Đánh giá chung về thực trạng các giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường TH vùng DTTS huyện Chư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 56 - 60)

14 Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét xếp loại cuối học kì, cuối năm

2.5.Đánh giá chung về thực trạng các giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường TH vùng DTTS huyện Chư

cao chất lượng dạy học ở các trường TH vùng DTTS huyện Chư Păh.

2.5.1. Ưu điểm

Các CBQL ở các trường TH vùng DTTS cũng như các cấp quản lí đều nhận thức được rằng trọng tâm của công tác quản lí trong nhà trường là quản lí chất lượng dạy học và đều khẳng định: Chất lượng GD toàn diện của nhà trường chủ yếu và căn bản là thể hiện ở chất lượng dạy học.

Từ nhận thức đúng đắn đó, CBQL các trường đã xây dựng một hệ thống các giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Và chỉ đạo thành công ở một số nội dung của từng nhóm giải pháp, dựa trên cơ sở điều kiện thực tế của nhà trường bằng năng lực quản lí và kinh nghiệm của mình. Dựa trên hệ thống các chế định về GD&ĐT, CBQL các trường đã xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp chỉ đạo để quản lí chất lượng dạy học đạt mục tiêu đề ra ở mực độ cao nhất có thể đạt trong điều kiện thực tế KT-XH của địa phương và các điều kiện hiện có của nhà trường. CBQL các trường cũng luôn chú ý cải tiến các giải pháp sao cho phù hợp cho từng thời điểm, làm phong phú thêm các nội dung, các giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả quản lí chất lượng dạy học. Cụ thể:

- Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Đảng, tổ chức Đảng trong các trường đã tăng cường lãnh đạo nhằm kịp thời đề ra những chủ trương, giải pháp cơ bản từng bước khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng dạy học.

- Các CBQL đã hiểu rõ, mục tiêu, chương trình, SGK ở TH, từ đó có giải pháp đề ra chủ trương đúng đắn, tổ chức thực hiện công tác quản lí ở các trường.

- Các CBQL đã quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp dạy học cho GV. Biết khai thác khả năng của đội ngũ GV, phân công giảng dạy hợp lí, động viên GV yên tâm công tác.

- Các trường đã xây dựng kế hoạch dạy học, thực hiện đúng tiến độ của chương trình các môn học.

2.5.2. Những hạn chế

Việc quản lí chất lượng dạy học, các CBQL đã đề ra các giải pháp cụ thể để chỉ đạo hoạt động này. Có những giải pháp đã thực sự đem lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, nhưng cũng có những giải pháp tỏ ra chưa phù hợp hoặc tính hiệu quả còn thấp. Cụ thể:

- Trong quản lí chất lượng dạy học, CBQL thể hiện tính kinh nghiệm nhiều hơn tính khoa học; Chưa thấy rõ sự vận dụng lí luận của khoa học quản lí vào công việc của mình. Chủ yếu đều sử dụng kinh nghiệm được tích lũy qua năm tháng làm quản lí của mình để tiếp tục áp dụng cho những năm tháng tiếp theo mà ít có sự đổi mới trong phương pháp quản lí cho dù hoàn cảnh hiện tại đã thay đổi. Cho nên nhiều khi sử dụng phương pháp quản lí một cách máy móc, thiếu sáng tạo. Thực tiễn dẫn đến hiệu quả quản lí chất lượng dạy học còn nhiều hạn chế.

- Phần lớn các CBQL trường TH vùng DTTS khi quản lí chất lượng dạy học lại quá sa đà vào phương pháp quản lí hành chính, thiếu linh hoạt trong điều tiết công việc ở mỗi thời điểm, thiếu tính chủ động, đôi khi còn bị lúng túng do sự chồng chéo bới các yêu cầu của thực tế.

- Bên cạnh việc phối hợp chỉ đạo giữa CBQL các trường TH với GV chưa khoa học dẫn đến những thiếu sót:

+ Chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ý thức trách nhiệm nâng cao nhận thức cho GV, động viên khích lệ lòng yêu nghề, mến trẻ trong GV, chưa phát huy hết những tâm huyết nghề nghiệp của GV.

+ CBQL chưa thực sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV mà chủ yếu trông chờ vào các đợt tập huấn thường xuyên do sở GD&ĐT tổ chức cho các dịp hè. Chưa có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới.

+ Các giải pháp chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng tích cực đã được chú ý triển khai nhưng chưa tạo được chất lượng thực sự, việc thực hiện còn mang tính hình thức trong nhà trường.

+ Chưa xây dựng được môi trường học tập tốt ở nhà trường và cộng đồng, mạng lưới thông tin chỉ đạo tới các điểm trường lẻ chưa được chặt chẽ và thường xuyên.

+ CBQL các trường TH vùng DTTS chưa thực hiện tốt việc tổ chức hướng dẫn GV lập kế hoạch, xây dựng các nội dung giáo dục phù hợp với tâm lí HSDT, theo đặc điểm của nhà trường, địa phương vùng dân tộc.

- Công tác kiểm tra đánh giá xếp loại GV trong giảng dạy còn nhiều bất cập. Việc đánh giá còn dựa vào cảm tính, không có tiêu chí rõ ràng thiếu chính xác nên không có tác dụng động viên khuyến khích GV tích cực trong công việc để huy động hết khả năng của họ. Công tác kiểm tra còn mang tính hình thức, chưa cải tiến và chưa kiểm tra được thường xuyên nhất là các điểm lẻ, dẫn đến không phát hiện kịp thời những thiếu sót trong quản lí chất lượng dạy học. Vì vậy thông tin thu thập được thường không đầy đủ, thiếu chính xác, dẫn đến xử lí thông tin không khách quan, thiếu công bằng.

2.5.3. Nguyên nhân  Nguyên nhân chủ quan:

Về cơ bản CBQL ở các trường TH vùng DTTS huyện Chư Păh đều được đề bạt từ đội ngũ GV có năng lực, có phẩm chất, có uy tín. Nhưng chưa được đào tạo chính qui về công tác QLGD mà chỉ học tập qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại tỉnh. Việc tự học, tự bồi dưỡng tự nâng cao trình độ quản lí còn hạn chế bởi những yếu tố gia đình, xã hội,... Do đó, thường áp dụng kinh nghiệm của mình hoặc của đồng nghiệp chỉ đạo. Việc áp dụng kinh nghiệm sẽ có tác dụng tốt nếu kinh nghiệm đó phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Nhưng cũng có thể thất bại nếu không phù hợp. Do vậy, trong công việc thường giải quyết theo lối hành chính sự vụ dẫn đến hiệu quả quản lí chưa cao.

 Nguyên nhân khách quan:

- Đội ngũ CBQL ở các trường TH vùng DTTS thực sự chưa được đồng bộ, một số đồng chí rất hạn chế về năng lực QL, do vậy việc cập nhật những thông tin hiện đại, khoa học trong quản lí theo yêu cầu đổi mới giáo dục còn gặp nhiều hạn chế nhưng do được bổ nhiệm cũ nay vẫn chưa đủ tuổi nghỉ chế độ,

một số ít đồng chí ngại khó, ngại khổ, cả nể luôn tránh va chạm với đội ngũ nên việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chất lượng dạy học trong nhà trường gặp rất nhiều khó khăn lúng túng, nhất là đối với công tác kiểm tra, đánh giá phân loại GV. Mặt khác, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp QL đối với công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho GV, CBQL chưa thường xuyên, liên tục.

- Một đặc trưng riêng ở TH là GV viên không chỉ hiểu sâu sắc 1 môn mà phải hiểu một cách chắc chắn, tinh tường cả 9 môn học theo quy định. Chính vì vậy người CBQL ở bậc học này muốn làm tốt nhiệm vụ của mình thì phải có trình độ chuyên môn vững vàng, phải tinh thông kiến thức các môn học, phải nắm bắt kịp thời sự điều chỉnh, thay đổi nội dung chương trình SGK, về PPDH, …, đây là vấn đề nhiều CBQL ở các trường TH vùng DTTS còn phải cố gắng.

- Điều kiện kinh tế của nhiều hộ dân vùng DTTS còn rất khó khăn, trình độ còn hạn chế việc tạo cơ hội cho con cái học tập là một khó khăn gần như không có. Họ thực sự chưa thấy được vị trí, vai trò của giáo dục TH. Chưa thấy được vị trí “chiến lược con người” là trung tâm của “chiến lược phát triển KT-XH”.

- Chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với CBQL, GV trong những năm qua tuy có được cải thiện một bước nhưng lại tạo ra những bất hợp lí mới, gây nên sự mất công bằng giữa GV với GV, với CBQL. Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với GV công tác ở vùng dân tộc chưa tương xứng, chưa tạo thành động lực để thu hút GV tình nguyện đến công tác ở vùng dân tộc. Đời sống vật chất tinh thần của nhà giáo vùng dân tộc còn nhiều khó khăn. Hiện nay nhiều vùng dân tộc chưa tự túc được GV, tỉ lệ GV là người địa phương và người dân tộc còn thấp. Những GV từ nơi khác đến thường không yên tâm công tác. Do vậy, mặc dù GV đạt chuẩn ở vùng dân tộc khá cao nhưng chất lượng dạy học ở vùng dân tộc vẫn thấp. Bên cạnh đó việc hạn chế về TV đối với những GV là người DTTS là một rào cản lớn. Ngược lại, đối với những GV người Kinh hạn chế về sử dụng tiếng dân tộc hoặc không biết cũng gây không ít khó khăn trong việc dạy học.

Trường TH vùng dân tộc thường có nhiều điểm trường. Việc dạy học ở các điểm trường lẻ ảnh hưởng lớn cho việc đi lại của GV nên thời gian và chất lượng dạy học không đảm bảo.

- CSVC, thiết bị dạy học chưa được đầu tư thỏa đáng cho các trường này. Còn thiếu thốn, một số phòng học là nhà tạm, nhà vệ sinh có nhưng không hoạt động được,... Đây là vấn đề cần quan tâm đó là công tác xã hội hóa GD của cộng đồng dân cư trên địa bàn nhà trường.

Vai trò quản lí của người quản lí đặc biệt là các Hiệu trưởng của các trường TH vùng DTTS là vô cùng quan trọng. Góp phần quyết định chất lượng dạy học của nhà trường. Đòi hỏi nhà quản lí cần nghiên cứu, sáng tạo những giải pháp hiệu quả, khai thác CSVC, phát huy nội lực của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Kết luận chương 2:

Kết quả điều tra thực trạng cho thấy một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường TH vùng DTTS huyện Chư Păh. Ngoài những ưu điểm thì bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại đòi hỏi có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của một vùng còn khó khăn. Cần có những giải pháp mềm dẻo, linh hoạt và phải thực sự phù hợp ở một vùng rất nhạy cảm về chính trị, kinh tế, văn hóa,... Do vậy đòi hỏi các nhà quản lí phải thực sự có năng lực, tâm huyết, có niềm tin yêu vào cộng đồng, gần gũi, gắn bó với cộng đồng. Thực sự hiểu được nhu cầu cần thiết đặc thù vùng miền đó là gì, tránh tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu không phù hợp.

Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN Lí NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 56 - 60)