Biểu hiện qua hoạt động truyền bá Thiên Chúa giáo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 72 - 79)

6. Bố cục của luận văn

2.3.1.Biểu hiện qua hoạt động truyền bá Thiên Chúa giáo

Sau khi đã chiếm được các tỉnh phía Nam đất nước ta, một vấn đề đặt ra cho thực dân Pháp là làm sao để tổ chức và cai trị, làm sao biến vùng đất

An Nam thành “Nam kỳ thuộc Pháp”? Trong khi họ xâm lăng được đất đai, nhưng lại bất lực ở việc cải đổi con tim và khối óc của dân tộc bị xâm lăng: đó là công trình của tôn giáo và văn hóa.

Dưới sự thúc đẩy của Chasseloup Laubat, các Đô đốc toàn quyền đầu tiên tại Nam kỳ đã áp dụng chính sách đồng hóa với sự giúp sức của đạo Thiên Chúa. Theo quan điểm của ông ta thì “không nên biến Nam kỳ thành một thuộc địa như các thuộc địa mà chúng ta đã có. Phải dựng lên một thứ Đế quốc trong đó phải có được một số lực lượng châu Âu và các lực lượng bản xứ, lập nên một cách thích đáng để bảo vệ và cai trị đế quốc này bằng các phương tiện sẵn có” [91]. Chasseloup Laubat đã chia sẻ niềm tin của mình cho Đổng lý văn phòng của y và cho Đô đốc Bonard, cũng như người tiếp nối Bonard là La Grandière rằng “đó là một sứ mệnh thiêng liêng, một sứ mệnh Gia tô và phải là nơi tỏa ánh sáng văn minh Thiên Chúa ra khắp Viễn Đông” [91].

Như thế, rõ ràng ngưới ta muốn áp dụng chính sách Gia tô ở Nam kỳ, không còn phải là một chính sách thuộc địa thế tục như năm 1840, “một đằng phái đem tất cả sức mạnh của Nhà nước ủng hộ các phái bộ truyền giáo hoạt động từ lâu tại đây và một đằng khác kết hợp chúng vào công trình thực dân của Nhà nước” [91]. Nói cách khác, đạo Thiên Chúa là mục đích và nỗ lực của chính quyền thực dân nhằm đến, vừa là phương tiện dùng để củng cố sự xâm lăng và thống trị của thực dân. Càng về sau, người truyền đạo không còn là một nhà tôn giáo mà đã thành một nhân viên chính trị, có một công tác chính trị rõ rệt cần phải thực hiện nhằm đi thôn tính các vùng đất mới làm thuộc địa. Để làm được điều đó, cần phải được “giới chức tu sĩ” hợp tác chặt chẽ dưới sự lãnh đạo và điều khiển của “giới chức chính trị”. Do đó cần phải thành lập một giới tăng lữ vừa lo việc thờ phụng, vừa lo việc truyền bá ảnh hưởng Thiên Chúa và văn hóa Pháp trong thuộc địa mới dưới sự kiểm soát và canh chừng của chính quyền, sẽ nhận tiền trợ cấp của chính quyền.

Để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để lập một giới tăng lữ ở Nam kỳ? của Đô đốc La Grandière hỏi Viên Thượng thư Bộ Hải quân - Chasseloup

Laubat đã nói về điều đó như sau: “Chúng ta cần phải thương thuyết với La Mã, nhưng khi tổ chức chưa được rõ rệt, chúng ta chắc còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, trong tình trạng hiện tại tôi nghĩ rằng chúng ta phải sắp đặt thế nào để có lợi nhiều nhất. Tôi có yêu cầu cha bề trên của các phái bộ Truyền giáo Ngoại Quốc đến gặp tôi, và nếu quy chế của Hội không cho phép trả lương cố định cho những Linh mục được các hội truyền giáo phái đến Nam kỳ, thì cũng không có gì ngăn cản chúng ta trợ cấp cho vị Giám mục và các Linh mục ở trong những vùng do ông chỉ định, dù sao họ cũng sẽ là các Cha xứ hay các thầy trợ tế, những số tiền trợ cấp này dùng trong việc truyền đạo và tế tự” [91]. Và theo Chasseloup Laubat là “nên bắt đầu bằng các thầy Dòng, các sư huynh, các chị dòng thánh Vincent de Paul, vì tuy đó là những người đáo để nhưng chính nhờ những nhà truyền đạo đã đưa lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho chính quốc” [91]. Sau cùng, một điểm tựa khác để thực hiện những ý tưởng của ông ta trong chính sách này là những người theo đạo Thiên Chúa giáo Việt Nam: “Trong số con chiên, chúng ta sẽ tìm được những người giúp việc rất sẵn sàng nếu chúng ta biết lôi kéo họ về với chúng ta. Ở họ, chúng ta cũng có cả những công dân trung thành” [91].

Như thế, sau khi chiếm Việt Nam, phần đất giàu có nhất xứ sở. Bấy giờ người Pháp cố cướp một phần dân chúng ra khỏi di sản thiêng liêng và văn hóa. Vì muốn biến Nam kỳ thành một Đế quốc Gia tô thì kẻ thù mà họ cần triệt hạ là tôn giáo và văn hóa cổ truyền.

Tất cả những chương trình hành động đã ghi trọn trong công thức duy nhất đó chính là biến Nam kỳ thành một Đế quốc Thiên Chúa và Pháp hóa. Họ đã dùng các biện pháp thực dân đó mà thực hành chính sách đồng hóa. Điểm độc đáo mà viên Thượng thư của Napoléon III đã thi hành, lại được Giáo hoàng Pie VII ban phúc cho là ở chỗ quyết liệt nhấn mạnh đến vai trò Thiên Chúa trong hoạt động thực dân. Theo ông ta, chính sách đồng hóa phải do và cho đạo Thiên Chúa.

Nguyên tắc của Chasseloup Laubat đề ra tuy giản dị nhưng việc áp dụng cho thấy vô cùng khó khăn, nhất là trong những ngày đầu cuộc xâm lăng. Vào thời Charner và Bonard, không chỗ nào yên tĩnh cả, rối loạn cứ gia tăng. Theo ý kiến Bonard: “Vấn đề tiên yếu cho người Pháp là làm thế nào để có thể mang lại trật tự, thanh bình, và chinh phục cảm tình dân chúng. Một chính sách tự do và tôn trọng phong tục xứ sở hình như vô cùng thích hợp với tình hình lúc ấy, hơn là một chính sách đồng hóa đến cùng” [91]. Trái lại, bắt đầu từ thời La Grandière trật tự đã vãn hồi, bộ máy cai trị đã vững chắc, việc đồng hóa trở thành “khuôn vàng thước ngọc” cho chính quyền thuộc địa. Nhưng có thể nói rằng, việc xâm lăng tinh thần không dễ như việc xâm lăng đất đai. Đành rằng tôn giáo là yếu tố mạnh mẽ nhất cho chính sách đồng hóa, nhưng còn phải cần điều kiện tinh thần dân bản xứ hoặc ít hoặc nhiều sẵn sàng tiếp thu. Trong trường hợp đó chỉ tạo nên một thứ bệnh “trúng thực tinh thần” tôn giáo làm hại hơn làm lợi cho chính sách đồng hóa.

Trước tình hình đó, một trong những vị chỉ huy đến Việt Nam đầu tiên là Đô đốc Bonard đã đề ra những chính sách nhằm làm ổn định và cải thiện tình hình bất ổn ở vùng đất mà thực dân Pháp mới chiến đóng được ở đây bao gồm: chính sách “tự do”, biến dân chúng Việt Nam thành con chiên và thành người Pháp, giáo dục trường Dòng.

Tuy nhiên, kết quả giáo dục thu được như Phó Đô đốc Rieunier sau đó đã phải thừa nhận: “Chúng ta chỉ có các con chiên và phường vô lại làm việc với chúng ta” [92]. Còn Đại tá Bernard ghi: “Chúng ta tuyển mộ toàn thể nhân viên cần thiết cho sự cai trị hay cho việc nhà, trong đám người đó: bồi, cu ly, tùy phái, và cả những người thông dịch, người sao chép, họ đã được dạy sơ sài trong các trường của Hội Truyền Giáo. Qua những lần tiếp xúc với kẻ đê tiện đó, các Pháp kiều hay công chức vừa mới cập bến làm quen với dân tộc An Nam” [91]… Phạm Quỳnh một viên quan Việt Nam đã viết rằng: “Ở Nam kỳ người ta tuyển dụng người giúp việc đầu tiên cho chính quyền Pháp trong số người An Nam công giáo” [91].

Nhưng lớp người trên được đánh giá như sau: “Họ có giá trị gì?... Phần đông chỉ là những thầy truyền đạo, bị các Giám mục đuổi vì vô hạnh, và dưới một tên Latinh (vì họ biết qua loa tiếng Latinh), họ là hiện thân thu gọn của sự ranh mãnh, sự không tròn trách vụ, và sự đồi bại của Á châu” [91].

Từ những biểu hiện trên tưởng chừng như Bonard đã phiêu lưu quá xa trong chính sách tự do và chống Gia tô. Nhưng sự thật không phải vậy, phương pháp “dùng người bản xứ cai trị người bản xứ’ của hắn là do tình thế bắt buộc, vì đó là giải pháp thay thế duy nhất có thể cứu vãn tình thế tồi tệ do người tiền nhiệm của hắn - Charner gây ra.

Những người nối tiếp Bonard không đề nghị gì khác hơn “biến người An Nam thành con chiên và thành người Pháp” và toàn thể “chính sách bản xứ” của các Đô đốc Toàn quyền tóm thu trong mấy chữ đó.

Một trong những “ý tưởng quan trọng nhất của Bonard là “giáo dục trường Dòng”, một trong những phương tiện để thực hiện sự đồng hóa. Đô đốc Bonard đã trình bày cho viên Thượng thư về mục đích của giáo dục tại Nam kỳ là “Truyền bá đạo Thiên Chúa nhất định là cách chắc chắn nhất để lôi kéo dân chúng hoàn toàn theo chúng ta. Trong sáu tỉnh, việc truyền bá này do các trường dạy trẻ thực hiện. Những người An Nam không theo đạo Thiên Chúa nhưng cũng không ghê tởm đến nổi không giao con cái họ cho các nhà truyền giáo, chắc là có ích nếu chúng ta buộc các bé nào muốn được nhận vào học cần phải rửa tội trước, vì như thế việc cải tạo tự thực hiện lấy mà không có một trở ngại nào. Các trường học sẽ là một cơ hội tốt để cho chúng ta đồng hóa hoàn toàn dân tộc này. Ngay cùng lúc chúng ta sắp nó lên hàng các quốc gia dùng tiếng châu Âu bằng cách bãi bỏ chữ Nho” [91].

Theo đó, được giao phó hoàn toàn cho các người truyền đạo đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền, nền giáo dục này chia làm: Sơ đẳng và Trung đẳng.

Nhờ giáo dục Trung đẳng, chính quyền cung cấp cho giới tăng lữ các linh mục Việt Nam để tăng cường và đào tạo những người có khả năng để dần

dần giữ các trách vụ khác nhau, các vai trò cai trị mà không tìm ra được đầy đủ người Pháp, có những hiểu biết cần thiết. Khi người Pháp đến Sài Gòn, họ tuyệt đối không biết gì về tiếng nói trong xứ và không có cả thì giờ lẫn ý muốn học hỏi, tức thời họ cần đến người thông dịch: phái bộ truyền giáo miền Tây Nam kỳ tình nguyện cung cấp rộng rãi phần lớn các chủng sinh để tạm thời giúp việc cho chính quyền thực dân. Phần đông những người trẻ tuổi này bị miếng mồi vinh hoa phú quý người Pháp ban phát quyến rũ, sau này không có can đảm từ chối những lợi lộc vật chất để tiếp tục chấp nhận đời sống tu sĩ. Nhưng dẫu sao các thầy giảng cũng còn chỗ an ủi: nếu họ không đào tạo ra các Linh mục, ít nhất họ cũng đào tạo ra những người dư sức giúp việc trong những chức vụ hành chánh và hoặc ít hoặc nhiều người Pháp tin tưởng nơi họ. Vì thế, những người truyền đạo có ý nghĩ đề nghị với Bonard giao giáo dục Trung đẳng cho Chủng viện Sài Gòn.

Văn thư về giáo dục Trung đẳng và trường Trung học được lập tại Sài Gòn do Linh mục Wibaux có đoạn viết: “Khi lo đào tạo một lớp tăng lữ bản xứ, chúng tôi dự đoán chính phủ muốn mở ra cho dân bản xứ các công việc hành chánh, dân sự và chắc chắn chính phủ cũng nhìn bằng đôi mắt thiện cảm khi chúng tôi cũng mở ra luôn cho họ công việc nhà tu. Không nghi ngờ gì nữa, chỉ cần chứng tỏ cho chính phủ tầm quan trọng về mặt tôn giáo của một cơ sở giáo dục đủ làm cho chính phủ lưu ý; nhưng chúng tôi không nghĩ rằng mình lầm khi nói thêm, cơ sở đó cũng vô cùng quan trọng cho chính sách thuộc địa. Tại sao vậy? Vì nếu cứ mỗi năm có những học sinh vượt qua nổi các thử thách đưa đến đời sống tu sĩ, ít nhất cũng hơn một nửa rơi rớt dọc đường và bước vào nghề nghiệp thế tục” [91]. Vì thế, theo ông ta mỗi năm thuộc đia sẽ gặt hái được những gì mà bọn chúng gieo trồng.

Trong tinh thần đó, một trường trung học lấy tên là “Trung học Bá Đa Lộc” được lập ra năm 1865 để cung cấp cho nhu cầu cai trị. Đầu tiên do những người truyền đạo điều khiển, rồi đến các sư huynh. Theo báo cáo về

tình trạng tôn giáo và giáo dục ở thuộc địa ngày 10 - 12 - 1863 gửi Đô đốc La Grandière của Linh mục Wibaux thì: những trường Thiên Chúa là dùng để “đào tạo tầng lớp trí thức và cũng là công chức nữa để đương đầu với giới quan lại, là giới vẫn luôn luôn tạo một tầng lớp, một trung tâm chống đối và phản loạn” [91].

Như thế, người Pháp nghĩ rằng khi đổi đạo, dân chúng phải vĩnh viễn thoát ra khỏi những ràng buộc họ vào nền văn minh Trung Hoa - Việt Nam cằn cỗi. Chúng cho rằng việc thay thế chữ Trung Hoa bằng chữ Latinh có lẽ là một trong các việc chính đáng nhất để giáng một đòn quyết định cho tinh thần lý học cũ kỹ Trung hoa. Hai công tác đổi đạo và giáo dục phải đi song song với nhau, nó hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng và giữ gìn.

Đến lúc này thì bộ mặt thật về cái gọi là “sứ mệnh giải phóng và truyền bá văn minh” của nền giáo dục mà các nước thực dân ban cho những xứ thuộc địa với tấm lòng quảng đại và không vụ lợi đã được thấy rõ, chúng đã tự lột trần vai trò thật của giáo dục trong các thuộc địa: đó là phương tiện tốt nhất cho chính sách thực dân.

Trong “văn thư gửi Đô đốc Bonard về giáo dục Sơ đẳng ở thuộc địa” của Linh mục Wibaux viết: “Trường học sẽ không phải chỉ là cơ sở để dạy chữ Pháp và các hiểu biết thường thức, mà còn là nơi dạy đạo cho trẻ em, và chúng ta có thể hy vọng rằng tại đó, chúng ta không chỉ đào tạo họ thành người Pháp mà còn thành con chiên nữa… Vì thế, việc lập các trường học là phương tiện tốt nhất cho chính sách thuộc địa và việc truyền đạo” [91].

Cho đến năm 1863, toàn Nam kỳ chỉ có một trường trung học Pháp chưa tới 100 học sinh và một chủng viện, cả hai hợp nhau lại dưới quyền quản lý của hai vị truyền đạo và cùng ở trong một vòng thành. Để gia tăng và phân tán các trường học ra những điểm quan trọng trên lãnh thổ, Đô đốc La Grandière yêu cầu gửi sang Nam kỳ các sư huynh cho các trường Thiên Chúa, các linh mục dòng thánh La Zaristes, các dì tu dòng thánh Vincent de Paul, các chị dòng thánh Paul de Charters.

Năm 1865, số trường tăng lên 20, không kể Trường Bá Đa Lộc và Trường Ấu Thánh, cả hai đều do tiền thuộc địa đài thọ, có tất cả 800 học sinh. Số trường và số học sinh gia tăng mau lẹ. Đầu năm 1868, có 56 trường với 1300 học sinh. Năm 1869 có được 104 trường với 3200 học sinh.

Trong Văn thư số 2 tháng 3 - 1869, thư khố Bộ Hải quân Đô đốc Ohier biểu lộ là “thỏa mãn về lòng nhiệt thành, sự hy sinh quên mình mà các sư huynh đạo Thiên Chúa chứng tỏ về sự thành công, choàng vòng hoa cho các cố gắng của họ” [91]. Các kết quả tốt đẹp ấy cho phép Ohier ra sắc lệnh ấn định rằng từ nay mọi giấy tờ chính thức đều sẽ viết bằng tiếng Latinh. Biện pháp này có một lợi ích quan trọng vì nó bãi bỏ dần dần việc dùng chữ Nho, vốn là một nguyên nhân chặn đứng sự đồng hóa người bản xứ và là một nguồn khó khăn cho nền cai trị của chúng. Và vì nó tiêu diệt thế lực trí thức và tinh thần của các nhà Nho, kẻ thù không đội trời chung của Thiên Chúa và nước Pháp.

Sự độc quyền của giáo dục trường Dòng kéo dài cho đến ngày giáo dục thế tục bắt đầu ở Nam kỳ. Nhưng các trường của phái bộ truyền giáo vẫn còn hưởng chế độ cho đến năm 1902 với một số tiền phụ cấp tương đối lớn do chính phủ thực dân tài trợ để tiếp tục công việc này.

Đến giai đoạn 1891 - 1914 gắn liền với thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam, trong đó giới thực dân không tìm thấy lợi ích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 72 - 79)