14 Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét xếp loại cuối học kì, cuối năm
3.3.6. Giải pháp 6: Tăng cường chỉ đạo hoạt động đánh giá xếp loại HS theo chương trình TH
chương trình TH
Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp
Nhằm khẳng định chất lượng và hiệu quả chất lượng dạy học đối với cả hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS, đánh giá đúng chất lượng thực sự không chạy theo thành tích. Giúp người dạy và người học nắm được thực chất ưu điểm và hạn chế của từng hoạt động của mình, từ đó có những điều chỉnh khắc phục hay phát huy nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường TH.
Nội dung và cách thực hiện
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng đội ngũ GV có kĩ năng tốt về đánh giá, xếp loại HS theo qui định chung của chương trình TH. Quán triệt GV đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của HS, không chạy theo thành tích.
- Tổ chức cho GV phụ trách lớp quán triệt Điều 16 Quyết định 30/2005: Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại HS theo qui định; Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực cho HS, cha mẹ hoặc người giám hộ và ghi đủ vào các loại hồ sơ quản lí HS theo qui định. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ HS những điểm chưa tốt của từng
HS; Hoàn thành hồ sơ về đánh giá, xếp loại HS, bàn giao kết quả học tập và rèn luyện của từng HS cho GV phụ trách lớp kế tiếp.
- CBQL đặc biệt là Hiệu trưởng có trách nhiệm thực hiện tốt Điều 15 Quyết định 30/2005: Tổ chức, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các qui định về đnáh giá xếp loại của GV phụ trách lớp; Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét, xếp loại cuối học kì cuối năm học của các lớp đúng chất lượng thực sự, không thiên vị, chạy theo thành tích. Chỉ đạo việc nhận xét cho HS lên lớp hay kiểm tra lại, kí tên xác nhận kết quả ở học bạ sau khi năm học kết thúc; Tiếp nhận và giải quyết kịp thời các ý kiến của HS, khiếu nại của cha mẹ hoặc người giám hộ về đánh giá, nhận xét, xếp loại theo phạm vi và quyền hạn của mình; Tổ chức và quản lí về hồ sơ, nhận xét, xếp loại theo phạm vi và quyền hạn của mình; Tổ chức và quản lí hồ sơ về nhận xét, đánh giá, xếp loại HS một cách khoa học; Cùng tập thể sư phạm quyết định về số HS tiêu biểu được lựa chọn từ số HS giỏi của trường, trên cơ sở xét tổng hợp nhiều mặt GD, rèn luyện và các hoạt động khác.
Để thực hiện các giải pháp trên đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác bồi dưỡng GV, tạo sự đồng thuận trong tập thể GV. Phải tổ chức đánh giá thi đua công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ trong tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí trên cơ sở giữ vững nề nếp, kỉ cương.
Tóm lại, các giải pháp nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quản lí chất lượng dạy học ở các trường TH vùng DTTS huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Kết quả của giải pháp này là yếu tố thành công cho các giải pháp kia, do đó cần phải thực hiện đồng bộ. Trong quá trình thực hiện có thể có những giải pháp được ưu tiên để phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Nhưng đều được kết nối với nhau một cách chặt chẽ cùng hướng tới mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng dạy học.