Chính sách truyền bá Anh ngữ của thực dân An hở Ấn Độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 31 - 46)

6. Bố cục của luận văn

1.3.1. Chính sách truyền bá Anh ngữ của thực dân An hở Ấn Độ

Chúng ta có thể thấy rằng, sau 250 năm gạt bỏ các đối thủ và bình định, Ấn Độ đã bị thu phục trong tay người Anh. Mặc dầu vậy, “cho đến năm 1813, Công ty Đông Ấn Anh vẫn theo một chính sách là không can thiệp vào tôn giáo, xã hội và đời sống văn hoá của Ấn Độ. Sau năm 1813 người Anh bắt đầu đưa ra những bước thay đổi về xã hội và văn hoá ở thuộc địa này” [73; tr.77]. Trong đó thực dân Anh đã rất chú trọng đến chính sách phát triển văn

hóa ngôn ngữ. Những chính sách đó đã được biểu hiện cụ thể qua các hoạt động trên các lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, giáo dục…

1.3.1.1. Biểu hiện qua những hoạt động truyền bá văn hóa

Một trong những biểu hiện của sự thay đổi trong chính sách về xã hội và văn hóa của thực dân Anh đổi với Ấn Độ là: trong Nghị viện Anh lúc này đã có sự đấu tranh giữa những phe phái khác nhau về quan điểm thay đổi chính sách văn hoá - xã hội cho Ấn Độ. Nếu như phái bảo thủ gồm những viên chức thuộc Công ty Đông Ấn Anh, “thích và tôn trọng nền học vấn và văn hoá phương Đông”, chủ trương khôi phục truyền thống cũ ở Ấn Độ. Ngược lại, một luồng tư tưởng khác tiến bộ hơn, có xu hướng phản đối tư tưởng bảo thủ và trì trệ này, họ chủ trương thay đổi “sự mê tín, những phong tục thủ cựu và tai hại” của Ấn Độ bằng “lẽ phải và kiến thức châu Âu”. Còn những người theo chủ nghĩa duy lý thì lo lắng vì “tôn giáo Ấn Độ mê tín và quá khích với sự sùng bái thần tượng”. Họ chủ trương cải cách Ấn Độ theo đường lối Tây phương hoá với sứ mệnh truyền bá đạo Cơ đốc [78; tr114-115].

Chính vì vậy, chính sách làm hiện đại hoá xã hội và văn hoá Ấn Độ được khuyến khích bởi những nhà truyền giáo và sự thay đổi trong chính sách tôn giáo của Công ty Đông Ấn Anh ở Ấn Độ. Mà đại biểu là William Wilberforce và Charles Grant, Chủ tịch Ban giám đốc của Công ty, chủ trương mở rộng Thiên chúa giáo ở Ấn Độ. Họ cung cấp một chương trình “Tây hoá” với hy vọng ánh sáng của sự hiểu biết phương Tây sẽ phá huỷ lòng tin của dân Ấn vào các tôn giáo dân tộc, dẫn họ đến với đạo Cơ đốc. Vì vậy, họ đã tiến hành mở các trường phổ thông, cao đẳng, các bệnh viện ở những thành phố lớn. Được Chính phủ cho phép dù không bảo trợ, họ đã tỏ thái độ công khai thách thức với đạo Hồi và đạo Ấn. Tuy hoạt động đó của những nhà truyền giáo không thể làm thay đổi được xã hội Ấn Độ cũng như không thể xoá bỏ được những tôn giáo truyền thống ở đây nhưng “những chuẩn mực và kiến thức phương Tây đã được truyền bá trên khắp Ấn Độ qua những trạm truyền giáo” [83; tr.205].

Từ đó những mầm mống đầu tiên của việc truyền bá ngôn ngữ tiếng Anh ở Ấn Độ đã tiến hành thông qua sự truyền bá đạo Thiên chúa. Cũng đồng thời là kế hoạch chi tiết đầu tiên của nền giáo dục Anh ở Ấn Độ đã được soạn thảo vào năm 1792 bởi Charles Grant, một giám đốc của Công ty Đông Ấn Anh, tín đồ Thiên Chúa giáo. Vì thế, những nội dung được truyền bá đầu tiên bằng tiếng Anh ở Ấn Độ là giáo lý đạo Kitô nhưng cũng thông qua đó phổ biến những kiến thức về thành tựu văn hoá, kinh tế và xã hội của cộng đồng. Theo Grant, tiếng Anh và nền giáo dục phương Tây chinh phục Hindu giáo nhưng cuối cùng nhằm mục đích về thương mại và chính trị. Vì thế, ông ta đã đề nghị Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa việc giới thiệu tiếng Anh ở Ấn Độ.

Đến đầu thế kỷ XIX, những nhà truyền giáo và những người ủng hộ họ cùng những nguời theo chủ nghĩa nhân đạo đã gây áp lực lên Công ty, để khuyến khích và đưa nền giáo dục hiện đại phương Tây vào Ấn Độ. Trong khi những người theo chủ nghĩa nhân đạo, gồm có nhiều người Ấn tin rằng, “tri thức hiện đại sẽ là sự cải tạo tốt nhất cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ốm yếu của dân tộc” thì những nhà truyền giáo lại cho rằng giáo dục hiện đại sẽ “phá huỷ lòng tin của con người vào tôn giáo và dẫn họ đi theo Thiên Chúa giáo” [78; tr.119]. Sự thay đổi bắt đầu từ Đạo luật Hiến chương - The Charter Act (hay Tuyên bố đổi mới - The Charter Renewal) được ban hành năm 1813. Theo đó, pháp luật Anh đã công nhận nghĩa vụ và quyền hạn của Công ty trong việc truyền bá những kiến thức cho người Ấn Độ và lực lượng được tín nhiệm không chỉ là các nhà truyền giáo nữa mà còn có các nhà phương Đông học người Anh.

Sau Tuyên bố năm 1813, các nhà truyền đạo Anh được mở cửa tự do vào Ấn Độ. Một số lớn đã xâm nhập vào thuộc địa Ấn, với kế hoạch giáo dục người Ấn, dạy cho họ một ngôn ngữ mới, một tôn giáo mới và một nền văn hoá mới. Công ty Đông Ấn Anh và Chính phủ gián tiếp cổ vũ họ. Công ty đã sử dụng các nhà truyền đạo như là “thế lực đại diện để làm bất cứ những gì

phải làm trong khi Công ty thì say đắm với thương mại còn Chính phủ thì tham vọng bành trướng đế chế” [80; tr.17].

Từ giữa năm 1815 đến năm 1840, một số trường học về Thiên chúa giáo đã được thành lập ở nhiều nơi trên Ấn Độ: Truờng Baptist Mission (1815), the Serampore college (1818), Truờng London Mission Society’s (1818), Truờng Bishop’s college tại Sibpur (1820), Truờng Calcutta Society’s (1819), Truờng Jaya Narayan Ghoshal’s English tại Benares (1818) và quan trọng nhất trong số đó là Đại hội đồng tổ chức giáo dục (General Assembly’s Institution) năm1830, được thành lập bởi một nhà truyền giáo người Xcốtlen là Alexander Duff. Có thể nói rằng: “đây là người hiểu được vai trò quyết định của giáo dục thông qua phương tiện trung gian là tiếng Anh trong việc chuyển biến một người Ấn thành con chiên của Chúa” [51; tr.95].

Kết quả là từ năm 1824 đến năm 1835, các lớp dạy tiếng Anh đầu tiên đã được mở ở Calcutta, Madras, bao gồm: Trường Phạn học Benares, Trường Dellhi, Trường Agra và các cơ sở giáo dục Đông phương học khác. “Những người Ấn Độ trẻ tuổi dường như bị lôi cuốn bởi quan điểm mới, chủng tộc mới. Họ nghĩ rằng đây là thời kỳ văn hoá phục hưng ở Ấn Độ. Họ đổ xô tới các lớp học tiếng Anh, bắt đầu viết thơ, văn và các bài nghiên cứu bằng tiếng Anh và báo chí xuất bản cho họ” [80; tr.18]. Một số đã thông thạo tiếng Anh và hiểu sâu sắc văn học Anh, điều mà “thậm chí không thể có được ở châu Âu”. Báo chí tiếng Anh đã được xuất bản từ năm 1780 đến 1795 ở Calcutta, Madrass và Bombay. Điều đó đã dẫn đến sự kích thích, hứng thú người Ấn Độ cũng bắt đầu say mê, dịch và viết tiếng Anh.

Nếu tôn giáo, giáo dục là những hình thức đầu tiên mà người Anh lựa chọn để truyền bá tiếng Anh thì báo chí lại trở thành nhân tố thúc đẩy sự lan tỏa của ngôn ngữ này ở thuộc địa. Nhưng đối với người Anh, “máy in và thật sự là mọi máy móc cũng bị coi là nguy hiểm và có tính bùng nổ đối với trí tuệ Ấn Độ, không nên được khuyến khích bất cứ bằng cách nào, vì nó dẫn tới sự

truyền bá dấy loạn và phát triển kĩ nghệ” [43; tr213]. Nhưng dường như thực tế đã đi ngược lại với những tính toán của chính phủ Anh. Mặc dù, không phát triển rộng rãi đối với máy in tư nhân. Nhưng Chính phủ lại không thể tiến hành được công việc mà không có sự in ấn và những ấn loát chính thức. Do đó người Anh buộc phải cho phép những máy móc này được hoạt động ở Calcutta, Madras và ở một số nơi khác. Máy in tư nhân đầu tiên được các nhà truyền giáo sử dụng ở Serampore, và lần đầu tiên tờ báo bằng tiếng Anh đã được một người Anh ở Calcutta cho ra mắt vào năm 1780. Sự kiện này đã mở đầu cho sự phát triển nở rộ của báo chí ở Ấn Độ. Từ năm 1780 đến năm 1795, báo chí tiếng Anh đã được xuất bản ở Calcutta, Madras và Bombay, và đến thời điểm này chúng cũng đã khuyến khích người Ấn viết báo bằng tiếng Anh.

Tiếp theo, đến năm 1818 tờ báo ở Ấn Độ được xuất bản bằng tiếng Anh, và cũng năm đó các nhà truyền giáo dòng Baptist ở Serampore xuất bản những tờ báo bằng tiếng Bengal của người Ấn. Tuy nhiên những tờ báo đó thông thường phê phán chính phủ, dẫn tới xung đột và sự thiết lập một nền kiểm duyệt chặt chẽ. Trước tình hình đó, chính quyền thực dân đã cho ra đời “Bản điều chỉnh III”, quy định sự cầm giữ không cần xét xử. Bản điều chỉnh này đã đưa đến quyền hành cho các nền toàn quyền xiết chặt sự kiểm soát đối với dòng chảy của những tư tưởng mới.

Tuy nhiên với sự phát triển của giáo dục, vẫn có khoảng 130 tờ báo và tạp chí đã được phát hành, trong đó có vài tờ báo chủ bút là người Ấn. Một số tờ báo tiếng Anh quan trọng lần lượt ra đời như là Times of India, Bombay (1838), Calcutta Review (1844), Examiner, Bombay (1850), Guardian, Madras (1851)... Các nhà văn Ấn cũng đã chuyển sang sáng tác bằng tiếng Anh và trở thành những tác giả có tên tuổi như Michael Madhusudan Duft (Calcutta), C.V.Boriah (Madras), Krishna Mohan Banerji (Calcutta)...

1.3.1.2. Biểu hiện qua chính sách giáo dục chính thống

Thông qua những chính sách phổ cập giáo dục hiện đại, người Anh đã thành công trong việc tiến hành một cuộc cách mạng hoá đời sống trí thức ở

Ấn Độ. Tất nhiên, sự mở rộng nền giáo dục Ấn Độ không chỉ là công việc của Chính phủ mà còn là của những nhà truyền giáo và sự đóng góp quan trọng của một số đông những nhà trí thức người Ấn. Tuy nhiên, nhìn khách quan các chính sách về giáo dục của Anh ở thuộc địa, là mang sứ mệnh khai hoá và tiến bộ, song thực chất đó là sự phục vụ cho những mục đích của chủ nghĩa thực dân.

Như chúng ta đã biết, trong thời kỳ đầu, sự bành trướng thực dân của Công ty Đông Ấn Anh chỉ ở thương mại và lợi nhuận. Trước năm 1800, giáo dục của Công ty ở Ấn Độ chỉ dành cho những đứa trẻ Âu, con của nhân viên Công ty hoặc một số ít là người Ấn gốc Anh. Công ty không chú ý tới giáo dục cho người bản xứ. Phải đến cuối thế kỷ XVIII, khi Công ty kiểm soát được những vùng lãnh thổ rộng lớn như Punjab và Sind, người Anh bắt đầu nghĩ về giáo dục người Ấn Độ để “khai hóa” họ. Bởi người Anh nghĩ rằng: “nếu giao thương với một người văn minh thì sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều so với người ở trình độ lạc hậu, dã man” [80; tr.10]. Từ đây, giáo dục người Ấn đã trở thành chiến lược và mục đích lâu dài của Công ty.

Ban đầu, sự quan tâm đến giáo dục chỉ được biểu hiện ở vài hoạt động đáng kể. Năm 1781, Warren Hastings mở Trường Cao đẳng Madrasah ở Calcutta để học và dạy luật pháp Hồi giáo cũng như các vấn đề liên quan. Năm 1791, Jonathan Duncan bắt đầu mở Trường Cao đẳng tiếng Phạn Benares ở Varanari, nơi ông đã từng học luật Hindu và triết học. Cả hai nơi này được dự tính là để cung cấp thường xuyên những người Ấn Độ có bằng cấp, giúp cho nền hành chính có pháp luật và trong những toà án của Công ty Đông Ấn Anh.

Mặc dù năm 1814, tại thời điểm Uỷ ban chung về truyền bá công cộng (General Committee of Public Instruction) được thành lập, Công ty Đông Ấn Anh đã gửi đi thông điệp để bắt đầu cho những chính sách giáo dục của mình, Ủy ban bao gồm 10 thành viên, ủng hộ cả giáo dục phương Tây lẫn phương Đông. Nhưng không có chính sách nào được thực hiện cho đến năm 1823. Tổ

chức này đã công nhận sự thành lập các Trường Cao đẳng về tiếng Phạn như là Calcutta, Madrassa bao gồm: Trường Phạn học Benares, Trường Phạn học Poona (1821) và 2 trường nghiên cứu về phương Đông học ở Agra (1823) và Calcutta (1824). Uỷ ban đã đảm nhận việc in ấn sách bằng ngôn ngữ tiếng Phạn và tiếng A’rập, đồng ý cho các học giả phương Đông dịch sách từ tiếng Anh sang các ngôn ngữ kinh điển của Ấn Độ. Người Anh muốn tạo ấn tượng tốt với người dân Ấn, đặc biệt là những học sinh bản địa.

Đến thời điểm đầu thập kỷ 30 thế kỷ XIX, bắt đầu những khó khăn đối với Công ty Đông Ấn Anh trong việc cai trị Ấn Độ khi nhân viên của Công ty chỉ có người Anh mà thiếu việc bổ nhiệm người Ấn trung thành biết tiếng Anh. Huân tuớc Bentinck được Công ty bổ nhiệm làm toàn quyền tại Ấn Độ từ năm 1828, ông đã viết thư cho Uỷ ban truyền bá công cộng để đề xuất về việc cần thiết phải lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức của chính quyền và giáo dục ở Ấn Độ. Vấn đề đó đã được giải quyết khi Macaulay tới Ấn Độ vào tháng 6 năm 1834 và được chọn làm thành viên thứ nhất của Hội đồng quản trị của Toàn quyền và Giám đốc của Uỷ ban truyền bá công cộng. Macaulay đã thông qua một kế hoạch mang tên “The Minute” vào ngày 2 - 2 - 1835 và được xem như là “Bản Tuyên ngôn của giáo dục tiếng Anh ở Ấn Độ”. William Bentinck đã công nhận “The Minute” vào ngày 7 - 3 - 1835.

Nội dung của “The Minute” nghĩa là giáo dục cho người Ấn từng phút, đã nêu ra rất rõ ràng về kết quả của việc giáo dục tiếng Anh ở Ấn Độ. “Chúng ta phải kết nối mối quan hệ giữa chúng ta và hàng triệu người bị cai trị, những người có máu và màu da Ấn nhưng lại có thị hiếu, quan điểm, tinh thần và trí tuệ Anh” [80; tr.32]. Như vậy, “Macaulay đã tấn công một cách mạnh mẽ vào hệ thống kiến thức và văn hoá, vào ngôn ngữ và văn học, vào cả tôn giáo của người Ấn. Từ đó truyền bá văn hoá, cũng trên các mặt: ngôn ngữ, văn học và tôn giáo” [80; tr.96]. Theo ông, đó là “trung tâm về mặt văn hoá của Đế chế và sự bành trướng thương mại của Công ty” [80; tr.32].

Theo đó, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chính thức của giáo dục ở Ấn Độ từ năm 1837. Chính sách của Công ty Đông Ấn Anh là thành lập các trường trung học dùng tiếng Anh hoặc cả tiếng Anh lẫn tiếng địa phương ở mỗi quận. Loại trường thứ 2 này sử dụng tiếng địa phương bên cạnh tiếng Anh. Các trường trung học dùng tiếng Anh nếu chất lượng tốt sẽ nâng cấp bậc lên cao đẳng. Có một số trường truyền gíáo cũng dạy tiếng Anh, theo thống kê năm 1845 có khoảng 30.000 trường loại này. Sự hứng khởi từ việc bổ nhiệm của Công ty Anh trong các vị trí công việc của chính quyền đã thúc đẩy nhiều thanh niên Ấn tìm đến với các trường dạy tiếng Anh. Họ hy vọng sẽ được ưu tiên trong khi tìm việc làm.

Tiếp theo W.Bentinck là Auckland, làm toàn quyền Ấn từ năm 1836 đến năm 1842. Ông tiếp tục đi theo “lối đi” của Macaulay và khẳng định: “nếu phủ nhận tiếng Anh và giáo dục bằng tiếng Anh tức là phủ nhận cả nền giáo dục” [80; tr.44]. Tiếng Anh và nền giáo dục bằng tiếng Anh tiếp tục được củng cố đến năm 1850. Phong trào học tiếng Anh mạnh nhất là ở Bengal và Madras. Tuy nhiên, việc truyền bá tiếng Anh và nền giáo dục phương Tây đã có sự hạn chế. Thứ nhất, kế hoạch giáo dục của Macaulay đã khẳng định tiếng Anh là ngôn ngữ của chính trị và thương mại, giáo dục tiếng Anh là nhằm tạo ra một lớp người Ấn trung thành, “chỉ mang tính Ấn trong màu da và máu, còn lại là khác mọi thứ” [80; tr.45], họ sẽ giúp chính quyền bằng khả năng tiếng Anh của họ. Thế nhưng, họ không phải là số đông. Thứ hai, giáo dục tiếng Anh theo Macaulay chỉ ở trong các khu vực đô thị mà không phổ cập trên toàn lãnh thổ.

Năm 1853, Công ty Đông Ấn Anh đã ra bản Hiến chương mới trước khi Nghị viện Anh có sự thay đổi. Ban giám đốc của Công ty đã đặt ra câu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 31 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w