14 Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét xếp loại cuối học kì, cuối năm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài được trình bày trong 3 chương, chúng tôi khẳng định: Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản đã hoàn thành.
Qua thực trạng điều tra và đề xuất một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học vùng DTTS huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai, chúng tôi rút ra một số kết luận:
1.1. Về lí luận:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá các khái niệm làm công cụ cho việc nghiên cứu đó là: Chất lượng, chất lượng dạy học; Quản lí, QLGD và quản lí nhà trường; Giải pháp; Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học. Luận văn đã vận dụng các khái niệm công cụ đó vào nghiên cứu giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường TH vùng DTTS huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai. Với những lí luận trên đã giúp chúng tôi định hướng, xác lập việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp. 1.2. Về thực tiễn:
Thông qua các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã đánh giá một cách khái quát tình hình KT-XH, thực trạng về chất lượng dạy học, thực trạng đội ngũ GV, CBQL, điều kiện, phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy học ở các trường TH vùng DTTS huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai. Qua kết quả điều tra, có thể khẳng định các giải pháp quản lí chất lượng dạy học đối với các trường TH vùng DTTS huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn những tồn tại dẫn đến chất lượng GD toàn diện chưa cao.
Từ những cơ sơ lí luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất 6 nhóm giải pháp quản lí chất lượng dạy học đối với trường TH vùng DTTS huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai như sau:
Giải pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho GV về đổi mới giáo dục TH trong giai đoạn hiện nay.
Giải pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV.
Giải pháp 3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học theo chương trình TH.
Giải pháp 4: Nâng cấp CSVC, thiết bị dạy học và tăng cường chỉ đạo sử dụng CSVC, thiết bị dạy học hiệu quả.
Giải pháp 5: Nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ quản lí ở các trường TH vùng DTTS.
Giải pháp 6: Tăng cường chỉ đạo hoạt động đánh giá xếp loại HS theo chương trình TH.
Những giải pháp được đề xuất trong luận văn là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc. Những kết quả điều tra, khảo sát trưng cầu ý kiến của các cán bộ, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai và Phòng Giáo dục huyện, của các CBQL và GV các trường TH vùng DTTS trên địa bàn huyện Chư Păh đã xác nhận tính cần thiết và tính khả thi của những giải pháp này. Đồng thời cũng cho thấy nội dung của luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được những nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra.
2. Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu ở chương 2 và chương 3, để các giải pháp quản lí nâng cao chất lượng dạy học ở trường TH vùng DTTS đạt hiệu quả cao, cho phép chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Bộ GD & ĐT:
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh, bổ xung các quy định về GD&ĐT, trong đó có giáo dục TH vùng DTTS, công tác quản lí của trường TH vùng DTTS và miền núi.
- Có sự chỉ đạo và định hướng cho các địa phương làm tốt khâu quy hoạch đội ngũ cán bộ, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí và GV.
- Nhà nước cần tăng tỷ lệ ngân sách cho GD&ĐT nói chung và giáo dục TH vùng DTTS nói riêng. Nên điều chỉnh mức lương của giáo viên TH và phụ cấp cho GV dạy vùng DTTS sao cho phù hợp và thoả đáng để động viên, nghiệp vụ.
- Bộ GD & ĐT cần tham mưu với Chính phủ chỉ đạo cho các Bộ, ngành có liên quan ban hành các chế độ chính sách, tăng cường các điều kiện phương tiện dạy học để tiến tới 100% trường TH vùng DTTS được học 2 buổi/ ngày (hiện nay ở Chư Păh dạy 1 buổi/ngày).
- Bộ GD & ĐT nên ban hành các văn bản dưới luật, kịp thời hoàn thiện chế độ chính sách đối với GV và CBQL công tác ở vùng dân tộc, vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn.
- Đánh giá lại thực trạng đội ngũ CBQL, đội ngũ GV, tham mưu đề xuất đào tạo và đào tạo lại, tăng biên chế GV dạy các môn chuyên như Hát nhạc, Thể dục, Mỹ thuật…
- Đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại theo hướng đồng bộ, tạo điều kiện cho các trường TH thực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và thực hiện giáo dục một cách toàn diện.
- Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí, tổ chức hội thảo hoặc các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBQL giáo dục TH.
- Tổ chức tham quan, giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, nhân điển hình tiên tiến trong hoạt động dạy học.
2.3. Đối với Huyện Uỷ, HĐND, UBND huyện Chư Păh:
- Cần quan tâm xem xét dành kinh phí thích đáng cho GD. Không nên đầu tư theo kiểu bình quân mà đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm. Cần có cơ chế tạo điều kiện về đất ở, nhà ở cho GV công tác lâu dài tại địa phương.
- Tăng cường quyền tực chủ cho các nhà trường trong quá trình thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị để việc mua sắm hợp lí, đúng mục đích sử dụng. Giải quyết nhanh các thủ tục liên quan đến phê duyệt, đấu thầu mua sắm thiết bị.
- Thực hiện thường xuyên chế độ thi đua - khen thưởng theo định kỳ hàng năm đối với CBQL, GV có nhiều thành tích xuất sắc.
- Chỉ đạo sự phối hợp giữa phòng giáo dục với các cơ quan ban ngành có liên quan, với lãnh đạo Đảng, Chính quyền các xã, thị trấn để phát huy dân chủ trong công tác quản lí; tăng cường phối hợp trong quản lí liên ngành, quản lí ngành với quản lí hành chính ở địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục TH.
2.4. Đối với Phòng Giáo dục huyện Chư Păh:
- Thực hịên quy hoạch đội ngũ CBQL, GV gắn liền với quy hoạch phát triển giáo dục TH của huyện. Chỉ đạo các trường đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận; tham mưu cho UBND huyện mạnh dạn đề bạt CBQL trẻ có năng lực.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, với các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường điều kiện phương tiện phục vụ cho dạy và học ở các nhà trường.
- Tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật được những thông tin khoa học tiên tiến phục vụ cho hoạt động dạy học trong các nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ luân chuyển GV để GV công tác ở các xã đặc biệt khó khăn yên tâm công tác.
2.5. Đối với các trường TH trong huyện:
- Tăng cường đổi mới nhận thức về yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục TH, xây dựng kế hoạch dạy học gắn liền với mục tiêu KT - XH của địa phương.
- Thực hiện tốt phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm xây dựng môi trường GD hòa nhập và thân thiện.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
- Tổ chức thi đua làm đồ dùng dạy học và huy động cộng đồng tham gia làm đồ dùng dạy học bằng các nguyên liệu rẻ tiền tại địa phương.
- Tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho học sinh nhằm tăng cường năng lực giao tiếp cho HSDTTS.
- Xây dựng mua sắm CSVC, thiết bị dạy học, đẩy mạnh hoạt động thư viện, sử dụng đúng quy định và phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học.
- Tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lí.