Khái quát về đặc điểm tự nhiên, KT-XH và giáo dục TH của huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 30 - 35)

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai được thành lập 02/01/1997, huyện có 14 xã, thị trấn. Do điểm xuất phát của huyện rất thấp, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sản xuất theo hướng tự cung, tự cấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn; Đời sống của nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ đói, nghèo rất cao; Trình độ dân trí thấp...

Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, khai thác có hiệu quả về vị trí địa lí và tiềm năng, từng bước đạt được những kết quả đáng khích lệ về KT-XH, quốc phòng - an ninh, xây dựng huyện vững mạnh, tạo tiền đề đi lên.

Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện năm nào cũng có mức tăng trưởng khá. Năm 1997, nông - lâm nghiệp chiếm 78,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 13,2%, thương mại - dịch vụ chiếm 8% thì đến năm 2006, nông-lâm nghiệp chiếm 58,9%, công nghiệp-xây dựng chiếm 26,3%, thương mại - dịch vụ chiếm 14,8%. Năm 1998 chỉ đạt 8,8% thì đến năm 2006 đạt 12,39%, bình quân

tăng trưởng 11,1%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sản xuất nông nghiệp từ tự cung, tự cấp đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa; Hình thành các vùng sản xuất tập trung, hàng năm tạo ra khối lượng các sản phẩm như: 3.975 tấn ngô lai, 18.000 tấn sắn cao sản, 25.000 tấn mía đường, 2.000 tấn mủ cao su, 11.900 tấn cà phê... Chăn nuôi gia súc đã bước đầu theo hướng công nghiệp, giá trị chăn nuôi ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp.

Công nghiệp - xây dựng tăng ở mức cao, bình quân 13,6%/năm (không tính giá trị sản xuất của Công ty thủy điện IaLi). Hoạt động thương mại-dịch vụ có nhiều khởi sắc, số lượng cơ sở thương mại tăng đáng kể (hiện có 16 doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, 16 doanh nghiệp tư nhân và 300 hộ kinh doanh cá thể tăng gần 2 lần so với năm 1997). Ở khu dân cư (kể cả các làng vùng sâu, vùng xa) thương mại-dịch vụ đã phục vụ các nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

Kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng (năm 2006 đạt 4.370.000 đồng/người so với năm 1997 tăng 4 lần). Đã lồng ghép các chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình phát triển KT-XH khác nhờ đó tỷ lệ hộ đói nghèo giảm rõ rệt, từ 75% năm 1997 giảm xuống còn 29,98% năm 2006 (theo tiêu chí năm 2005), số hộ khá, hộ giàu ngày càng nhiều.

Hàng năm bằng nhiều nguồn vốn đã đầu tư xây dựng những cơ sở hạ tầng thiết yếu: Lưới điện, giao thông, nước sạch, thủy lợi, trường học, bệnh viện, trạm xá, trụ sở làm việc.

Văn hóa - xã hội có những bước phát triển đáng kể; Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ sinh sản được thực hiện tốt, đảm bảo về khám và chữa bệnh của nhân dân. Trong các năm qua, không có dịch bệnh lớn xảy ra, (dân số tự nhiên hiện nay đang là 1,65 (năm 1997: 2,36%). Đã thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công, người nghèo, đồng bào DTTS, nhất là đã triển khai tốt chương trình định canh định cư, chương trình 135 (đầu tư và hỗ trợ các xã

đặc biệt khó khăn), chương trình 134 (giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn)... Góp phần nâng cao đời sống của các đối tượng tạo sự phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

GD đã không ngừng mở rộng trường lớp nâng cao chất lượng dạy và học; năm học 1997-1998 chỉ có 18 đơn vị trường học, đến năm học 2006-2007 đã có 43 đơn vị trường học và 2 trường Trung học phổ thông, hoàn thành công tác phổ cập giáo dục TH năm 1998; hiện nay đã có 9/14 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Học sinh khá, giỏi hàng năm đều tăng.

Trong những năm tới, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của huyện là tập trung giữ vững ổn định chính trị để tạo tiền đề cho kinh tế phát triển và giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về mặt xã hội góp phần thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong giai đoạn 2006- 2010 chú trọng phấn đấu các mục tiêu, định hướng sau đây:

(1). Đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp - xây dựng, thương mại-dịch vụ và phát triển có chiều sâu ngành nông - lâm nghiệp. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân 12-13%/năm để đến năm 2010 cơ cấu kinh tế của huyện đạt nông-lâm nghiệp 46%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 34% và thương mại- dịch vụ 20%.

(2). Tiếp tục ưu tiên vốn đầu tư những cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa để tạo động lực thúc đẩy các vùng này phát triển. Đến 2010: 100% thôn, làng có lưới điện, 97% số hộ dùng điện và 95% số hộ dùng nước sạch. Đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực thị trấn, thị tứ để xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thúc đẩy các vùng lân cận.

(3). Phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào DTTS, đưa các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao phát triển mạnh mẽ về cơ sở. Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa'', phấn đấu đến năm 2010 có 80% số hộ đạt “Gia đình văn hóa'', 75% thôn, làng, tổ dân phố đạt ''Khu dân cư văn hoá'', 95% trở lên cơ quan, đơn vị đạt “Công sở văn hoá''.

(4). Phát triển giáo dục một cách toàn diện cả về quy mô, cơ sở vật chất và chất lượng dạy học. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa tương ứng với các vùng thuận lợi, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS vào năm 2008.

(5). Kiện toàn, nâng cao năng lực của đội ngũ y, bác sĩ ở các tuyến để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đến năm 2010, phấn đấu 80% số Trạm y tế có bác sĩ. Theo dõi, quản lí chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh lớn, đẩy mạnh truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đình, hạn chế tình trạng sinh con thứ 3 trở lên góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 còn dưới 1,4%.

(6). Huy động mọi nguồn lực tham gia chăm lo cho các đối tượng chính sách và các đối tượng xã hội, những gia đình khó khăn, hoạn nạn. Lồng ghép thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình phát triển KT-XH khác để giảm nhanh hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất của người dân, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 19% (theo tiêu chí năm 2005). Thu nhập bình quân đầu người đạt 6,3 triệu đồng/năm trở lên.

(7). Quản lí và nâng cao chất lượng lực lượng dự bị động viên, dân quân, tự vệ, công an viên. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận an ninh nhân dân đảm bảo giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Phát huy những thành quả đạt được trong 10 năm qua, Chư Păh phấn đấu đến năm 2010 trở thành một huyện năng động, khởi sắc, góp phần tạo thành vùng kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh Gia Lai.

Tóm lại, với những đặc điểm tự nhiên, KT-XH của huyện Chư Păh đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển GD của huyện nhà mà cụ thể Chư Păh đã hoàn thành phổ cập GDTH năm 1998. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của huyện còn thấp, điều kiện tự nhiên, KT-XH một số vùng trong huyện không đồng đều còn khó khăn nên khoảng cách xa với các huyện, tỉnh phát triển. Do đó việc đầu

tư cho GD mặc dù đã có nhiều cố gắng xong cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng không nhỏ tới HS, GV và CBQL.

2.1.2. Khái quát về giáo dục TH huyện Chư Păh

Những năm qua Phòng giáo dục huyện Chư Păh có được những kết quả cao trong công tác quản lí là do đường lối đổi mới của Đảng đã được Đảng bộ, Chính quyền huyện vận dụng một cách triệt để trong công tác chỉ đạo đối với Phòng giáo dục. Lãnh đạo và cán bộ cơ quan Phòng giáo dục đã lĩnh hội, cố gắng nỗ lực chỉ đạo các trường một cách tích cực, linh hoạt, khoa học, phù hợp với tình hình cụ thể của từng trường, địa phương. Thực tế với đường lối GD của Đảng trong giai đoạn hiện nay đã thực sự khẳng định vị trí của GD&ĐT trong chiến lược phát triển KT - XH, đã làm cho CBQL và GV toàn ngành yên tâm, tin tưởng, thêm yêu nghề, cố gắng hơn trong học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, chính trị nên nhận thức, tư duy cũng được nâng lên rất nhiều dẫn tới hiệu quả công tác ngày càng cao hơn. Cụ thể:

 Về qui mô trường, lớp TH trong huyện:

Những năm gần đây mạng lưới trường lớp TH của huyện Chư Păh đã được củng cố và phát triển. Nhiều trường TH mới được thành lập tạo nên một mạng lưới trường lớp đáp ứng yêu cầu của GDTH trong huyện.

Bảng 2.1: Thống kê số trường, lớp TH3

Năm học Số trường Nhóm, lớp Học sinh

Tổng số Dân tộc

2007-2008 13 354 7606 4343

2008-2019 13 344 7277 4171

2009-2010 14 311 6877 4279

 Về đội ngũ CBQL, GV trường TH:

Trong 3 năm gần đây số cán bộ quản lí của các trường TH khoảng 33 người, nữ chiếm tỷ lệ khoảng gần 50% và DTTS gần 6,1%. Đội ngũ GVTH có khoảng 365 người, trong đó khoảng 79.7% là nữ và 16% là người DTTS. Chất lượng đội ngũ GVTH cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn năm học 2009-2010 đạt

94,1%. Số GV chưa đạt chuẩn hiện đang theo học lớp chuẩn hóa tại trường Cao đẳng Sư Phạm Gia Lai. Tỷ lệ nhỏ GV chưa đạt chuẩn là do lịch sử để lại, số này cũng đã gần đến tuổi nghỉ theo chế độ vài năm sắp tới.

Bảng 2.2: Số lượng CBQL và giáo viên TH4

Năm học Cán bộ quản lí Giáo viên

Tổng số Nữ DTTS Tổng số Nữ DTTS 2007-2008 32 16 02 348 282 59 2008-2009 33 15 02 354 290 57 2009-2010 33 15 02 394 314 63 Tổng 98 46 02 905 886 179

 Về chất lượng giáo dục của HS cấp TH trong toàn huyện:

Trong những năm qua giáo dục TH Chư Păh cùng với cả nước thực hiện dạy đủ 9 môn học bắt buộc, ngoài ra còn một số trường đã tổ chức tốt việc dạy thêm các môn tự chọn cho các HS. Do đó, giáo dục Chư Păh luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức các tiêu chí thi đua của ngành, nhiều mặt hoạt động giáo dục như: Chất lượng đại trà, chất lượng bồi dưỡng HS giỏi, Vở sạch chữ đẹp, chương trình xây dựng trường TH chuẩn quốc gia,...

- Hạnh kiểm: Học sinh xếp loại hạnh kiểm đạt khá cao trong 3 năm liên tục và tỉ lệ HS chưa đạt đã giảm so với các năm trước. Tuy nhiên, tỉ lệ HSDT chưa đạt còn cao chiếm khoảng 5,9%.

Bảng 2.3: Hạnh kiểm của HSTH5

Năm học Hạnh kiểm

Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ

TS % DT % TS % DT %

2007-2008 7194 94,5% 4003 92,1% 412 5,4% 340 7,8%

2008-2009 7070 94,5% 4005 92,1% 207 5,4% 166 7,8%

2009-2010 6690 97,2% 4122 59,9% 187 2,7% 157 2,2%

- Học lực: Số lượng HS giỏi tăng lên hằng năm và tỉ lệ HS yếu giảm. Kết quả HS hoàn thành chương trình TH đều đạt 96,8%. Bên cạnh đó có các kì thi năng khiếu, vở sạch chữ đẹp, thi vẽ,... được tổ chức tại các trường, cụm trường khuyến khích được nhiều HS tham gia đạt kết quả cao. Tuy nhiên, tỉ lệ HS lưu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w