Giải pháp 4: Nâng cấp CSVC, thiết bị dạy học và tăng cường chỉ đạo sử dụng CSVC, thiết bị dạy học hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 74 - 77)

14 Duyệt kết quả đánh giá, nhận xét xếp loại cuối học kì, cuối năm

3.3.4. Giải pháp 4: Nâng cấp CSVC, thiết bị dạy học và tăng cường chỉ đạo sử dụng CSVC, thiết bị dạy học hiệu quả.

sử dụng CSVC, thiết bị dạy học hiệu quả.

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cần thiết được GV và HS sử dụng vào hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra. CSVC và thiết bị đồ dùng là một bộ phận cấu thành của quá trình dạy học và giáo dục.

Mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học trong đó thiết bị đồ dùng là một yếu tố không thể tách rời giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và thiết bị đồ dùng là các yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau kết hợp với sự chỉ đạo, điều khiển và tự điều khiển của người tham gia tạo lên sự hợp tác sinh động, gắn kết giữa GV và HS, đó là những cơ hội tốt nhất cho nhiệm vụ nhận thức, để đạt được hiệu quả mong muốn trong giáo dục, các cấp quản lí cần giải quyết hài hoà các mối quan hệ nói trên .

CSVC trường học - thiết bị dạy học là một trong yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học. Việc tích cực hoá quá trình học tập của HS, dạy HS phát triển tư duy, sáng tạo đòi hỏi đa dạng hoá, cá thể hoá về học tập, tăng cường hoạt động của HS, thực hiện yêu cầu này đòi hỏi phải có nhiều trang thiết bị dạy học, trường sở phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt sư phạm, đáp ứng với chương trình TH mới. Đồ dùng dạy học thực hiện “Nguyên tắc trực quan” trong dạy học .

CSVC trường học chứa đựng những khả năng và tiềm năng to lớn trong việc phục vụ giảng dạy, học tập. Trường lớp học đủ, đúng quy cách cho phép tổ chức các hình thức hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng, linh hoạt như : Dạy trên lớp học, trong thư viện, dạy ngoài lớp, trên hiện trường bằng thực tiễn, dạy thực hành, dạy chuyên biệt, dạy 2 buổi/ngày,...

Thiết bị dạy học được sử dụng như “ nguồn” chủ yếu dẫn đến kiến thức mới, lời của thầy chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn tri giác các tài liệu trực quan (mẫu vật, tranh ảnh, thí nghiệm, băng hình). Sự khái quát hóa các kết quả quan sát, cho nên thiết bị dạy học vừa là phương tiện vừa là điều kiện quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

Giải pháp này nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học trong nhà trường, giúp cho quá trình dạy học đạt hiệu quả như mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện của trường TH.

- Quản lí cụ thể là Hiệu trưởng cần kiểm tra, rà soát toàn bộ thiết bị hiện có, căn cứ vào mẫu thiết bị dạy học tối thiểu đã được Bộ GD&ĐT ban hành để xây dựng một kế hoạch cụ thể, chi tiết về nhu cầu số phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện; kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy học trong nhà trường một cách đồng bộ theo hướng hiện đại hóa.

- Xây dựng kế hoạch sửa chữa CSVC, mua sắm, bổ sung các thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo phục vụ cho năm học mới.

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng GVsử dụng thành thạo các loại thiết bị dạy học cho từng môn học. Kết hợp các biện pháp hành chính với động viên thi đua:

+ Tổ chức cho GV từng khối được trao đổi, học hỏi về cách sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học theo hướng dẫn qui đinh. Yêu cầu các tổ khối lập kế hoạch phương án cụ thể để sử dụng phương tiện dạy học đã được trang bị theo từng môn học giảng dạy trong từng học kì.

+ Yêu cầu GV đưa việc sử dụng thiết bị vào kế hoạch của mình và được tổ khối thông qua.

+ Thường xuyên phát động phong trào thi đua sử dụng thiết bị dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, theo dõi, động viên, nhắc nhở việc sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên có hiệu quả.

+ Động viên khuyến khích GV tích cực sử dụng phương tiện dạy học đồng thời phải kiểm tra sát sao việc sử dụng đồ dùng dạy học theo yêu cầu của chương trình và coi đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dạy học và là kỉ luật chuyên môn của GV.

+ Thường xuyên phát động phong trào tự làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp bằng vật liệu rẻ tiền sẵn có ở địa phương.

+ Tuyên truyền và vận động GV và HS ý thức giữ gìn và bảo vệ CSVC, trang thiết bị dạy học, đồng thời gắn trách nhiệm tới mỗi tập thể, thành viên trong nhà trường có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ CSVC trang thiết bị của nhà trường.

- Tuyển chọn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên phòng phụ trách phòng thí nghiệm, thư viện và các phòng chức năng của nhà trường, cần làm tốt

công tác bảo quản và duy trì, bảo dưỡng thường xuyên các trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Sắp xếp phòng thư viện khoa học để GV có nhu cầu sử dụng thuận tiện, dễ dàng nhanh chóng khi cần và đồ dùng dạy học luôn ở tình trạng tốt.

- Thường xuyên thu nhập thông tin từ GV và các tổ chuyên môn về nhu cầu cần bổ sung tài liệu mới, đồ dùng dạy học cần thiết. Trong quá trình giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học, CSVC trường học, CBQL cần phải có kế hoạch khảo sát, thăm dò lấy ý kiến đóng góp của GV, kiểm tra, kiểm kê CSVC định kì, từ đó có thể bổ sung, sửa chữa hoặc mua thêm mới .

- Bằng những việc làm cụ thể CBQL vận dụng mọi khả năng của nhà trường và cộng đồng cùng tham gia vào công tác xây dựng CSVC- trang thiết bị dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của GV và HS.

Để thực hiện các giải pháp trên khi sử dụng các nguồn tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng chế độ chính sách và tiết kiệm. Hồ sơ thu chi cần rõ ràng, đúng qui định. Các tài sản của nhà trường phải có sổ theo dõi, định rõ giá trị, đánh giá, kiểm kê đầy đủ có người quản lí, mượn, trả rõ ràng, theo qui định chế độ bảo quản, trách nhiệm cho từng thành viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w