0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Giải pháp 5: Nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ quản lí ở các trường TH vùng DTTS.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI (Trang 77 -80 )

14 Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét xếp loại cuối học kì, cuối năm

3.3.5. Giải pháp 5: Nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ quản lí ở các trường TH vùng DTTS.

các trường TH vùng DTTS.

 Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp

Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, nền GD đòi hỏi một mẫu hình nhà quản lí khác nhau. Cùng với việc thực hiện chương trình TH mới đòi hỏi phải có mẫu hình người CBQL mới. Chuẩn mới CBQL vừa phải phản ánh những yêu cầu của GDTH trong giai đoạn hiện tại khi thực hiện chương trình TH mới, vừa đưa ra những yêu cầu phấn đấu trong mười lăm năm nữa với người CBQL TH nói chung đặc biệt với CBQL vùng DTTS nói riêng.

Để thực hiện được những nhiệm vụ của bậc học trong giai đoạn tới đây, bậc TH có nhiều việc phải làm, trong đó việc đào tạo đội ngũ CBQL là việc cần làm ngay cho chiến lược bồi dưỡng: “Cần thiết phải có một chiến lược bồi dưỡng, mang tính đào tạo ban đầu cho mọi CBQL, để họ đáp ứng được sự phát triển nhà trường mà họ phụ trách và sự phát triển của toàn bộ hệ thống”[1,tr54].

Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL cơ bản đổi mới về tư duy, về phương thức quản lí theo hướng nâng cao chất lượng quản lí, phân cấp mạnh mẽ

nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm; Nâng cao hiệu lực quản lí điều hành, đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương nề nếp trong hoạt động dạy học hiện nay; Thực hiện công bằng trong GD, nâng cao chất lượng dạy học, GD ở các trường TH.

Nội dung và cách thực hiện

Muốn nâng cao năng lực quản lí của đội ngũ CBQL ở các trường TH vùng DTTS, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lí trường học trong giai đọan mới, cần chú ý bồi dưỡng những vấn đề sau:

- Nâng cao nhận thức lí luận chính trị: CBQL phải nắm được những vấn đề cơ bản về đường lối chủ chương, chính sách của Đảng Nhà nước về phát triển KT-XH phát triển GDTH nói chung và GDTH vùng DTTS nói riêng, nhằm tăng cường sự thống nhất về chính trị và tư tưởng, về sự phát triển chung của ngành trong đội ngũ CBQL trường TH. CBQL nhà trường phải là tấm gương tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, học suốt đời để làm giàu vốn kiến thức, nâng cao nhận thức lí luận, chính trị của bản thân, thường xuyên suy nghĩ, vận dụng kiểm chứng trong thực tiễn công tác, những kiến thức đã học được.

- Nâng cao trình độ quản lí trường học thông qua các chức năng quản lí: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

- Nâng cao nghiệp vụ quản lí trường TH, CBQL nhà trường cần thông thạo về cách làm báo cáo, về công việc, sự việc, báo cáo học kì, năm học, lập kế hoạch cho hoạt động năm học. Công tác kế hoạch hoá đóng vai trò quyết định trong công tác quản lí nhà trường, CBQL phải tập trung xây dựng cho được kế hoạch cụ thể của nhà trường, của địa phương. Trong xây dựng kế hoạch công tác, nhà quản lí cần tạo điều kiện để các thành viên của nhà trường đều được tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch, nhất là những giải pháp để huy động được sức mạnh tập thể, ra sức thực hiện thắng lợi mục tiêu GD của ngành, của nhà trường đã đề ra, tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch.

- Công tác quản lí cán bộ, GV : Đầu năm học để ổn định các loại hoạt động trong nhà trường sự phân công sắp xếp, bố trí công việc phù hợp, đúng năng lực sở trường cho GV. Nếu làm tốt công tác này sẽ huy động được sức mạnh tập thể cho nên phân công giảng dạy các khối lớp, dạy các bộ môn chuyên biệt đúng khả năng của các thành viên để họ có điều kiện phát huy hết thế mạnh của mình, góp phần thúc đẩy chất lượng dạy học của nhà trường.

- CBQL phải biết phối hợp với các đoàn thể, chi bộ Đảng, Công đoàn, Chi đoàn, Đội thiếu niên để tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo của nhà trường. Để làm được như vậy CBQL phải đoàn kết, có lối sống lành mạnh, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao, phải có uy tín về chính trị, đạo đức trước GV.

- Trong công tác, CBQL phải đánh giá cán bộ công bằng, không thiên vị, chính xác, khen chê đúng lúc, đúng chỗ, ghi nhận công lao đóng góp của họ dù là rất nhỏ. Nếu nhìn nhận và đánh giá cán bộ không đúng sẽ làm giảm mất lòng tin, mất đi thế mạnh của nhà quản lí. Cho nên CBQL phải biết gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn riêng của mỗi người để có biện pháp giúp đỡ, động viên, phải công bằng, công tâm trong thi đua cũng như trong khen, chê, thưởng, phạt. Quan tâm đến lợi ích vật chất, tinh thần của cán bộ GV, thực hiện được như vậy cũng chính là góp phần nâng cao chất lượng dạy học mà trường đã đề ra.

- Bồi dưỡng cho CBQL khả năng làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương nơi trường đóng. Đây là nội dung quan trọng đặc biệt với vùng DTTS nơi mà hết sức nhạy cảm liên quan tới các mặt của XH. Do đó việc nâng cao ý thức cộng đồng trong mỗi cán bộ quản lí nhất là CBQL ở các trường TH nơi 100% là đồng bào dân tộc sinh sống cần mềm dẻo, linh hoạt gần gũi với cộng đồng hiểu được phong tục tập quán của cộng đồng ngay từ những việc rất nhỏ kĩ năng giao tiếp với họ. Làm tốt công tác truyên truyền vận động để đồng bào dân tộc hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của giáo dục, từ đó tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con em ở trường cũng như ở nhà. Có được như vậy CBQL cũng cần phải học ngôn ngữ của họ để trao đổi chia sẻ và như thế mới hiểu được được nhu cầu của đồng bào. Từ đó có kế hoạch cho việc dạy và học trong nhà trường đi đúng hướng tiến tới nâng cao chất lượng dạy học.

- Dạy học là hoạt động trọng tâm, hoạt động quan trọng nhất của nhà trường quyết định tới việc nâng cao chất lượng dạy học. Do vậy, các biện pháp cần thiết của CBQL chuyên môn tốt nhất cần :

+ Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, xây dựng nề nếp dạy và học, đổi mới nội dung phương pháp dạy học, hướng dẫn HS học tập tốt cần làm tốt công tác thi đua “ dạy tốt- học tốt”. Công tác kiểm tra hoạt động dạy học của GV và hoạt động toàn diện của HS, tăng cường các điều kiện thiết yếu để thầy dạy tốt- trò học tốt; Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho GV. Quản lí, đánh giá kiểm tra kết quả học tập của HS. Quản lí việc bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo

- Muốn thực hiện được những giải pháp trên thì người CBQL phải có những năng lực, phẩm chất cần thiết như :

+ CBQL có khả năng thích ứng, nắm bắt, đổi mới phong cách quản lí. Cho nên việc quản lí con người không nên cứng nhắc mà là một nghệ thuật, phải có uy tín trong chuyên môn, uy tín trong quản lí, phải được tập thể cán bộ GV thừa nhận đối với những phẩm chất, đạo đức của cá nhân người lãnh đạo, quản lí. Sự tín nhiệm của họ là tiền đề, là cơ sở vững chắc của uy tín người quản lí.

+ Người CBQL phải có khả năng sư phạm, nó có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng tổ chức. Khả năng sư phạm là giỏi về chuyên môn, thông thạo nghiệp vụ và phải được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ một cách có hệ thống. Vấn đề đặt ra là CBQL phải bằng mọi cách, mọi con đường khác nhau để tiếp thu những kiến thức mới về mọi mặt chính trị, triết học, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật quản lí văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI (Trang 77 -80 )

×