14 Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét xếp loại cuối học kì, cuối năm
3.3.3. Giải pháp 3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học theo chương trình TH.
hình thức tổ chức dạy học theo chương trình TH.
Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp
Trong những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp từ TH. Đứng trước yêu cầu đổi mới của nền GD nước nhà, những đòi hỏi ngày càng cao và cấp thiết của cuộc sống đặt ra những thách thức to lớn đối với nhà trường. Nhiều phương pháp dạy học truyền thống đã bộc lộ những hạn chế. Các phương pháp dạy học mới đòi
hỏi những phẩm chất, năng lực mới từ mỗi GV. Quan niệm mới về dạy và học cùng với sự bùng nổ thông tin, việc tiếp nhận thông tin trên nhiều kênh tạo nên những phẩm chất trí tuệ mới của HS, đã làm thay đổi vị trí của bản thân họ trong các giờ học, đòi hỏi người dạy phải có những năng lực và cách thức làm việc mới.
Đổi mới ở đây không phải là làm thay đổi hoàn toàn cái cũ bằng cái mới, mà là sự kế thừa, sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống phương pháp dạy học truyền thống còn có giá trị tích cực và có hiệu quả trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm, thái độ, chiếm lĩnh tri thức của HS. Đổi mới phương pháp dạy học xét cho cùng là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng của HS. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là thực hiện cách thức dạy và học lấy HS làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực chủ động của HS trong tiếp thu tri thức.
Điều 24 luật GD chỉ rõ: Phương pháp dạy học TH phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp HS, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
Dạy và học mang tính sáng tạo, đa dạng và linh hoạt nên không thể có phương pháp dạy học vạn năng, cứng nhắc, đơn điệu,...áp đặt. Phương pháp dạy học luôn luôn biến đổi và tuân theo qui luật thống nhất cuả mục đích, nội dung phương pháp và phù hợp đối tượng.
Dạy học không chỉ tập trung vào nội dung mà còn tập trung đến hình thành phương pháp học tập, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức. Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học thì các hình thức tổ chức dạy học cũng cần phải phù hợp với điều kiện của nhà trường, với đặc thù vùng miền. Mục tiêu của giải pháp này là nhằm hình thành năng lực thực hiện phương pháp dạy học tích cực, nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo động cơ đổi mới
phương pháp dạy học của GV góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong mỗi nhà trường.
Nội dung và cách thực hiện.
Trước hết phải khẳng định là không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, do đó trong quá trình dạy học cần lựa chọn phối hợp sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Lí luận dạy học cũng đã khẳng định: phương pháp dạy học luôn gắn liền với các hình thức tổ chức dạy học, mỗi phương pháp dạy học sẽ thích ứng cao với những hình thức tổ chức dạy học nhất định. Vì vậy trong quá trình dạy học cần phải phối hợp một cách linh hoạt và đồng bộ các hình thức tổ chức dạy học.
- Để đổi mới phương pháp dạy học cần phải: Đổi mới quan niệm về dạy học, người dạy, người học trong điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, đổi mới nhận thức của CBQL giáo dục, của GV. Khẳng định quyết tâm và trách nhiệm của các cấp QLGD trong đổi mới cách dạy, cách học ở TH, xác định đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm lâu dài, phải kiên trì, làm từng bước không được nóng vội, phải ủng hộ và khuyến khích sự chủ động, năng động, sáng tạo của GV và HS, tránh áp đặt, bảo thủ, cực đoan. -
Đổi mới nội dung dạy học: lựa chọn các nội dung dạy học cơ bản, hiện đại, thiết thực, tinh giản, tích hợp nhiều lĩnh vực nội dung trong từng bài, từng chủ đề, tăng các hoạt động thực hành, vận dụng theo điều kiện của địa phương và của đối tượng HS.
- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: phối hợp một cách hợp lí dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học cả lớp, dạy học ở hiện trường (ở cơ sở sản xuất, thư viện, ở vườn trường….) đặc biệt dạy học phải triệt để sử dụng đồ dùng dạy học và tổ chức trò chơi học tập.
- Đổi mới môi trường giáo dục, trước hết là môi trường lớp học, thay đổi không gian phòng học, xây dựng môi trường giáo dục (tận dụng các bức tường và không gian lớp học để tổ chức các hoạt động giáo dục, gắn với các tranh ảnh,
tư liệu, phương tiện,…) để minh hoạ làm cho giờ học trở nên sôi nổi sinh động, gây hứng thú học tập, nâng cao chất lượng dạy học.
- Đổi mới CSVC và thiết bị dạy học: khuyến kích sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy và đồ dùng học tập, sử dụng phiếu học tập, vở bài tập, thực hành. Động viên và tạo điều kiện để GV, cha mẹ học sinh tự làm lấy một số đồ dùng dạy học và đồ dùng học tập. Tăng dần việc sử dụng băng tiếng, băng hình, đĩa CD, máy chiếu,…,trong hoạt động dạy học (nếu có). Tăng cường đầu tư để xây dựng các phòng chuyên dụng phục vụ cho các hoạt động giáo dục và dạy học tự chọn ở TH. Một lưu ý trong đổi mới phương pháp dạy học là phải gắn với đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS. Do đó cần thực hiện:
+ CBQL nhà trường cần lên kế hoạch cụ thể việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về nhu cầu cấp thiết của việc phải đổi mới phương pháp dạy học.
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về các phương pháp dạy học tích cực; Kĩ thuật dạy lớp ghép cho các GV dạy lớp ghép; Phương pháp dạy học TV cho HSDTTS đây là khâu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Coi đây là nội dung ưu tiên hàng đầu cho đặc thù của các trường TH vùng DTTS.
+ Tổ chức các hoạt động thảo luận tổ khối GV về lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với tâm lí HSTH vùng dân tộc và phù hợp với nội dung chương trình TH; Thống nhất trong tổ khối về các phương pháp dạy học phù hợp với từng môn học, từng chương, từng bài và từng tiết học.
+ Tiến hành tổ chức các buổi giảng mẫu (thao giảng) về lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung chương trình mới: Lên kế hoạch cho GV soạn bài mẫu, giảng mẫu và tổ chức cho mọi GV khác tham dự, họp rút kinh nghiệm; Nhân rộng hình thức thao giảng với việc lựa chọn đúng và vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học trong toàn trường.
+ Duy trì hoạt động phát triển thao giảng: Yêu cầu mọi GV đăng kí tổ chức các giờ thao giảng ở tất cả các môn học, các hình thức dạy học (lớp đơn, lớp ghép các trình độ); Có giải pháp thi đua triển khai về số lượng, chất lượng và mở rộng trong toàn trường; Tăng cường tổ chức hội thảo đánh giá, tổng kết, trao
đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường. Trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động này thường xuyên có hiệu quả. Đồng thời đề cao nhận thức và kinh nghiệm nghề nghiệp cho GV trong nhà trường cần thường xuyên tổ chức cho GV được trao đổi học tập các trường bạn, Tham khảo các phương pháp dạy học mới của các dự án Unicef, PEDC (vùng khó), mời chuyên gia giới thiệu những thành tựu mới về khoa học giáo dục.
+ Tăng cường sinh hoạt chuyên môn ở các tổ khối. Từng GV lựa chọn và sử dụng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung, đối tượng HS, điều kiện vật chất của nhà trường nhằm đạt kết quả trong dạy học. Song song với hình thức này cần có chế độ khuyến khích, động viên về vật chất và tinh thần kịp thời.
+ Có kế hoạch phấn đấu để các lớp được học 2 buổi/ngày. Vận động, kết hợp phụ huynh HS, địa phương tổ chức bán trú cho HS các lớp đầu cấp khắc phục tình trạng HS bỏ học.
Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt mạnh của các phương pháp dạy học truyền thống, phải sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học cần quán triệt một cách sâu sắc quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Đề cao vai trò chủ thể của người học, đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của HS. Đổi mới phải được làm đồng bộ với việc đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng GV, cách thức tổ chức dạy học, đổi mới cung cách quản lí chỉ đạo, đổi mới kiểm tra, đánh giá HS, đổi mới CSVC, trang thiết bị dạy học và nó phải được làm một cách thường xuyên, liên tục ở tất cả các nhà trường TH trên địa bàn.