Biểu hiện qua chính sách giáo dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 79 - 94)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2.Biểu hiện qua chính sách giáo dục

Bước sang thời kỳ cận đại, trong khi nền giáo dục phong kiến đã suy tàn và bất lực trước vai trò lịch sử của thời đại, cũng như bảo vệ đất nước trước cuộc xâm lăng của thực dân phương Tây. Thực dân Pháp tiến hành đánh

chiếm đất nước ta và đã từng bước xây dựng một nền giáo dục mới phù hợp với việc cai trị và bóc lột thuộc địa theo cách của chúng. Trong quá trình áp đặt nền học thuật mới, tuy phải trải qua nhiều chặng đường quanh co, khúc khuỷu, phải cạnh tranh với nền Hán học cổ truyền. Nhưng nền giáo dục mới này ngày càng được mở rộng từ tiểu học, trung học đến cao đẳng, đại học. Sau này khi đã có chính quyền trong tay, nhưng họ đã không dám áp đặt như lúc ban đầu mà phải luôn luôn rút kinh nghiệm về tổ chức, nội dung, nghiên cứu kỹ tâm lý dân tộc, cuối cùng đã đạt được một nền giáo dục tương đối hoàn chỉnh, khá hiện đại.

2.3.2.1. Chính sách giáo dục của thực dân Pháp trong giai đoạn đầu ở Nam kỳ (1861 - 1867)

Bốn năm sau khi nổ súng xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã buộc triều đình Huế kí Hòa ước cắt đất 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, và sau 5 năm 3 tỉnh miền Tây cũng bị thôn tính, toàn bộ Nam kỳ bị đặt dưới quyền cai trị của các Đô đốc. Và không đợi đến khi chiếm xong toàn bộ Nam kỳ mà ngay sau khi lấy được Chí Hòa vào ngày 25 - 2 - 1861, thì ngày 21 - 9 năm ấy Đô đốc Charner đã ký nghị định thành lập Trường Bá Đa Lộc để dạy tiếng Pháp cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người Pháp. Mục đích của trường này rất rõ ràng: đào tạo những thông dịch cho đội quân xâm lược và những thư ký làm việc trong các cơ quan hành chính. Vì khi đã chiếm được đất và tiến hành đặt ách cai trị lên đất nước ta, thì việc khác nhau về tiếng nói và chữ viết lại càng gây cho nhà cầm quyền Pháp nhiều trở ngại. Muốn ra một thông cáo hay chỉ thị thì trước tiên phải viết bằng tiếng Pháp, sau đó từ tiếng Pháp dịch ra chữ Nôm rồi mới dịch ra chữ Hán, nên việc đào tạo ra thông dịch và thư ký là vô cùng khẩn cấp.

Có thể nói rằng trường Bá Đa Lộc là trường học đầu tiên đào tạo người Pháp nói tiếng Việt, còn trường đào tạo thông dịch viên và thư ký tức là những người Việt nói tiếng Pháp thì được tổ chức theo quyết định số 5 ngày

1 - 12 - 1961. Học sinh muốn vào trường này, bên cạnh phải trải qua một kỳ thi tuyển gồm: một bài chính tả chữ Latinh và chữ Quốc ngữ, một bài dịch chữ Pháp và chữ Latinh ra Quốc ngữ và một bài dịch ngược lại, thí sinh còn phải làm một bài văn về một vấn đề cai trị, ngoài ra còn phải thi vấn đáp về một chủ đề nào đó.

Như vậy, điều chúng ta có thể nhận thấy rằng, Trường Bá Đa Lộc lúc buổi đầu là một cơ sở đào tạo nhân viên phục vụ cho quân đội viễn chinh và chiếm đóng của thực dân Pháp, tiếng Pháp chưa mang tính chất rộng rãi, nhưng trường này cũng là nơi để đào tạo ra thầy giáo cho những trường học sau này.

Sau Cherner, người kế tục Bonard đã dự kiến tổ chức nền giáo dục phổ thông như: nâng từ 30 đến 100 suất học bổng cho Trường Bá Đa Lộc để mở rộng hơn nữa việc đào tạo thông dịch và thư ký. Ở ba tỉnh mới chiếm (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) sẽ duy trì nền giáo dục cũ như của triều đình Huế. Bonard chủ trương duy trì hoàn toàn chế độ học hành thi cử như cũ, trừ việc khuyến khích học trò học thêm chữ Pháp.

Ngày 16 - 7 - 1864 Đô đốc De La Grandière ra nghị định tổ chức một số trường tiểu học ở các tỉnh để dạy Quốc ngữ và dạy Toán. Đầu năm 1867 chính quyền Pháp bắt đầu gửi 12 học sinh sang Pháp, cuối năm đó lại gửi thêm 12 người nữa. Tuy vây, theo như Vial đã nhận xét: tình hình bước đầu của những trường học quả là vất vả, dân chúng mới bị chinh phục và chưa thích nghi với sự quan tâm của các quan cai trị. Vì vậy, khi thấy ở một số làng Thiên Chúa giáo có một số học sinh đã bập bẹ vài tiếng Pháp qua sách Kinh thánh, về nhà đọc cho gia đình nghe và đọc được chữ Quốc ngữ, và làm một số phép tính thì Vial đã tỏ ra lạc quan, nghĩ rằng bây giờ chỉ cần nhân số trường đó lên là được. Nhưng sau đó, ông ta cũng phải thừa nhận rằng đó là một công việc to lớn và phải mất một thời gian lâu nữa mới thực hiện được. Hiện tại vẫn phải để các làng dạy chữ Hán, còn trường dạy chữ Quốc ngữ và

chữ Pháp thì chỉ mở ở mức độ cho phép. Vì sau 6, 7 năm chỉ tổ chức ở Nam kỳ 58 trường với 1368 học sinh. [3; tr.38].

Từ năm 1868 đến 1885, chính quyền thực dân bắt đầu có những thay đổi về tổ chức và nội dung giáo dục. Tuy nhiên giai đoạn này giáo dục cũng chỉ mở rộng được ở Nam kỳ, còn ở Bắc kỳ và Trung kỳ là đất mới chiếm nên chưa tổ chức được gì.

Năm 1867, nhà cầm quyền tổ chức một kỳ thi chung cho các thuộc địa và phát phần thưởng ở Trường trung học Bá Đa Lộc, là trung tâm giáo dục ở Nam kỳ hồi đó. Cũng như tiến hành bồi dưỡng cho giáo viên: “Giáo viên được chia làm ai bậc: bậc một là những người có thể dịch tiếng Pháp ra tiếng Việt, mỗi năm nhận 60 Franc, và bậc hai là những người biết dịch tiếng Việt sang tiếng Pháp và làm 4 phép tính, được trả 300 Franc mỗi năm” [3; tr.39].

Ngày 22 - 6 - 1868, chính quyền đã ra quyết định cho phép Trường Bá Đa Lộc nhận những học sinh theo học dở dang ở trường trung học Pháp về vì thiếu ngân sách. Cũng trong năm này Đô đốc La Grandière tổ chức một trường tiểu học cho con Pháp kiều. Trường này ngoài hai bậc sơ đẳng tiểu học và cao đẳng tiểu học còn có một lớp đào tạo thông dịch người Pháp và người Việt dạy theo chương trình trung học. Ngày 10 - 7 - 1871, Đô đốc Dupré cho thành lập ở Sài Gòn một trường Sư phạm với 60 giáo sinh, tất cả đều được học bổng.

Đầu năm 1873, chính quyền thực dân đã tổ chức Hội nghị giáo dục toàn Nam kỳ, nhằm tìm giải pháp cụ thể cho việc định ra một đường lối mới cho giáo dục. Trong đó, có một điều mà hầu như toàn thể hội nghị đều phải thừa nhận là việc tổ chức giáo dục trong 10 năm qua đã bị thất bại, vì nhân dân vẫn học chữ Hán mà không mấy ai đến học ở các trường dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.

Trong cuộc tranh luận đó có nổi lên hai loại ý kiến chính: Một là các chủ tư bản mới sang Nam kỳ có quyền lợi gắn chặt với đất nước này là muốn

nhanh chóng áp đặt một nền giáo dục hoàn toàn bằng tiếng Pháp, gạt bỏ hẳn chữ Hán để “Pháp hóa” Nam kỳ. Hai là những người ở cơ quan Nội chính am hiểu khá sâu sắc tình hình nước ta. Năm 1874, nhà cầm quyền Pháp tổ chức cơ quan Học chính Nam kỳ để nghiên cứu và chỉ đạo giáo dục trong toàn xứ. Loại ý kiến làm nền tảng cho đường lối giáo dục từ sau khi cơ quan này được thành lập là Luro. Ông ta đã nghiên cứu sâu sắc - giáo dục Việt Nam. Vì thế ông ta cũng nắm bắt được một số đặc điểm của truyền thống giáo dục, văn tự, ngôn ngữ, tập quán nên theo Luro việc xóa bỏ những cái đó không phải dễ dàng. Ông ta đã tỏ ra không võ đoán, chủ quan như các chủ tư bản ở Sài gòn đã đưa ra những biện pháp khó chấp nhận và đã thất bại. Tuy nhiên, Luro cũng khá chủ quan khi đưa ra ý kiến bắt các quan cai trị phải học chữ Hán, đó là việc làm đầy khó khăn vì hầu hết họ đều xa lạ với loại chữ tượng hình, do đó ý kiến này cũng bị phản đối kịch liệt. Mặc dầu vậy, từ những năm 70 chính Luro đã đề ra và được các Đô đốc chấp nhận việc mở trường tham biện để đào tạo Chủ tỉnh, Thanh tra Nội chính.

Tuy cơ quan Học chính toàn xứ Nam kỳ đã thành lập vào năm 1874 với nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra, nhưng mãi 3 năm sau tình hình vẫn không có sự chuyển biến hơn. Tình trạng thiếu thấy giáo và học trò phải “bắt như bắt lính” vẫn tồn tại phổ biến. Cho tới tháng 3 - 1879, Laphonr đã ký quyết định tổ chức giáo dục ở Nam kỳ theo hệ thống 3 cấp: “Theo quyết định mới này một huyện đều có một trường cấp một, tức là toàn miền Nam có 20 trường, 6 trường cấp hai” [3; tr.47].

Cấp một học 3 năm, trong đó tiếng Pháp là chủ yếu, chữ Quốc ngữ và chữ Hán chỉ học đến một mức độ nhất định đủ để biết đọc, biết viết.

Cấp hai học 3 năm, và tiếng Pháp gồm tập đọc, tập viết, pháp ngữ, tập đối thoại.

Cấp 3 học 4 năm, chương trình như cấp hai nhưng mở rộng hơn một số môn học bằng tiếng Pháp như thiên văn, sinh vật, địa chất, riêng môn tiếng Pháp sẽ học hết ngữ pháp.

Quyết định này cũng có những quy định cụ thể về giáo viên: “mỗi trường cấp một có 1 hiệu trưởng là người Pháp; cấp 2 có hai giáo viên người Pháp, 1 giáo viên người Việt; cấp ba có 4 giáo viên người Pháp và 1 giáo viên người Việt. Số giáo viên này quy định cho 45 học sinh, kể cả ba cấp” [3; tr48].

Khi Lemiar Deville lên thay Laphonr thì một có một số thay đổi nhỏ, trong đó chữ Hán gần như bị xóa bỏ hoàn toàn, chỉ chủ yếu dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp, một số giáo viên người Pháp được đưa sang để dạy tiếng Pháp.

Như vậy, sau một phần tư thế kỷ áp đặt nền giáo dục phục vụ cho mục đích xâm lược trên đất Nam kỳ với nhiều tranh luận và phương án được đưa ra, nhưng kết quả nhận lại không được là bao, nếu không nói là không thành công. Chất lượng giáo dục kém, thầy giáo thì đại đa số không thể trả lời những câu hỏi đơn giản nhất bằng tiếng Pháp, và chỉ có thể đào tạo ra “vài trăm người An Nam nói tiếng Pháp, vài ngàn người nói sai tiếng Pháp”. Kết quả là sau 25 năm học không thể thay thế chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Họ đã thất bại một bước trong công cuộc truyền bá nền “văn minh châu Âu” mà tưởng rằng rất dễ dàng và đơn giản. Lý do này đã giải thích vì sao họ đã tỏ ra thận trọng hơn khi tổ chức nền giáo dục ở Bắc kỳ và Trung kỳ ở giai đoạn sau.

2.3.2.2. Cải cách giáo dục lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam (1886 - 1915)

Ở giai đoạn này, sau khi đã đàn áp các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương và bình định được đất nước ta, thực dân Pháp bắt đầu khai thác trên quy mô lớn, cũng như củng cố bộ máy chính quyền phong kiến làm trung gian giữa nhân dân và “Nhà nước bảo hộ”. Giáo dục trong giai đoạn này chính là để phục vụ cho những chủ trương kinh tế và chính trị đó.

Trong cải cách giáo dục lần thứ nhất, từ thời Paul Bert đến Paul Doumer có một số thay đổi làm tiền đề cho cải cách giáo dục lần thứ nhất.

Khác với các Đô đốc tiền nhiệm, ông ta không tán thành việc bắt người Việt Nam bỏ chữ Hán để học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Lúc này Bắc kỳ mới chỉ có hai trường dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ do tướng Brière de L’Isle thành lập năm 1885. Bước đầu Paul Bert cho mở thêm những trường tương tự, nhưng chương trình tinh giảm hơn nhiều như chữ Pháp không sa lầy vào ngữ Pháp, phải dạy nhiều từ vựng có liên quan đến công việc làm, lên các lớp trên học sinh đã biết ít nhiều tiếng Pháp thì sẽ được đào tạo thành thông ngôn và công chức. Cải cách thứ hai đó là việc ông thành lập các trường học ở một số trung tâm hành chính cho các thông ngôn, công chức và cả các hạ sĩ quan trong quân đội Pháp đến làm giáo viên: “Sau một năm ráo riết hoạt động Paul Bert đã tổ chức được một trường thông ngôn, 9 trưởng tiểu học con trai, 4 trường tiểu học con gái, chương trình học giống như các trường tiểu học Nam kỳ” [3; tr.56]. Ngoài ra, ông ta còn tiến hành một số hoạt động như: tổ chức ở Huế một trường trung học đặc biệt để dạy tiếng Pháp cho những người hoàng tộc và con em quan lại cao cấp trong triều; tháng 7- 1886 thì ký nghị định thành lập “Bắc kỳ Hàn Lâm viện”; cho mở nhà in, tổ chức một số tờ báo chữ Hán có phần dịch chữ Pháp… Có thể nói rằng Paul Bert là một viên quan cai trị rất năng động và có kinh nghiệm, nhưng cuối năm 1886 thì ông ta chết, phần lớn ý định cải cách của ông ta bị đình lại. Mười năm sau một số kế hoạch của ông ta mới được các bậc kế nhiệm thực hiện như năm 1889 họ đã tổ chức được những trường học ở vùng biên giới Việt - Trung như Cao Bằng, Lạng Sơn, Đồng Đăng, Na Sầm, Thất Khê… Năm 1892, họ cho tổ chức lớp học tiếng Pháp ban đêm ở tận Đông Hưng, Móng Cái cho một số công chức Việt Nam và Trung Quốc.

Các viên quan cai trị tiếp sau như De Lanessan, Rousseau, Paul Doumer, cũng có một số thay đổi như mở Trường Quốc học Huế, Trường Viễn Đông Bác Cổ, ký nghị định về thể thức chữ Quốc ngữ và chữ Pháp trong kỳ thi Hương… là những tiền đề cho sự ra đời cải cách giáo dục lần thứ nhất.

Năm 1903, Paul Beau ký nghị định thành lập Hội đồng nghiên cứu cải cách giáo dục. Và sau 3 năm hoạt động, đến 1906 một Nghị định công bố nội dung cải cách đã ra đời, với những đối tượng chịu tác động trực tiếp như sau:

Thứ nhất là hệ thống trường Pháp - Việt. Với cải cách của Ttoàn quyền Paul Beau, hệ thống trường Pháp - Việt được tổ chức lại gồm hai bậc: tiểu học và trung học.

Bậc tiểu học gồm 4 lớp, cuối bậc có kỳ thi lấy bằng tiểu học Pháp - Việt, chương trình học hầu hết bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và chữ Hán chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp. Riêng môn tiếng Pháp để học sinh có một số vốn tối thiểu theo học ba lớp trên, chương trình chú trọng dạy ngay từ lớp đầu tiên (lớp tư) khi mới vào trường tiểu học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi tốt nghiệp tiểu học, học sinh được thi vào trường trung học. Bậc này được chia làm hai: trung học đệ nhất cấp và trung học đệ nhị cấp (Trung học đệ nhất cấp học 4 năm, cuối năm thứ tư sẽ chọn một trong hai ban là ban văn học và ban khoa học để theo học một năm nữa).

Thứ hai là cải cách trong hệ thống trường chữ Hán, hệ thống trường chữ Hán gồm ba bậc: ấu học, tiểu học và trung học. Ở bậc Ấu học được chia làm trường một năm, hai năm và ba năm. Trong đó ở trường ba năm dạy cả ba thứ chữ Quốc ngữ, Hán và Pháp. Tuy nhiên, chữ Hán thì không bắt buộc còn chữ Pháp thì bắt buộc. Ở bậc Tiểu học thì chữ Pháp có ít hơn hai chữ kia nhưng mỗi tuần cũng chiếm đến 10 giờ. Ở bậc Trung học thì chữ Pháp lại chiếm thời gian hơn chữ Hán với 12 giờ mỗi tuần [3; tr.67].

Trong đợt này cũng có một số cải cách khác như cải cách thi Hương thì có phần dịch chữ Việt và chữ Hán ra chữ Pháp. Sách giáo khoa thì có sự biên soạn cẩn thận hơn như có sự tham gia của Trương Vĩnh Ký và một số người

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 79 - 94)