học sinh được tiến hành hoàn toàn tự động.

+ Kết quả học tập của học sinh: nhà trường có thể tạo cho mỗi học sinh một học bạ điện tử cho phép lưu trữ thông tin kết quả học tập của học sinh, in ấn phát hành cho học sinh hoặc đăng tải trên Internet, phụ huynh có thể cập nhật nắm bắt thông tin học tập đồng thời thông qua phần mền công nghệ thông tin giúp nhà trường in các biểu bảng như: số điểm cá nhân, sổ điểm lớp, sổ liên lạc.

+ Quản lý thi của học sinh trong suốt quá trình học tập, nhất là trong các kì thi do nhà trường tổ chức như thi khảo sát, thi học kì, thi tuyển sinh cũng được thực hiện bằng công nghệ thông tin tiện lợi, khoa học, hiệu quả như: xếp phòng thi, phân công coi thi, cách đánh số báo danh, phân công chấm thi, đánh phách và kết quả thi.

Tóm lại: biện pháp sử dụng phần mềm, công nghệ thông tin để quản lý hoạt động dạy học của Nhà trường là một đặc điểm hoàn toàn mới, nếu được nhà trường áp dụng sẽ có thể góp nâng cao được chất dạy học đồng thời hỗ trợ cho Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả, khoa học, tiết kiệm được thời gian, kinh phí hoạt động giúp nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

- Nhà trường phải đầu tư máy vi tính được kết nối Internet, có Wedsite, hộp thu điện tử (Email).

- Cán bộ quản lý biết sử dụng máy vi tính thông thạo tiện cho việc quản lý. - Cần có sự hỗ trợ đầu tư của lãnh đạo cơ quan cấp trên.

- Trường phải có bộ phận phụ trách máy vi tính, thông tin mạng và các phầm mền quản lý chuyên dụng.

- Được công bố rộng rãi cho giáo viên, phụ huynh, học sinh biết địa chỉ Wedsite và hộp thu điện tử (Email) của nhà trường để đóng góp ý kiến đề xuất hoặc ý kiến phản ánh để tạo ra mội trường giảng dạy học tập tích cực.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện hà trung, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 68 - 71)