Quản lý cơ sơ vật chất, điều hành các bộ phận chức năng phục vụ cho hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện hà trung, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 74)

- Dạy 5/7 buổi một tuần cả sáng cả chiều

3 Quản lý giáo viên việc thực hiện chương trình giảng dạy 596 28

3.2.4. Quản lý cơ sơ vật chất, điều hành các bộ phận chức năng phục vụ cho hoạt động dạy học.

cho hoạt động dạy học.

3.2.4.1. Cơ sở và mục đích của biện pháp:

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là nội dung, phương tiện truyền tải thông tin, giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động tích cực, thiết bị dạy học là “mắt xích”, trong chỉnh thể mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.

- Nghị quyết của Quốc hội khoá X kỳ học thứ 8 đã khẳng định: “Đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học phải được thực hiện đồng bộ với công việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”.

- Cơ sở vật chất trong các nhà trường là thành phần không thể thiếu được trong quá trình dạy học và giáo dục, các trang thiết bị dạy học và hiện đại đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học . Muốn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh thì cần phải tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho nhà trường.

- Xu hướng chung của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT nước ta là “tích cực hoá, cá biệt hoá hoạt động của học sinh”, trong đó và trước hết là học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn so với thời gian qua đó nhằm tạo cơ sở quan trọng trong việc đổi mới thực sự phương pháp dạy học. Quá trình này tuân theo định hướng đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức trong quá trình học tập thông qua thực hành thâm

nhập thực tế và dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học nêu ở trên liên quan chặt chẽ đến việc nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học ở trường THPT.

Thực tế các trường THPT trrong những năm qua cho thấy do những nguyên nhân khác nhau, mức độ trang bị và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế và có sự chênh lệch nhiều giữa các trường ở các vùng miền khác nhau. Theo thống kê ở các trường THPT huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ % thiết bị dạy học đã được trang bị so với danh mục Bộ quy định là khoản 80%, tỷ lệ % thiết bị dạy học trong thực tế được sử dụng chỉ đạt 50%.

Từ những căn cứ trên, một trong những trọng tâm của công tác quản lý trường học là phải xây dựng, củng cố và tăng cường sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.

Mặt khác cần đổi mới công tác quản lý, điều hành các bộ phận chức năng trong nhà trường để duy trì và hỗ trợ hoạt động dạy học, luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các bộ phận chức năng trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ trưởng chuyên môn…) hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Làm tốt công tác tham mưu với Sở GD&ĐT để tăng nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và mua sắm trang thiết bị dạy học.

- Huy động các nguồn lực khác của Địa phương, tổ chức xã hội, hội cha mẹ học sinh vào việc xây dựng tu bổ trường lớp, bàn ghế, sân chơi, bãi tập… thiết bị dạy học hiện có.

- Sửa chữa, cải tiến những dụng cụ cũ, bổ sung những dụng cụ mới vào bộ dụng cụ đã có làm cho chúng trở thành bộ dụng cụ hoàn chỉnh có thể sử dụng được.

- Ưu tiên cho việc mua sắm các thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm cần thiết, hiện đại.

- Tổ chức tốt phong trào giáo viên và học sinh tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học. Vì tự làm đồ dùng dạy học góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống trang thiết bị dạy học trong trường học do nguồn kinh phí hạn hẹp, nhà nước không

thể cung cấp thoả mãn toàn bộ trang thiết bị cho các trường học. Mặt khác trang thiết bị được cung cấp từ trên xuống không thể thay thế các trang thiết bị tự làm. Các trang thiết bị phản ánh đặc thù tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Các trang thiết bị tự làm đạt chất lượng cao là sản phẩm trí tuệ của giáo viên và học sinh có tâm huyết không chỉ đặt ra cho học sinh như bài tập nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức mà còn đặt ra cho giáo viên nhằm làm phong phú thêm thiết bị dạy học. Thực tế đã chỉ ra rằng làm thiết bị dạy học không chỉ mang ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà thực sự nó có tác dụng phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng, kích thích hứng thú nghề nghiệp của giáo viên và học sinh .

Cần chú ý các trang thiết bị dạy học tự làm cần mang tính hiện thực, chống hình thức và cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Yêu cầu tổ chức lao động có khoa học phù hợp với bộ môn. + Yêu cầu thẩm mỹ.

+ Yêu cầu kinh tế. + Yêu cầu sáng tạo.

- Tuyển chọn phân công cán bộ và giáo viên có kiến thức chuyên môn, có ý thức trách nhiệm cao vào việc quản lý các phòng thí nghiệm. Thường xuyên các giáo viên này phải kiểm tra, chuẩn bị sẵn các dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho các tiết dạy trên lớp của giáo viên .

- Xây dựng phòng thư viện chuẩn (có phòng đọc cho giáo viên và học sinh), tăng cường các loại sách báo tài liệu tham khảo, phát động giáo viên và học sinh ủng hộ sách cho thư viện, làm phong phú thêm tủ sách nhà trường.

- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra tài sản (thường xuyên và định kỳ), kịp thời tu sửa và trang bị mới những dụng cụ cần thiết phục vụ chu dạy học.

- Thường xuyên trưng cầu ý kiến các tổ chuyên môn, giáo viên về việc mua thêm sách tham khảo, đồ dùng, thiết bị cần thiết cho từng môn học. Đồng thời Hiệu trưởng phải tổ chức giới thiệu cho giáo viên những tài liệu và những đồ dùng dạy học có trong danh mục, trong phòng thí nghiệm, thư viện để giáo viên nghiên cứu lập kế hoạch giảng dạy.

- Chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học hiện có một cách có hiệu quả đảm bảo nguyên tắc, sử dụng đúng mục đích, đúng mực, đúng cường độ. Tích cực nghiên cứu ứng dụng đưa công nghệ thông tin và phần mềm dạy học vào giờ học. Ở trường THPT việc đưa máy tính vào nhà trường không chỉ nhằm vào việc dạy môn tin học mà còn để ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ dạy các môn học khác điển hình là: Ngoại ngữ, Toán, Lý, Hoá, Sử, Địa… bằng việc sử dụng “giáo án điện tử”, “sổ điện tử”… Công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách căn bản phương pháp dạy và học, giúp cho quá trình dạy và học trở lên tích cực hơn, học sinh có cơ hội tìm kiếm thông tin, tư liệu giúp cho các em tự học, tự tìm hiểu kiến thức, tự kiểm tra đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tích cực. Từ đó học sinh sẽ trở thành con người sáng tạo hơn, chủ động hơn, hăng say học tập hơn.

- Tổ chức cho các tổ chuyên môn, các giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm, thư viện và cán bộ quản lý nhà trường đi học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trong công tác xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Xây dựng, duy trì phát huy có hiệu quả hoạt động của phòng y tế học đường giúp cho việc chăm sóc sức khoẻ giáo viên và học sinh .

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện hà trung, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w