14 Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét xếp loại cuối học kì, cuối năm
3.3.1. Giải pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho GV về đổi mới dạy học TH trong giai đoạn hiện nay.
GV về đổi mới dạy học TH trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu, ý nghĩa của giải pháp
Đội ngũ GV có vai trò quyết định đối với quá trình dạy và học, một lực lượng có “chức năng đặc biệt” chi phối và định hướng cho nguồn lực tương lai của đất nước. GV thông qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục góp phần cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết cho HS. Đồng thời, cũng chính GV là người có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình hình thành nhân cách các công dân trẻ tuổi.
Chính vì thế, cần: “Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục đủ sức đủ tài cùng với đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hương nền GD nước nhà”và “chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo” 14
Tăng cường công tác giáo dục ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức; Bồi dưỡng năng lực thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình cho đội ngũ GV trong nhà trường của mỗi cá nhân về vị trí, vai trò nhiệm vụ của GV thực hiện mục tiêu phát triển GD của nhà trường trong sự phát triển KT-XH của địa phương, đất nước.
- Cuối đợt nghỉ hè (khoảng giữa tháng 8) nhà trường tổ chức cho cán bộ, GV học tập chính trị, chính sách của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT, giáo dục TH về đổi mới sự nghiệp GD. Mỗi đợt học tập đều có bài viết thu hoạch.
- Ban giám hiệu cụ thể là Hiệu trưởng cần có kế hoạch kịp thời triển khai các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, nói chuyện thời sự,...nhằm nâng cao nhận thức chính trị về mọi mặt cho GV. Qua đó thấy được vị trí vai trò của GV trong công cuộc đổi mới đất nước. Phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong là cái gốc của người GV. Nhà trường cùng Công đoàn tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành: “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”. Tuyên truyền hưởng ứng cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung của ngành. Biến nhận thức thành tiêu chí phấn đấu của nhà trường, của từng GV. Mỗi GV là tấm gương sáng cho HS noi theo.
- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong năm học với các ngày lễ lớn trong năm bằng các việc làm cụ thể, gắn liền với mỗi cá nhân với tập thể trong nhà trường. Nêu gương những cán bộ, GV có thành tích trong giảng dạy, vận động HS đến trường, duy trì sĩ số HS,...Có định mức cụ thể về thi đua, khen thưởng để động viên tinh thần, vật chất của GV. Khuyến khích GV hoàn thành nhiệm vụ.
Song song với việc này cần bồi dưỡng năng lực thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình chú trọng xây dựng nội dung phù hợp với đối tượng HS mỗi lớp chú ý đến đặc thù của lớp đó (vùng khó khăn, vùng dân tộc,...). Khi HS được học tập phù hợp với nhận thức, đặc điểm văn hóa dân tộc, HS sẽ có hứng thú học tập, chủ động trong học tập hơn. Đây là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh góp phần thực hiện đúng mục tiêu của chương trình TH.
- Tổ chức để cán bộ, GV nhà trường quán triệt đầy đủ chương trình TH; Quán triệt các hướng dẫn thực hiện và các chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT; quán triệt kế hoạch của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch dạy học hàng tuần theo đặc điểm của nhà trường của địa phương sao cho đảm bảo dạy đủ số môn học, hoạt động bắt buộc và đủ thời
lượng tối thiểu nêu trong kế hoạch dạy học. Cần giải quyết nội dung dạy học trên lớp, hạn chế học và làm bài ở nhà với các lớp đầu cấp. Chủ động lựa chọn, cập nhật nội dung dạy học, đưa các nội dung giáo dục địa phương theo qui định của chương trình môn học; Phân phối thời lượng dạy học các môn học bắt buộc, các nội dung dạy học tự chọn theo đặc điểm nhận thức và sức khỏe của HS, điều kiện của nhà trường địa phương
- Phân bổ các nguồn lực (nhân lực, CSVC, thiết bị dạy học, tài chính, thông tin) phục vụ cho dạy học theo chương trình TH.
- Thiết lập các qui định của nhà trường về thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và tổ chức thực hiện có hiệu quả các qui định đó cùng với các qui định chung khác có liên quan đến quản lí nhà trường.