Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ở các trường TH vùng DTTS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 27 - 30)

TH vùng DTTS

1.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ở TH.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ở TH nói chung.

Thứ nhất, phải kể đến đó là đối tượng HS không đồng đều có sự chênh lệch cao giữa vùng thuận lợi (thành phố, thị xã, thị trấn) và vùng khó khăn (vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS). Thứ hai, đội ngũ GV được đào tạo ở các bậc học khác nhau, năng lực và phương pháp giảng dạy cũng như sự tâm huyết với nghề cũng khác nhau. Có những GV nhiệt tình yêu nghề, phương pháp giảng dạy tốt HS hiểu bài, thích học. Nhưng cũng có GV giảng dạy làm HS sợ đến trường, đến lớp, ngại học. Thứ ba, điều kiện CSVC của từng địa phương, từng trường tuy đã cố gắng nhưng một số trường, lớp chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho việc dạy và học, việc đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho vấn đề này còn hạn chế. Thứ tư, nội dung chương trình SGK còn quá nặng, một số nội dung chưa phù hợp còn xa lạ với thực tiễn GD. Ngoài hai môn Toán và TV các môn còn lại chưa hỗ trợ tích cực cho hai môn này có những nội dung vừa thừa lại vừa thiếu.

Thứ năm, công tác quản lí còn nhiều bất cập, nhiều khi mang tính rập khuôn, đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó,... Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ở TH. Tuy nhiên, về cơ bản 5 yếu tố trên là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học ở TH.

1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ở các trường TH vùng DTTS.

(1) Từ phía Học sinh:

HS ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS không được chuẩn bị tâm thế và kĩ năng học tập trước khi vào lớp 1 như: Một số nét tâm lí của HS liên quan tới hoạt động học tập học sinh dân tộc (HSDT) thường có biểu hiện nhút nhát trong

giao tiếp, nhất là thời kì mới nhập trường. Có thể có nhiều lí do dễ thấy là: Giao tiếp với GV, các bạn, các em không biết TV.

Có nhiều yếu tố gây trở ngại đối với tư duy của HS, đặc biệt là tư duy trừu tượng. Có thể kể đến các vấn đề như: Tính tự ti, áp lực lo lắng, sự mệt mỏi, sự nhầm lẫn làm cho các em bị hạn chế, không suy nghĩ minh mẫn được. Các tác động của môi trường văn hoá, yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực trí tuệ của HS.

Khác với HS Kinh, HSDT thiểu số luôn tồn tại hai ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ và TV. TV chủ yếu được thực hiện trong lớp học, khi giải lao, vui chơi bằng tiếng mẹ đẻ. Ðây là những chức năng của ngôn ngữ có liên quan đến học tập và phát triển nhận thức, chúng thường có mặt trong tất cả các bài dạy.

(2) Từ phía Giáo viên:

Việc đào tạo GV theo một chương trình chung, chưa cụ thể cho một vùng miền. Kĩ năng dạy LG ở các vùng DTTS, khả năng nói tiếng dân tộc của GV; Môi trường dạy TV cho HSDT vẫn còn rất hạn chế. Do vậy, chất lượng TV của HS vùng DTTS cấp TH còn thấp. Trước hết, cần thiết phải có các giải pháp dạy TV cho HSDT để nâng cao chất lượng môn TV ở các trường TH; Chế độ đãi ngộ còn hạn chế cho những GV vùng này. Do đó, sự tham gia nhiệt tình giảng dạy của GV chưa cao;...

(3) Từ phía cộng đồng, gia đình

Trình độ dân trí một số vùng dân tộc ít người còn khó khăn, lạc hậu. Do đó, nhận thức của cộng đồng về GD còn hạn chế như một số gia đình cho con cái ở nhà làm việc không đi học, hoặc đang học bỏ học giữa chừng khi đến mùa vụ;... Nhiều gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa quan tâm đến việc học tập, tu dưỡng của con em; Không đảm bảo được điều kiện tối thiểu cho con em đi học... Tất cả những yếu tố đó một phần tất yếu do ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên, KT-XH.

(4) Các đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT-XH:

Các đặc điểm tự nhiên, KT-XH và đặc điểm đa ngữ ở vùng DTTS đều là những cản trở cho việc đến trường của HSDT. Bản làng dân cư sống rải rác ảnh

hưởng đến sự chuyên cần của HS, đặc biệt là HS ở những điểm trường lẻ xa trung tâm.Việc đi lại khó khăn do địa hình phức tạp. Thời gian học tập trong ngày của HSTH vùng DTTS ở vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh vẫn chỉ là một buổi và chỉ từ 2 đến 3 giờ tại lớp. HS vùng DTTS rất khó tham gia học 2 buổi/ ngày cho dù có đủ những điều kiện về trường, lớp, GV, nhưng nội dung dạy -học phù hợp với điều kiện của từng địa phương lại là vấn đề cần xem xét. Tuy đã có nhiều dự án đầu tư CSVC cho các vùng này dự án PEDC (vùng khó) nhưng về cơ bản CSVC còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Môi trường học tập chưa thực sự lôi cuốn với các em HSDTTS.

(5) Nội dung chương trình, PPDH.

Khối lượng kiến thức trong SGK còn nặng, nội dung kiến thức quá rộng. Một số nội dung chưa phù hợp với vùng miền. Chưa có nội dung, chương trình riêng cho vùng đặc thù. Nên chăng cần có một chương trình riêng cho những vùng này. PPDH còn mang tính áp đặt chưa phát huy tính tích cực của HS. Bên cạnh đó việc nắm bắt tâm lí của của HSDT là cần thiết để thay đổi PPDH cho phù hợp, đặc biệt trong việc dạy LG.

Kết luận chương 1:

Quản lí đã và đang khẳng định vai trò của nó trong mọi mặt đời sống XH. Để quản lí được hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Đòi hỏi người quản lí phải nắm thật vững những vấn đề cơ bản về khoa học quản lí nói chung và quản lí nhà trường TH nói riêng. Trên cơ sở đó vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình quản lí chất lượng dạy học của trường mình phù hợp với đặc thù vùng miền, địa phương, nhất là vùng DTTS nhằm thực hiện được mục tiêu GD toàn diện.

Chương 2:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 27 - 30)