Giải pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 66 - 70)

14 Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét xếp loại cuối học kì, cuối năm

3.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV.

tiêu (Kiến thức, kĩ năng, thái độ), lựa chọn nội dung của từng tiết dạy, bài dạy, từng chương và từng môn học để thể hiện thống nhất trong giáo án, trong giảng dạy trên lớp và trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

- Hướng dẫn, giám sát, động viên khuyến khích các tổ chuyên môn, GV xác định mục tiêu của từng nôi dung và thể hiện đúng mục đích phát triển GDTH và đổi mới chương trình.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả xác định mục tiêu. Tổ chức hoạt động đánh giá và tự đánh giá (định kì, không định kì, bất thường) trong đội ngũ GV về kết quả thực hiện mục tiêu, nội dung kế hoạch theo chương trình.

3.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV. GV.

 Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp

Có thể nói đội ngũ GVTH trong nhiều thập kỉ qua, ngành ta tự hào có nhiều nhà giáo tâm huyết với nghề, luôn tận tâm với thế hệ trẻ, miệt mài bên trang giáo án. Dấu chân của họ trải dài trên khắp mọi miền đất nước từ các vùng xa xôi hẻo lánh, vùng miền núi và hải đảo,...Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng hiện nay vẫn còn một bộ phận chưa làm tròn trách nhiệm của người GV, khi giảng

dạy còn nặng về nhồi nhét, truyền thụ kiến thức theo con đường mòn, chưa phát huy tính sáng tạo của HS,... Mặt khác, do lương thấp, phụ cấp và thu nhập ngoài lương ít ỏi so với các ngành khác, điều kiện lao động thiếu thốn, nhiều GV phải dạy ở những vùng sâu, vùng DTTS có rất nhiều khó khăn...là những nguyên nhân làm cho nhiều GVTH phải bỏ nghề, bỏ lớp.

Việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng GV sẽ không thể mang lại kết quả lớn nếu chỉ giải quyết bằng những chủ trương, giải pháp cục bộ, tạm thời và xa rời thực tế mà cần thiết phải có kế hoạch lâu dài xuất phát từ cấp trường đi lên phù hợp với điều kiện của mỗi trường cụ thể. Một môi trường học tập mới thực sự cần phải đổi mới cách quản lí, đổi mới đào tạo GV về cả nội dung, phương pháp cũng như cách đánh giá. Sự nghiệp đổi mới đòi hỏi một đội ngũ CBQL và GV có tâm huyết có trách nhiệm, đủ năng lực và quyết tâm giải quyết những vấn đề đặt ra. Đặc biệt là đội ngũ GV vùng DTTS.

Công tác bồi dưỡng có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho GV. Phải xác định rõ bồi dưỡng GV là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, của cộng đồng xã hội và là trách nhiệm quản lí của Hiệu trưởng các nhà trường TH nói chung các trường TH vùng DTTS nói riêng. Sở dĩ, tại sao phải chú trọng công tác này bởi thực tế đội ngũ GV ở các trường TH vùng DTTS huyện Chư Păh được đào tạo với nhiều hệ khác nhau (theo khảo sát có tới 16,4% GV ở các trường này đào tạo dưới chuẩn); GV chưa đạt chuẩn hoặc do tuổi cao và hạn chế về năng lực chuyên môn nên việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều khó khăn; Mặt khác, chương trình và SGK phù hợp với HS Kinh và HS ở khu vực vùng kinh tế tương đối phát triển nhưng khó khăn đối với HS ở vùng DTTS, cụ thể mức độ "vận dụng" kém hơn so với mức độ "nhận biết" và "thông hiểu". Trong khi đó, việc đào tạo bồi dưỡng GV TH vùng DTTS lại theo một chương trình chung. Do dó, đòi hỏi GV phải có chuyên môn cần thiết nhất mới đáp ứng nhu cầu thực tế địa phương và sự phát triển của XH. Vì vậy, việc bồi dưỡng GV TH vùng DTTS là việc làm thường xuyên liên tục và lâu dài.

Đội ngũ GV có vai trò quyết định chất lượng học dạy học. Vì vậy nâng cao chuyên môn cho GV là điều kiện tiên quyết nhằm khẳng định sự tồn tại của nhà trường trong xu thế cạnh tranh để phát triển của các trường TH. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, động lực cho GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp và đánh giá. Đồng thời nó còn có ý nghĩa bền vững, có tác dụng lâu dài cho sự phát triển của nhà trường.

Nội dung và cách thực hiện

Nâng cao công tác bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho GVTH vùng DTTS với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng cần chú trọng vào 3 yếu tố cơ bản là: Nâng cao trình độ học vấn; Nâng cao năng lực sư phạm; Nâng cao động lực dạy học.

- Các hình thức bồi dưỡng GV phải đa dạng hoá, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đông đảo GV để họ có thể tham gia bồi dưỡng.

+ Bồi dưỡng chuẩn hoá cho GV: Thực trạng GVTH ở các trường TH vùng DTTS còn 16,4% là dưới chuẩn, với đối tượng này cần phân loại cụ thể.

+ Trong độ tuổi đi học, Hiệu trưởng lập kế hoạch báo cáo với Phòng giáo dục để cho họ được theo học các lớp Cao đẳng- Đại học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho họ .

+ Ngoài độ tuổi đi học Hiệu trưởng cần có một kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng cho họ tại trường như các lớp tập huấn ngắn hạn, mở các chuyên đề, hội thảo,... để họ có điều kiện tiếp thu những kiến thức mới, phương pháp mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho bậc học.

+ Một trong những hình thức bồi dưỡng có kết qủa là tổ chức tốt các hoạt động bồi dưỡng tại trường. Ban giám hiệu tổ chức, động viên GV có ý thức tự bồi dưỡng, GV tập trung nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung chương trình bài dạy (tạp chí giáo dục thời đại, giáo dục TH, thế giới quanh ta, …). Giúp GV thay đổi cách tự học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập trong các tài liệu, băng hình, tạp trí, chuyên san. Tạo nên không khí thi đua học tập trong đội ngũ GV.

- Thực hiện bồi dưỡng theo chu kỳ: Ban giám hiệu cần tạo điều kiện để 100% được tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên. Đây là hình thức bồi dưỡng thích hợp nhất, nhằm cập nhật kiến thức còn thiếu hụt bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng kiến thức tiếng dân tộc, tin học qua những lớp bồi dưỡng thường xuyên GV có thể tận dụng ngay kiến thức vừa học vào công tác giảng dạy và giáo dục.

- Nội dung bồi dưỡng: Phải bám sát những đổi mới của chương trình và SGK mới. Muốn vậy cần phải lựa chọn nội dung bồi dưỡng, tập chung phân tích sự kế thừa của chương trình TH mới ở từng môn, tập chung vào đặc thù vùng miền nhằm giúp GV tận dụng được những hiểu biết của mình bên cạnh đó các nhà quản lí cần chỉ rõ cho GV nắm được những điểm đổi mới của chương trình TH mới, chú ý bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm, không ồ ạt, tránh hình thức.

- Một vấn đề đặc biệt quan trọng cần chú ý đến đó là bồi dưỡng phương pháp dạy TV cho GV người DTTS. Đối với vùng DTTS thì vai trò của dạy TV có ý nghĩa rất to lớn cho việc nâng cao chất lượng dạy học. TV chính là ngôn ngữ thứ hai của những GV này. Thực trạng cho thấy rất nhiều GV người DTTS nói TV chưa chuẩn phát âm sai (do phương ngữ) trong khi tất cả mọi hoạt động trên lớp đều sử dụng một ngôn ngữ là TV. Việc chưa chuẩn TV ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dạy học. Do đó, CBQL cần có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, trước mắt chưa có chủ trương của ngành thì cũng cần tạo điều kiện để những GV này được bồi dưỡng học tập nhau bằng những buổi nói chuyện, thời sự, sinh hoạt chuyên môn,...của nhà trường. Song song với việc này CBQL cũng cần lên kế hoạch chủ động đề xuất với các cấp quản lí có phương án bồi dưỡng TV cho GV người DTTS một cách bài bản hơn. Ngược lại, đối với GV người Kinh cũng cần nâng cao học tập tiếng dân tộc phục vụ việc dạy và học đồng thời tạo môi trường gần gũi với cộng đồng.

- Ngoài ra cần tổ chức tập huấn để GV biết cách thực hành đánh giá học sinh theo yêu cầu mới; Trang bị kiến thức lí luận chính trị, chú trọng rèn luyện, giữ gìn nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; Bổ sung kiến thức các môn học chuyên biệt (tin học, tiếng dân tộc, và văn hóa dân tộc) cho toàn cán bộ GV

trong toàn trường chú ý đến tính đặc thù; Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho GV học tập, thảo luận thống nhất các nội dung ở trên cụ thể cho từng môn học, từng chương, từng bài, từng tiết học, trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn hàng tuần hàng tháng. Thể chế hóa thành qui chế chuyên môn của từng tổ nhóm chuyên môn; Tổ chức thao giảng, dự giờ ở từng khối lớp, trường để học tập, rút kinh nghiệm; Tổ chức nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm phổ biến kinh nghiệm, đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong nhà trường. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng trong đó có các tiêu chí về tự học, tự bồi dưỡng của GV; Thành lập ban thi đua kiểm tra xếp loại sáng kiến kinh nghiệm, dự giờ đột xuất, kiểm tra hồ sơ giáo án GV,... làm căn cứ đánh giá, xếp loại cuối năm cho từng GV; Có hình thức khen thưởng các GV tham gia tích cực việc tự học, tự bồi dưỡng, nhắc nhở đối với các GV chưa thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Để thực hiện được kế hoạch, hình thức và nội dung bồi dưỡng trên. Trước hết là người Hiệu trưởng phải là một tấm gương sáng về tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao, trình độ quản lí, trình độ chuyên môn đối với GV trong nhà trường. Phải xây dựng được đội ngũ cốt cán ở các khối lớp làm nòng cốt cho công tác bồi dưỡng. CBQL các trường cần phân tích tình hình đặc điểm của trường mình, hoàn cảnh và khả năng của mỗi GV để lựa chọn và đưa ra biện pháp bồi dưỡng cho GV một cách thích hợp, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của ngành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w