Nhận xét so sánh về mục tiêu, cách thức truyền bá ngôn ngữ của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 106 - 110)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Nhận xét so sánh về mục tiêu, cách thức truyền bá ngôn ngữ của

Có thể nói rằng “một dân tộc đi chinh phục bắt dân tộc chiến bại phải theo phương thức sản xuất của nó..., hoặc là nó để mặc cho phương thức sản xuất cũ tồn tại, còn nó chỉ ngồi mà hưởng cống nạp... hoặc là sẽ diễn ra một sự tác động qua lại giữa hai phương thức ấy để từ đó nảy sinh ra một loại hình mới, một sự hỗn hợp” [35; tr.723-724]. Trên cơ sở hình thành một chế độ chính trị - xã hội thực dân ở thuộc địa, các hệ thống chính sách về mọi mặt

được thi hành. Tuy nhiên, nhìn một cách cơ bản, về kinh tế: thực dân Pháp và thực dân Anh đều thực hiện chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa; về chính trị: nhằm mục đích cai trị và đàn áp thuộc địa; về văn hoá - xã hội: thực hiện chính sách ngu dân đối với đại đa số quần chúng nhân dân, chỉ đào tạo một bộ phận nhỏ tầng lớp phục vụ cho chính quyền... [74; tr.189].

Chính vì vậy, các chính quyền thực dân Anh đã cố gắng áp đặt ảnh hưởng chủ yếu của văn hoá Anh lên thuộc địa của Anh, và tương tự chính quyền thực dân Pháp đã áp đặt ảnh hưởng chủ yếu của văn hóa Pháp lên thuộc địa của Pháp. Thực tế ấy thể hiện trước hết ở mặt ngôn ngữ. Tiếng Anh và tiếng Pháp đã du nhập vào các thuộc địa của từng nước đế quốc, trở thành ngôn ngữ quan trọng thứ hai bên cạnh ngôn ngữ bản xứ, đặc biệt phổ biến ở tầng lớp thượng lưu, trí thức.

Tuy nhiên, bên cạnh những đặc diểm chung của chủ nghĩa thực dân nói chung, xét trên góc độ hoàn cảnh của mỗi đế quốc thực dân đã có những mục đích và cách thức tiến hành các chính sách đối với thuộc địa khác nhau. Giai cấp thống trị Anh ở Ấn Độ ra sức truyền bá Anh ngữ và phát triển giáo dục theo đường lối và nội dung của phương Tây nhằm tạo ra tầng lớp công chức da nâu người Ấn phục vụ cho chính quyền Anh. Sau năm 1858, Chính phủ Anh đã thực hiện quá trình “Ấn Độ hoá” nền hành chính của chính quyền Anh - Ấn. Chính sách về giáo dục và truyền bá Anh ngữ được đẩy mạnh hơn nhằm mục đích xây dựng được một “Đế chế tiếng Anh” trên toàn tiểu lục địa Ấn Độ.

Ngược lại, mục đích của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là tăng cường sự mở rộng lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở châu Á, từ đó tăng uy thế đế quốc, đối chọi với Đế quốc Anh đang bành trướng ở Nam Á. Chính sách cơ bản về văn hoá của Pháp ở Đông Dương là chính sách “ngu dân”, việc truyền bá văn minh và ngôn ngữ Pháp chỉ được thực hiện ở tầng lớp trên của xã hội bản xứ. Một mục đích truyền thống của Đế quốc Pháp

(có từ thời Napoleon I) là truyền bá những giá trị dân chủ của cuộc cách mạng năm 1789. Chính sách thực dân cơ bản của người Pháp là nhằm đồng hoá thuộc địa thông qua truyền bá, giáo dục văn hóa và ngôn ngữ Pháp.

Như vậy, rõ ràng ở đây cả Anh và Pháp đều chủ trương chính sách “ngu dân” về giáo dục, điều đó đã dẫn đến việc chúng cùng có những cách thức truyền bá về văn hóa giống nhau đó là chúng đều được tiến hành một cách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đặc biệt là ở lĩnh vực văn hóa - xã hội. Trong đó, tôn giáo giữ vai trò đi tiên phong, các giáo sĩ là những người đầu tiên hăng hái trong việc truyền bá ngôn ngữ thực dân của mình với hy vọng biến vùng đất mới thôn tính được này thành “Đế quốc của Chúa”. Họ lập các trường học cho giáo dân, phát các sách, báo từ chính quốc nhằm tuyên truyền cho tôn giáo mới này ở thuộc địa. Viên Thượng thư Chasseloup Laubat đã nói với Đô đốc La Grandière của Pháp rằng: “Tôi muốn được thấy lan tràn ảnh hưởng Thiên Chúa mà theo tôi được kêu gọi đến để làm nền tảng cho văn minh chúng ta trong các vùng đất đó” [91].

Sau khi bình định các vùng đất mới chiếm đóng, chính quyền thực dân thấy cần phải “đồng hóa” các xứ sở thuộc địa để cho dễ bề cai trị, khai thác và bóc lột. Chính vì vậy cả thực dân Anh và Pháp đều có chung cách thức tiến hành chính sách truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của mình thông qua các chính sách về tôn giáo, giáo dục, và các lĩnh vực văn hóa khác. Từ đó, tiếng Anh và tiếng Pháp đã du nhập vào 2 thuộc địa của đế quốc Anh và Pháp, trở thành ngôn ngữ quan trọng thứ hai bên cạnh ngôn ngữ bản xứ, đặc biệt phổ biến ở tầng lớp thượng lưu và trí thức. Có thể nói rằng đây chính là công cụ để thực dân truyền bá ảnh hưởng văn hóa của chính quốc và là điều kiện cần thiết để nhân dân thuộc địa tiếp xúc với các yếu tố văn hóa mới.

Tuy nhiên, xét trên góc độ của mỗi nước lại có những cách thức riêng để truyền bá một cách cụ thể những chính sách đã đặt ra. Đối với thuộc địa Ấn Độ của Anh, là thuộc địa nhận được sự cai trị trực tiếp từ Chính phủ với ý

đồ biến Ấn Độ thành Đế quốc thứ hai của Anh. Cho nên, trong văn hóa, ý đồ của thực dân Anh cũng muốn biến thuộc đia này thành “Đế quốc Anh ngữ”. Chính vì vậy, Ấn Độ đã được tiếp thu gần như hoàn chỉnh, trọn vẹn nhất văn hóa Anh, từ tác phong, lối sống, cách tư duy đến trình độ sản xuất, tri thức khoa học. Chính quyền thực dân đã đưa ra một hệ thống chính sách tương đối hoàn chỉnh, hợp lý và thực hiện một cách triệt để, khuyến khích nhu cầu học tập từ bản xứ.

Đối với các thuộc địa Pháp, với mục đích là chỉ tạo ra một tầng lớp tay sai, cũng như tuyên truyền một cách hạn chế tư tưởng tiến bộ của phương Tây để lừa bịp, thuận tiện cho việc khai thác và bóc lột thuộc địa, thế nên thuộc địa của thực dân Pháp chủ yếu là thuộc địa khai thác và sự can thiệp của chúng ở đó là rất mạnh mẽ. Trong chính sách văn hóa của thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam chủ yếu chúng chỉ hô hào, rêu rao và đưa ra những chính sách không hợp lý hoặc thực hiện không đến nơi, đến chốn… Etienne Aymonier, một công sứ Pháp ở Bình Thuận năm 1886, đã viết: “Trên toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp, chính quyền sẽ cho nghiên cứu các cách thức và phương tiện để thúc đẩy tiếng Pháp... Chớ nên dạy tiếng Pháp riêng cho hàng thân hào, cho giới lãnh đạo, mà phải nhắm vào những đứa trẻ của dân thường, con gái lẫn con trai. Tốt hơn là nhắm vào từng nhóm làng xã, chỗ này chỗ kia, trước tiên là ở những vùng phụ cận những trung tâm Âu Tây, hay trong những làng Thiên chúa giáo, ở tất cả những nơi mà thiện chí được bộc lộ. Đó là cách mà tôi gọi là cắm ngôn ngữ vào đất bằng cách cho nó bắt rễ" [90]. Tuy nhiên, những ý kiến đó chỉ là trên lý thuyết, còn thực tế thì số trẻ em theo học được lên lớp trên để có thể được học tiếng Pháp một cách hoàn chỉnh là không nhiều.

Muốn truyền bá tiếng Pháp và văn hoá Pháp, nhằm củng cố nền thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, nhà cầm quyền Pháp buộc phải dùng tiếng Việt làm phương tiện chuyển ngữ. Vì thế, song song với việc dạy tiếng Pháp cho người Việt thì việc dạy tiếng Việt cho các viên chức hành chính Pháp

cũng được đặt ra. Năm 1861, một trường dạy tiếng Việt được thiết lập ở Sài Gòn để đào tạo những viên thông ngôn người Pháp. Từ đó, mặc dầu còn hết sức hạn chế nhưng chính quyền thực dân ở Việt Nam đã tiến hành một số cải cách và điều chỉnh giáo dục, làm cho nền giáo dục nước ta ngày một hoàn chỉnh vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và ngày càng đến gần hơn với nền giáo dục hiện đại của thế giới.

3.3. Nhận xét so sánh về quá trình thực hiện và những điều chỉnh trong chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ và thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w