HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI 3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 60 - 62)

14 Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét xếp loại cuối học kì, cuối năm

HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI 3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Quá trình quản lí cụ thể tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động dạy và học, điều hành các hoạt động dạy và học và các hoạt động khác trong đó có chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình, SGK; Chỉ đạo công tác dạy của GV, hoạt động học của HS; Chỉ đạo phương pháp đổi mới dạy học, đánh giá dạy học; Chỉ đạo việc bảo quản và sử dụng CSVC và thiết bị dạy học ;...Là những nội dung cần phải làm tốt liên quan đến chất lượng dạy học. Do đó, khi thực hiện cần tiến hành một cách đồng bộ, phát huy thế mạnh của các giải pháp, hỗ trợ nhau cùng thực hiện một tiêu nâng cao chất lượng dạy học.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu quản lí:

Quản lí trường TH nói chung trường TH vùng DTTS nói riêng thực chất là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lí giáo dục và tiến tới mục tiêu giáo dục mà trọng tâm của nó là đưa chất lượng dạy học tiến lên trạng thái mới về chất.

Để dạy học có chất lượng (trạng thái mới về chất) rõ ràng phải có sự tích lũy dần về lượng. Dạy học là một đối tượng quản lí của chủ thể quản lí, do vậy khi đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phải đảm bảo tạo ra được những thay đổi hiện tại thực sự đáp ứng yêu cầu của chủ thể quản lí - thực hiện được mục tiêu quản lí.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn:

Tất cả các giải pháp đổi mới công tác quản lí nâng cao chất lượng dạy học ở trường TH vùng DTTS phải đảm bảo nguyên tắc thực tiễn, nghĩa là phải xuất phát từ thực tiễn và phụ hợp với thực tiễn, cụ thể là:

(1) Phải dựa trên tình hình thực tiễn điều kiện KT-XH của đất nước trong hoàn cảnh hiện tại;

(2) Phải căn cứ vào điều kiện KT-XH của địa phương;

(3) Phải dựa vào những điều kiện hiện có của nhà trường về đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên, đặc điểm HS và điều kiện cơ sở vật chất của trường.

Nguyên tắc này đỏi hỏi các giải pháp đưa ra phải đảm bảo thực hiện được và đem lại những thay đổi nhất định về hiệu quả QLGD và đào tạo của trường TH vùng DTTS.

Không chỉ khả thi mà các giải pháp đề xuất còn phải cần thiết với trường TH vùng DTTS. Nghiên cứu để đưa xuống cho nhà trường những giải pháp mà thực tiễn đang cần để tháo gỡ những vướng mắc đang tồn tại ở trường. Cho nên, nhiều khi giải pháp khả thi nhưng thực tiễn chưa cần thiết thì cũng không đem lại hiệu quả. Song giải pháp gần tối ưu, nhưng lại giải quyết vấn đề thực tế ở trường đang cần thì hiệu quả của nó lại cao hơn.

Tóm lại, các nguyên tắc xây dựng giải pháp là những vấn đề bất biến buộc phải tuân theo khi xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ở các trường TH vùng DTTS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w