14 Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét xếp loại cuối học kì, cuối năm
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lí chất lượng dạy học ở các trường TH vùng DTTS huyện Chư Păh đã được đề xuất trong luận văn, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp chuyên gia, thông qua trưng cầu ý kiến đánh giá với các mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết. Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 24 chuyên gia (lãnh đạo, chuyên viên phòng TH của sở GD&ĐT, chuyên viên TH phòng GD Chư Păh, Hiệu trưởng, Hiệu phó và GV cốt cán ở các trường vùng DTTS). Tổng
Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp
Nội dung Mức độ cần thiết (%)
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho GV về đổi mới giáo dục TH trong giai đoạn hiện nay.
22 91,7%
2 8,3%
0 Nâng cao công tác bồi dưỡng và phát triển
chuyên môn cho đội ngũ GV.
23 95,8%
1 4,2%
0 Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH, các hình
thức tổ chức DH theo chương trình TH. 21 87,5% 3 12,5% 0 Nâng cấp CSVC, thiết bị dạy học và tăng cường
chỉ đạo sử dụng CSVC, thiết bị DH hiệu quả.
23 95,8%
1 4,2%
0 Nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ
quản lí ở các trường TH vùng DTTS. 20 83,3% 4 16,7% 0 Tăng cường chỉ đạo hoạt động đánh giá xếp loại
HS theo chương trình TH 18 75% 6 25% 0
Qua kết quả thu được chúng ta thấy có 6 giải pháp đều ở mức cần thiết và rất cần thiết. Mức độ rất cần thiết có tỉ lệ cao như giải pháp: Nâng cao công tác bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV; Nâng cấp CSVC, thiết bị dạy học và tăng cường chỉ đạo sử dụng CSVC, thiết bị dạy học hiệu quả; Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho GV về đổi mới giáo dục TH trong giai đoạn hiện nay; Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học theo chương trình TH. Đặc biệt mức độ rất cần thiết tỉ lệ cao nhất là: Nâng cao công tác bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV; Nâng cấp CSVC, thiết bị dạy học và tăng cường chỉ đạo sử dụng CSVC, thiết bị dạy học hiệu quả.
Tuy nhiên, để có được đánh giá khách quan về tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất chúng tôi đưa ra 3 mức độ khả thi: Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi. Kết quả như sau:
Bảng 3.2: Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp
Nội dung Mức độ khả thi
Rất khả thi
Khả thi Không
khả thi
Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho GV về đổi mới giáo dục TH trong giai đoạn hiện nay. 20 83,4% 2 8,3% 2 8,3%
môn cho đội ngũ GV. 58,3% 33,3% 8,3% Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH, các hình thức tổ
chức DH theo chương trình TH. 58,3%14 37,5%9 4,2%1
Nâng cấp CSVC, thiết bị DH và tăng cường chỉ đạo sử dụng CSVC, thiết bị dạy học hiệu quả.
729,2% 29,2% 14 58,3% 3 12,5% Nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ quản
lí ở các trường TH vùng DTTS. 18 75% 4 16,7% 2 8,3% Tăng cường chỉ đạo hoạt động đánh giá xếp theo
chương trình TH 62,5%15 20,8%5 16,7%4
Nhìn vào kết quả đánh giá mức độ khả thi tương đối cao. Từ đó cho thấy các giải pháp đề xuất có thể thực hiện được và chắc chắn sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lí hoạt động dạy học ở các trường TH vùng DTTS. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hết sức lưu ý vì thực tế mỗi giải pháp đều có những tồn tại và ưu thế riêng, nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ, thống nhất biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển. Do vậy khi thực hiện chức năng quản lí đối với các trường tiểu học vùng DTTS, các CBQL cần lưu ý phối hợp thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp, như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả của giải pháp, chất lượng dạy và học ở các trường TH vùng DTTS mới được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay ở bậc học TH.
Kết luận chương 3:
Nghiên cứu đề xuất 6 giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường TH vùng DTTS huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai. Việc triển khai thực hiện sẽ khắc phục những tồn tại vốn có của dạy học vùng DTTS, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học vùng DTTS và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục TH ở vùng dân tộc, tiến tới phổ cập THCS.