Nhận xét so sánh về hệ quả của chính sách truyền bá ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 113 - 142)

6. Bố cục của luận văn

3.4. Nhận xét so sánh về hệ quả của chính sách truyền bá ngôn ngữ

ở thuộc địa Ấn Độ và Việt Nam

Với mục đích là thi hành chính sách “ngu dân” nhằm cai trị, khai thác và bóc lột thuộc đia, những tên đế quốc thực dân “sừng sỏ” Anh, Pháp đã dùng rất nhiều các chính sách với những cách thức tiến hành giống và khác nhau dựa trên hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Điều đó đã dẫn đến những hệ quả giống và khác nhau để lại trên mỗi thuộc đia của chúng, điển hình như Ấn Độ và Việt Nam.

Hệ quả thể hiện trước tiên là ở việc các nước này đều phải cùng "thừa hưởng" một di sản đặc biệt nặng nề do chế độ thuộc địa để lại. Đó là một nền văn hoá lai căng giữa các yếu tố Âu châu với các yếu tố bản xứ; một xã hội tồn tại rất nhiều giai cấp, cả cũ cả mới với trình độ dân trí vô cùng hạn chế...

Một trong hai di sản lớn nhất của chủ nghĩa thực dân để lại, trong đó một là hệ quả từ chính sách văn hóa thực dân, đó chính là sự thấp kém về trình độ dân trí. Người ta đã thống kê được tỷ lệ người mù chữ ở Ấn Độ: 92% (năm 1950) và ở Việt Nam là hơn 90% (năm 1945)... Chính sách ngu dân của chủ nghĩa thực dân chính là cơ sở dẫn đến hậu quả này.

Bên cạnh đó, một nền văn hoá mới mang tính chất thuộc địa phong kiến đã hình thành. “Đây chính là cơ sở cho sự hình thành các xu hướng nghệ thuật của một tầng lớp trí thức mới. Đó là xu hướng lãng mạn, đồi trụy trong văn hoá nghệ thuật, là chủ nghĩa cá nhân, tiêu cực và bi quan trước thời đại tuyên truyền văn học suy đồi, thoát ly quần chúng, đề cao thứ gọi là “thơ mới”, “văn mới” của chủ nghĩa hiện đại phương Tây” [74; tr.116].

Một điểm chung nữa trong hệ quả tiêu cực mà hai nước thuộc địa phải gánh chịu là về giáo dục. Vì mục đích chính trị, hầu như các cải cách giáo dục tiến bộ không được thực thi trọn vẹn trong thực tế. Nền giáo dục Anh, Pháp chỉ dành cho một bộ phận công chức, trí thức. Vì vậy, đã tạo ra khoảng cách quá lớn giữa lớp người có học và quần chúng. Nội dung giáo dục sao nhãng về kiến thức khoa học và công nghệ; phương pháp chủ yếu là học vẹt, giảm tư duy và khả năng của người học; giáo dục để tạo ra lớp người phục dịch chứ không phải nhằn mục đích “khai sáng” thuộc địa như chúng vẫn hô hào. Hệ thống giáo dục truyền thống suy tàn vì thiếu sự giúp đỡ của chính quyền. Đặc biệt phụ nữ đã bị hạn chế trong sự quan tâm đào tạo.

Tuy nhiên, ngoài những hệ quả tích cực giống nhau cơ bản đó, do hoàn cảnh và tính chất, mục đích của mỗi đế quốc cũng như thuộc địa khác nhau, đã đưa ra những chính sách và cách thức thực hiện cũng như quá trình điều chỉnh các chính sách không giống nhau, đã dẫn đến hệ quả tiêu cực khác nhau. Theo nhà nghiên cứu người Ấn, N.Krishnaswamy, tác động từ việc giáo dục của thực dân Anh ở Ấn Độ đã dẫn đến “sự thống trị thực dân, làm tê liệt suy nghĩ của nhiều người dân Ấn Độ; những giá trị của phương Tây đang bám

rễ sâu ở Ấn Độ, hầu hết những người có học ở Ấn Độ đang sẵn sàng nhận sự khai sáng chỉ từ phương Tây” [84; tr.171]. Theo đó, sau khi Ấn Độ giành được độc lập, nền giáo dục vẫn tiếp tục duy trì chương trình của Macaulay, và do vậy số lượng người Ấn được đào tạo theo mẫu hình Tây phương vẫn tiếp tục tăng. Những “Quý ngài da nâu này vẫn có mặt trên khắp đất nước Ấn Độ, trong giáo dục, cơ quan chính phủ, trong chính quyền... Họ là “sản phẩm của thực dân Anh” và vì vậy, trong số đó cũng có những lớp người “mất gốc”, thiểu ngôn... như cách gọi của chính các nhà khoa học Ấn Độ [84; tr.171].

Và như vậy, mặc dầu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân không còn nữa nhưng nó vẫn nằm trong tư duy của người dân bản xứ. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét “hiện nay, ở nhiều khoa Anh ngữ trong các trường đại học ở Ấn Độ, nhiều giáo viên dạy tiếng Anh nghĩ rằng Hamlet và Othello vĩ đại hơn những tác phẩm kinh điển của Ấn Độ. Đây chính là những người chỉ được học văn học Anh, hầu như không biết về văn học truyền thống của dân tộc bằng các ngôn ngữ bản địa như là tiếng Sanskrit hoặc Tamil hoặc bất kỳ ngôn ngữ dân tộc nào của Ấn Độ” [74; 168].

Riêng với giới trẻ Ấn Độ hiện nay thì “các phương tiện truyền thông điện tử đang thúc đẩy quá trình này và tiếng Anh chính là ngôn ngữ của “nền văn hoá Pop” - nền văn hoá đang khuấy động cuộc sống tinh thần của các thế hệ thanh niên Ấn Độ” [74; 169]. Và nó như một con dao hai lưỡi mà mặt trái của nó thì không thể lường trước được.

Còn đối với thuộc địa Việt Nam, dưới ảnh hưởng của thực dân Pháp đã đưa đến những thay đổi căn bản một cách nhanh chóng, nhưng sự thay đổi này không theo một hệ thống, quy củ nào mà chỉ mang tính chất lai căng, ép buộc. Vì thế đã dẫn đến việc những yếu tố văn hóa truyền thống tốt đẹp thì bị mất đi, nhưng yếu tố văn hóa tiến bộ cũng không được tiếp thu một cách nguyên vẹn. Điều đó đã làm cho văn hóa Việt Nam càng thêm rối rắm, dứt gãy. Trước kia, việc học thực hiện mục đích đào tạo ra những người bảo vệ

trật tự cũ, chế độ cống nạp, cái tôn ty đã có với tư tưởng Nho giáo, chữ Hán, chữ Nôm. Giờ đây, những người được đào tạo theo một khuynh hướng khác hẳn, họ chỉ biết tiếng Việt và tiếng Pháp, không biết chữ Hán đủ để đọc sách cổ. “Họ hiểu Pháp và phương Tây hơn là Việt Nam và Trung Quốc” [95]. Đối với những người từ trình độ cao đẳng tiểu học trở lên, thì vai trò của văn hoá Pháp là chủ đạo. Có một sự đứt đoạn ở thế hệ sinh sau năm 1910, khi họ hai mươi tuổi thì ảnh hưởng Nho giáo đã rất phai nhạt trong xã hội thành thị. Mọi người đều nhận thấy một điều hiển nhiên là phải chuyển sang hệ tư tưởng phương Tây với tự do, bình đẳng, pháp luật, dân chủ. Chính sự thành công của chính quyền thuộc địa Pháp mà thái độ đối với nó đã gây chia rẽ trầm trọng giữa người Việt Nam. Các khuynh hướng tư tưởng khác nhau thay vì thảo luận bình tĩnh với nhau đã mạt sát và kết án lẫn nhau. Người này gọi người kia là ngu dốt, người kia gọi người này là phản quốc, bán nước.

Quan sát cách dạy tiếng Pháp đương thời, Nguyễn Triệu Luật cho rằng: “dùng phương pháp trực thụ để dạy, luyện mãi thì thành công, nhưng lại không đủ bản lĩnh để bảo vệ lối tư duy “phô diễn” Việt nên kết quả là “cái óc Việt Nam cứ lùi bước dần dần cho đến khi bị tiêu hẳn”. Cho nên ông cho rằng mỗi giờ giảng văn Pháp, ngữ pháp tiếng Pháp là một giờ dùng vào việc “phá hoại quốc hồn Việt”; thầy giáo Pháp văn nào càng thạo thì sức phá hoại càng tai hại...” [97].

Bên cạnh những hệ quả tiêu cực, các thuộc địa Anh, Pháp còn có chung với nhau một số hệ quả có thể gọi là tích cực. Những yếu tố văn hoá tích cực của phương Tây du nhập vào thuộc địa, nhất là báo chí và giáo dục sẽ tạo ra những nhân tố, lực lượng mới để cải tạo xã hội. Các trí thức người bản xứ được đào tạo theo phương pháp phương Tây đã sớm được tiếp xúc với văn hoá, khoa học cùng các kiến thức cần thiết để xây dựng đất nước của chính họ, với vốn tiếng Anh, tiếng Pháp, những cơ hội du học ở chính quốc sẽ là những người đầu tiên nhận thức được tình cảnh của dân tộc. Có nhiều khả

năng nhất trong việc tìm ra và lãnh đạo con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Phải chăng vì thế mà người ta đã từng nói rằng: những người bản xứ chống Pháp sâu cay nhất là những người giỏi tiếng Pháp nhất và "con đường sang nước Pháp là con đường chống nước Pháp” nhanh nhất.

Những hệ quả tích cực rõ ràng không thể nằm trong ý muốn chủ quan của thực dân Anh, Pháp mà thực sự đã vượt khỏi tầm tính toán, kiểm soát của chúng, Thông qua sự truyền bá văn hoá của chính quyền thực dân, tiếng Anh đã du nhập, được tiếp nhận và trở thành một trong những ngôn ngữ chính thức ở Ấn Độ. Từ ngôn ngữ thực dân nó đã phát triển thành ngôn ngữ toàn cầu, và bùng nổ ở Ấn Độ vì những thành tựu của thời đại Công nghệ Thông tin. Họ đang muốn đánh giá đúng những gì mà người Anh đã làm cho dân tộc mình. Các nhà nghiên cứu gọi tiếng Anh là “kho vàng” (goldmine) và xem đó là “di sản của thực dân” (The colonial legacy).

Còn đối với Việt Nam, tuy thời gian chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá Pháp chỉ 60 năm, nhưng có thể nói văn hoá Việt Nam đã thay đổi rõ rệt hơn thời gian tiếp xúc văn hoá Hán trên hai ngàn năm. Xét về bề mặt, văn hoá Việt Nam trước đây đều mang tính hình thức Trung Quốc, nhưng văn hoá Trung Quốc không tạo nên được một sự thay đổi về hệ tư tưởng. Còn khi tiếp xúc với thực dân Pháp, người Việt đã dần được tiếp thu với hệ tư tưởng mới khác biệt và có phần tiến bộ hơn. Có thể nói rằng “Pháp đã còng tay Việt Nam và dẫn vào thời đại mới. Đóng góp của người Pháp cho nước ta không thể chối cãi, ngay cả dưới mắt một người Việt Nam yêu nước” [89].

Mặc dầu sự tiếp xúc văn hoá với Pháp đã dẫn tới một kết quả cực đoan, do chỗ thực dân Pháp ngoan cố, không chấp nhận một sự san sẻ quyền lợi nào hết. Nó chỉ muốn có những tay sai, nó đã phản bội văn hoá của Pháp. Nhưng có một điều cần thấy là bọn thực dân Pháp là một chuyện, còn những người Pháp truyền bá văn hoá Pháp là một chuyện. Dĩ nhiên, là có những thầy Pháp có tư tưởng thực dân nhưng dù óc thực dân họ có nặng đến đâu họ cũng phải

thừa nhận học sinh Việt Nam cực kỳ thông minh, học giỏi, về trí tuệ chẳng thua gì người Pháp. Một số khác vẫn trung thành với văn hoá Pháp, và được chính người Việt quý trọng. Những người Việt Nam chân chính biết trọng những người Pháp chân chính, và chính những người này đã góp phần tạo nên nhân cách họ. Họ biết vượt qua những thành kiến về tôn giáo, dân tộc, phong tục. Và hoàn cảnh một nước Việt Nam mở cửa càng cho phép họ biểu lộ trung thực hơn thái độ sòng phẳng này [95].

Từ đó nhiều người Việt Nam có những cơ hội làm việc với người Pháp, có cơ hội sang Pháp du học. Họ càng hiểu rõ hơn nền văn hóa Pháp tiến bộ, thấy được tính bác học và ưu việt trong ngôn ngữ tiếng Pháp mà trước đó thông qua chính sách truyền bá ở thuộc địa họ không được tiếp xúc một các trọn vẹn. Trong thời kỳ này, tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ thứ hai, cùng với chữ Quốc ngữ trở thành ngôn ngữ chính thức ở Việt Nam. Nó được sử dụng trong cả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày với tên đường, tên phố, những tiếng bồi, tiếng đệm khi ngôn ngữ tiếng Việt không chuyển tải được nội dung của ý người ta muốn nói; hay trên các bộ phim điện ảnh, những bài hát bằng tiếng Pháp; nó được sử dụng phổ biến ở nhiều tầng lớp người với những trình độ khác nhau.

Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống thuộc địa của Anh và Pháp dần sụp đổ với việc các nước thuộc địa và phụ thuộc liên tiếp giành độc lập. Và trước sự sụp đổ này, một vấn đề đặt ra là: mối quan hệ của Anh, Pháp và thuộc địa sẽ diễn biến thế nào đây? Chúng ta lại thấy trong vấn đề này Anh và Pháp đi theo hai hướng giải quyết riêng, dường như tình trạng này cũng chịu sự tác động từ sự giống và khác nhau giữa hai hệ thống thuộc địa, đó chính là một hệ quả tiếp theo những hệ quả trên.

Thái độ của thực dân Anh và Pháp ở thuộc địa khác nhau dẫn đến sự khác nhau trong mối ràng buộc giữa thuộc địa và chính quốc. Chính sách nhân nhượng, khôn khéo của người Anh đã “buộc” Ấn Độ và các thuộc địa

khác đều chấp nhận là thành viên trong Khối Liên hiệp Anh sau ngày độc lập. Từ năm 1945 trở đi, sau những cố gắng chống phá phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa không hiệu quả, thực dân Anh với bản chất khôn khéo, linh hoạt, của mình đã nhanh chóng chấp nhận thực tế và tìm cách vớt vát lại ảnh hưởng, địa vị của mình bằng cách thu hút các thuộc địa cũ tham gia vào Khối Liên hiệp Anh, công nhận tư cách thành viên của các nước này cho dù các nước đó có thể chế Cộng hoà (bắt đầu từ sự kiện Cộng hoà Ấn Độ chính thức gia nhập Khối Liên hiệp năm 1949). Mối quan hệ giữa Anh và các thuộc địa cũ vì thế tiếp tục diễn biến chủ yếu trong Khối Liên hiệp Anh. Nước Anh vẫn là nước đứng đầu trong Khối Liên hiệp, vương triều Anh được coi là biểu tượng tự do cho các nước thành viên và tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thức ở các nước. “Hiện nay, trong số 1.652 ngôn ngữ mẹ đẻ được ước lượng ở Ấn Độ, Hindi là quốc ngữ còn tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông, được dùng trong chính phủ, giáo dục và kinh doanh. Anh ngữ đã trở thành “di sản của dân tộc” trước xu thế phát triển toàn cầu hoá của thế giới hiện nay, như chính người Ấn vẫn thường nói. Tiếng Anh ở Ấn Độ thực sự là một “món quà vô giá” ngoài ý muốn mà thực dân Anh đã để lại cho thuộc địa” [71].

Trong khi đó, người Pháp đã cố gắng để thành lập một tổ chức tương tự như vậy nhưng không thành công. Khối Liên hiệp Pháp (French Union) tan rã sau chiến tranh Đông Dương và Algeria, đến năm 1958 thành lập lại, gọi là French Community (Cộng đồng Pháp) nhưng không thu hút được sự gia nhập của các nước đã từng là thuộc địa của Pháp. Hiện nay, cũng giống như Anh, Pháp vẫn tiếp tục duy trì một hình thức tổ chức gọi là Các lãnh thổ và khu hành chính hải ngoại của Pháp (French Overseas Department and Territories) nhưng chỉ gồm một số đảo và quần đảo ở các châu lục mà thôi. Vào những năm 60 của thế kỉ XX, từ sáng kiến của Tổng thống Sénégal, Léopold Sédarsenghor, một tổ chức gồm các nước nói tiếng Pháp đã được manh nha hình thành với mục đích ban đầu là để các nước thuộc địa giúp đỡ lẫn nhau

trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Và từ những năm 70 cho ra đời Tổ chức các nước nói và sử dụng tiếng Pháp, nhằm gây ảnh hưởng trở lại từ lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa sang các lĩnh vực kinh tế, chính trị.

Tháng 2 năm 1986, Hội nghị cấp cao lần thứ nhất các nước có sử dụng tiếng Pháp do cố Tổng thống Pháp, F.Mitterrand, chủ trì đã được triệu tập với sự tham gia của 40 vị đứng đầu Nhà nước và chính phủ có sử dụng tiếng Pháp. Hiện nay, tổ chức "Cộng đồng Pháp ngữ" đã có 56 thành viên, trong đó 19 thành viên liên kết và 4 quan sát viên, song hoạt động của nó chủ yếu mang tính chất nghề nghiệp, kĩ thuật, chưa thể đạt đến trình độ tổ chức quốc tế hiện đại và hiệu quả như Khối Liên hiệp Anh. Vừa qua, ngày 14 - 10 - 2012 tại thủ đô Kinshasa của Cộng hòa dân chủ Congo, Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 14 đã thông qua Tuyên bố Kinshasa với các nghị quyết về tình hình một số nước thành viên, vấn đề chống cướp biển tại Vịnh Guinea, văn bản định hướng về hợp tác 3 bên, thúc đẩy không gian số Pháp ngữ và về chính sách thúc đẩy sử dụng tiếng Pháp. Tại Hội nghị, Cộng đồng Pháp ngữ tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 113 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w