6. Bố cục của luận văn
1.4. Kết quả của chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Anh
Độ đã sử dụng tiếng Anh. Tất cả những giao dịch đều dùng tiếng Anh. Tất cả đều cho thấy một thực tế rằng Anh ngữ và nền giáo dục Anh đã bám chắc trong hệ thống giáo dục Ấn. Tiếng Anh đã được thể chế hoá ở Ấn Độ và tự nó đã đồng nhất sau năm 1947. Các chính sách được đề ra có sự thay đổi ít nhiều tuỳ thuộc theo hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn, tuy nhiên tất cả đều thống nhất ở những điểm chung về việc phát triển tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ 2 của người Ấn và trở thành ngôn ngữ phổ thông trên tiểu lục địa này.
1.4. Kết quả của chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ ở Ấn Độ
Thông qua sự truyền bá văn hóa, đặc biệt ở khía cạnh ngôn ngữ của chính quyền thực dân, tiếng Anh đã du nhập, được tiếp nhận và trở thành ngôn ngữ phổ thông ở Ấn Độ. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong giáo dục và văn hóa - xã hội. Đến cuối thế kỉ XIX, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ của giáo dục, giao thương và chính quyền. Các ngôn ngữ Ấn hầu như không còn được sử dụng ở chợ. Tiếng Anh trở thành “ngôn ngữ uy thế” ở Ấn Độ,
ngôn ngữ của sức mạnh và tiền bạc, hoàn toàn thay thế tiếng Ba Tư và các ngôn ngữ địa phương, “Anh ngữ đã nắm lấy chức năng của các ngôn ngữ bản địa” [73].
Điều đó đã thể hiện rất rõ trong các con số các trường dạy tiếng Anh và số sinh viên, học sinh theo học trong những thập kỉ cuối thế kỉ XIX:
Năm Số lượng các trường
THPT và THCS Số học sinh 1860 - 1861 1870 - 1871 1881 - 1882 1891 - 1892 142 3.146 4.122 4.872 23.165 206.300 256.242 473.294
Năm Số trường Đại học Số sinh viên
1860 - 1861 1870 - 1871 1881 - 1882 1891 - 1892 17 44 67 104 3.182 3.994 6.037 12.985 [84; tr.56] Đầu thế kỉ XX, rất nhiều người dân Ấn Độ có yêu cầu về việc học Anh ngữ và tiếp nhận nền giáo dục từ nước Anh. Giai cấp thống trị cầm quyền có đủ khôn ngoan để khuyến khích họ. Vốn Anh ngữ là chìa khóa để đưa họ đến với những cơ hội tìm được việc làm tốt hơn. Do đó mà tiếng Anh và nền giáo dục Anh ngữ giờ đây được cổ vũ từ chính yêu cầu của người dân bản địa, và do đó nó có điều kiện để mở rộng một cách tự nhiên. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống giáo dục Anh ngữ ở Ấn Độ giai đoạn này được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Số liệu của năm 1901 - 1902
trường 1 Anh ngữ 140 17.048 2 Đông Phương học 5 503 3 Luật 30 2.767 4 Dược 4 1.466 5 Kỹ sư 5 190 6 Sư phạm 4 865 7 Nông nghiệp 3 70 [84; tr.7].
Sự mở rộng ở mức cao nhất các trường Anh ngữ cho thấy tiếng Anh đã được người Ấn yêu thích và tiếp nhận. Đã có tính phổ cập cao đến tất cả các cấp học và các tầng lớp người dân Ấn Độ, không phân biệt tôn giáo, đẳng cấp, tầng lớp. Anh ngữ được đưa vào trong các chương trình giảng dạy ở các cấp cao hơn trong khi đó thổ ngữ thì bị hạn chế. Các tờ báo, tạp chí, sách, xuất bản phẩm... bằng tiếng Anh, được mang đến từ Anh quốc đã phổ biến trong cộng đồng người bản xứ như là Bombay, Calcutta, Madras và nhiều thành phố khác.
Bên cạnh đó, Anh ngữ còn được phổ biến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: Tiếng Anh sẽ đưa đến cơ hội xin việc trong cơ quan chính phủ cho người Ấn, tiếng Anh là phương tiện của truyền thông và các cuộc thi diễn ra ở cấp cơ sở và các trưòng cao đẳng. Sự mở rộng của tiếng Anh ở Ấn Độ còn thể hiện trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Tiếng Anh trở thành một “hiện tượng ngôn ngữ toàn cầu”. Binh lính nói tiếng Anh ở khắp thế giới và như là kết quả của sự ảnh hưởng toàn cầu, tiếng Anh đã có những biến đổi, tiếng Anh - Ấn bắt đầu hình thành rõ rệt ở Ấn Độ.
Với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người Ấn thắng lợi, Hiến pháp mới được phê chuẩn và thông qua vào ngày 26 tháng 11 năm 1947, Ấn Độ trở thành nước cộng hoà vào ngày 26 tháng 1 năm 1950, chấm dứt nền thống trị của Đế chế Anh Ấn. Tuy nhiên, tiếng Anh đã có được vị trí vô cùng to lớn ở nơi đây, trên toàn lãnh thổ rộng lớn của Ấn Độ đã sử dụng tiếng Anh.
Hiến pháp của Ấn Độ được in bằng tiếng Anh; những người quản lý và quan toà sử dụng tiếng Anh để làm việc. Người Anh đã để lại một mạng lưới đường sắt, bưu điện, viễn thông, hệ thống hành chính và tất cả những giao dịch của thương nhân đều dùng tiếng Anh. Và một trong những kết quả vô cùng thuận lợi cho Ấn Độ sau ngày độc lập đó là: thế giới bên ngoài biết đến Ấn Độ vì người Ấn sử dụng Anh ngữ. Như vậy, trải qua hai thế kỷ của nền thống trị thực dân Anh ở Ấn Độ, Anh ngữ đã được truyền bá, chấp nhận, phát triển và hơn thế nữa đã đồng nhất ở thuộc địa này. Đây chính là yếu tố xây dưng nằm ngoài ý muốn của thực dân Anh đã giúp Ấn Độ tiếp thu được những kiến thức tiến bộ của thế giới để khắc phục những hậu quả chiến tranh và xây dựng đất nước bắt kịp sự phát triển của nhân loại và trở thành một trong những trung tâm Anh ngữ của thế giới.
Tiểu kết chương 1:
Ấn Độ là một trong những cái nôi văn hóa văn minh cổ xưa nhất của nhân loại, là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn minh phương Đông. Người dân Ấn Độ bằng tài năng, trí tuệ, cũng như sự cần mẫn của mình, qua thời gian đã xây dựng nên một nền văn minh Ấn Độ tráng lệ, rực rỡ, huy hoàng. Cho dù phải gánh chịu biết bao đợt tấn công xâm lược và thống trị của các thế lực ngoại tộc như Hy Lạp, Hồi giáo và sau đó là thực dân phương Tây. Với những văn hóa mà họ đem theo đã không hủy diệt được nền văn hóa Ấn Độ, mà trái lại đã bị hòa cùng vào dòng chảy mênh mông của truyền thống Ấn Độ, và tạo nên sự đa dạng ở Ấn Độ.
Sự đa dạng của Ấn Độ được thể hiện ở các mặt xã hội, dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, sự phân tán về chính trị... Thế nhưng, sự đa dạng phức tạp này vẫn được xem xét trong một thể thống nhất. Trong đó, ngôn ngữ được xem như là một nhân tố vừa có tính bền vững, vừa có khả năng tiếp nhận những yếu tố mới của văn hóa Ấn Độ. Từ những ngôn ngữ sơ khai ban đầu, trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển và hoàn thiện, ngôn ngữ Ấn Độ đã trở thành một hệ thống đa dạng và phong phú với hàng trăm thứ ngôn ngữ khác nhau.
Những cơ sở để tạo nên tính đa dạng trong văn hóa, đặc biệt là khía cạnh ngôn ngữ của Ấn Độ đó chính là điều kiện tự nhiên và yếu tố con người, yếu tố tộc người. Tảng nền bản sắc văn hóa của Ấn Độ biểu biện trên các mặt như tôn giáo, triết học, nghệ thuật, văn học… và đặc biệt là sự xuất hiện của ngôn ngữ, chữ viết. Cho đến trước khi bị thực dân Anh xâm lược và thống trị, các bộ tộc ngoại bang đã xâm nhập vào Ấn Độ bằng các con đường khác nhau. Nhưng có một điểm chung là các tộc người đã đến đây và xem đất nước Ấn Độ là mảnh đất tốt để sinh tồn, họ mang theo những bản sắc văn hóa ngôn ngữ riêng của mình, rồi trong quá trình cộng cư và giao lưu giữa các tộc người đã làm xuất hiện những yếu tố văn hóa, ngôn ngữ mới. Quá trình lịch sử đó đã làm giàu thêm ngôn ngữ Ấn Độ, cùng kiến tạo một nền văn minh rực rỡ trong sự phong phú và đa dạng văn hóa và ngôn ngữ.
Theo dòng chảy của lịch sử, qua quá trình cộng cư giao lưu và tiếp xúc, dần xuất hiện thêm các loại ngôn ngữ mới, và trên cơ sở của sự đồng thuận, nó được tiếp nhận, bảo tồn và ngày càng phát triển. Cho đến trước khi thực dân phương Tây xâm nhập thì ở Ấn Độ có hàng trăm dân tộc sinh sống với hàng ngàn ngôn ngữ khác nhau.
Sự phong phú ấy lại được tiếp biến khi ngữ hệ Latinh được truyền bá vào Ấn Độ. Tuy nhiên, có một điều khác là tiếng Anh được truyền bá ở Ấn Độ vì những mục đích thực dân, và do đó sự phát triển của ngôn ngữ này ở đây còn tùy thuộc vào chính sách của kẻ xâm lược cũng như sự đồng thuận của nền văn hóa bản địa. Với mục đích đề ra là giáo dục Anh ngữ cho dân bản xứ để tạo ra tầng lớp “công chức da nâu” phục vụ cho chính quyền thuộc địa, thực dân Anh còn nhằm vào một mục đích lớn lao hơn đó chính là nhằm mục đích xây dựng được một “Đế chế tiếng Anh” trên toàn tiểu lục địa Ấn Độ. Dựa trên những mục đích đó với hàng loạt những chính sách được đề ra và những chính sách điều chỉnh hợp lý của chính quyền thực dân, cũng như dựa trên những điều kiện thực tế thuận lợi từ phía thuộc địa. Chính sách truyền bá
Anh ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ đã được tiến hành một cách cơ bản và đạt nhiều thành quả đáng chú ý.
Quá trình truyền bá ngôn ngữ của thực dân Anh được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là dưới sự kiểm soát của Công ty Đông Ấn (từ năm 1757 - 1858) và giai đoạn hai là nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Chính phủ Anh mà đứng đầu là Nữ hoàng Anh. Qua hai quá trình này chính sách truyền bá ngôn ngữ được tiến hành trên các lĩnh vực tôn giáo, văn hóa và giáo dục chính thống theo từng giai đoạn với những chính sách cụ thể và hiệu quả.
Chương 2
CHÍNH SÁCH TRUYỀN BÁ NGÔN NGỮ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM