Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 1 Các bước tiến hành khảo nghiệm:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện hà trung, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79 - 80)

- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường trên cơ sở những quy định về tổ chức công tác gióa dục và tổ chức quản lý

3.3.Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 1 Các bước tiến hành khảo nghiệm:

3.3.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm:

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi đã đưa ra 5 biện pháp quản lý cơ sở nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên THPT. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện thực nghiệm để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên. Chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên gia lấy ý kiến trưng cầu của lãnh đạo ngành, lãnh đạo các phòng ban của Sở GD&ĐT, các chuyên viên Sở GD&ĐT, các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các trường THPT huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa và một số chuyên gia... Quá trình lấy ý kiến chuyên gia được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Lập phiếu điều tra.

Với các biện pháp đã nêu chúng tôi tiến hành điều tra trên 2 nội dung:

- Điều tra về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cần, cần, không cần.

- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp theo 3 mức: rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra.

Chúng tôi tiến hành điều tra 9 cán bộ quản lý giáo dục và 212 giáo viên. Đối với cán bộ quản lý: Ban giám đốc, Trưởng, Phó phòng ban của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo và chuyên viên Sở GD&ĐT .

Bước 3: Phát phiếu điều tra.

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu. 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

Để đánh giá tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi quy ước số điểm chấm như sau :

- Đánh giá tính cấp thiết: + Rất cấp thiết: 3 điểm + Cấp thiết: 2 điểm

+ Không cấp thiết: 1 điểm - Đánh giá tính khả thi: + Rất khả thi: 3 điểm + Khả thi: 2 điểm

+ Không khả thi: 1 điểm

Sau đó nhân số phiếu đánh giá tán thành ở từng mức với số điểm quy ước để tính điểm trung bình cộng của từng biện pháp, trên cơ sở đó tính hệ số tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả thu được phản ánh qua bảng dưới đây:

Bảng15: Ý kiến đánh giá của chuyên gia về các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT.

Biện pháp quản lý Cấp thiết Khả thi

Tổng điểm X Thứ bậc Tổng điểm X Thứ bậc 1 Cụ thể hoá và vận dụng văn bản pháp quy trong

hoạt động giảng dạy của giáo viên THPT 93 3,00 1 93 3,00 1 2 Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn

nghiệp vụ cho giáo viên 87 2,81 3 87 2,81 3

3

Tăng cường biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường bằng ứng dụng công nghệ thông tin

89 2,87 2 89 2,87 2

4

Quản lý cơ sở vật chất, điều hành các bộ phận chức năng của nhà trường phục vụ cho hoạt động dạy học

80 2,58 5 80 2,58 4

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THPT huyện hà trung, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 79 - 80)