6. Bố cục của luận văn
2.3.3. Biểu hiện qua chính sách văn hóa
Văn hóa Việt Nam tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ XVI, khi các giáo sĩ Kitô đi truyền đạo, khi các thuyền buôn phương Tây đi tìm thị trường. Đây cũng là thời gian ra đời chữ Quốc ngữ, thứ chữ mượn mẫu tự Latinh để ghi âm tiếng Việt.
Nhưng văn hóa phương Tây chỉ thực sự ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, sau những đợt khai thác thuộc địa. Lớp văn hóa phương Tây tuy mỏng, nhưng sức tác động của nó là rất lớn. Đây là sự gặp gỡ của nông thôn và thành thị, của nông nghiệp và công nghiệp, của phương Đông và phương Tây, của Việt Nam và thế giới. Kết quả của sự gặp gỡ này là văn hóa Việt Nam rời quỹ đạo khu vực, chuyển sang hòa nhập vào quỹ đạo văn hóa thế giới. Con tàu văn hóa Việt Nam bắt đầu rời vùng biển nhà để ra khơi. Mặc dầu trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã sử dụng các chính sách nô dịch về văn hóa để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Những chính sách này đã làm cho nền văn hóa Việt xuất hiện những đặc điểm không thuần nhất, lai căng, trì trệ.... Tuy nhiên bên cạnh đó, những tinh hoa của nền văn hoá phương Tây cũng đã có những tác động tích cực đến văn hoá nước ta. Ở Việt Nam đã xuất hiện các trào lưu văn hoá có sự giao thoa giữa Á - Âu, Đông - Tây.
Theo đó, sau khi chiếm đóng các tỉnh miền Nam, bên cạnh những chính sách “khai hóa” và phát triển ngôn ngữ qua tôn giáo và giáó dục, một biểu hiện rõ nét nữa gắn với chính sách ngôn ngữ của chính quyền thực dân đó chính là về văn hóa khác mà trong đó nổi bật nhất là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của báo chí và văn học…
Tờ báo tiếng Pháp ra đời đầu tiên là tờ Bulletin officiel de l’Expesdition de la Cochinchine năm 1862 (Công báo của Bộ Viễn chinh Nam Kỳ) để công bố các tin tức và mệnh lệnh cho người nước ngoài. Qua báo chí thực dân Pháp đã chuyển một hệ thống tư tưởng nô dịch, văn hoá duy tâm thấm sâu vào xã hội Việt Nam; cổ động cho chủ nghĩa “Pháp Việt đề huề”; tuyên truyền cho việc thu “thuế máu” đối với nhân dân, khuyến khích nhân dân gia nhập quân đội Pháp làm bia đỡ đạn... [93].
Ngoài ra, chúng còn sử dụng sách báo để xuyên tạc và công kích Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đả kích phong trào cách mạng ở Pháp và Trung Quốc. Các diễn đàn thảo luận về các vấn đề như: “Tư bản và lao động”, “Dân chủ và chuyên chính” được đăng trên báo chí. Các chiến dịch công kích không ngoài mục đích gieo rắc những nhận thức sai lệch về Cách mạng tháng Mười, về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong dân chúng hòng ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lênin, vũ khí tư tưởng cho công cuộc giải phóng dân tộc.
Tuy vậy, trên một số tờ báo, những trí thức tiến bộ đương thời cũng đã lợi dụng để đăng tải một số thơ văn yêu nước, cổ động tinh thần dân tộc nên bị chính quyền thực dân đình bản như: Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí...
Ngoài thủ đoạn lợi dụng triệt để báo chí làm công cụ tuyên truyền cho chủ nghĩa cải lương, thực dân Pháp và tay sai đã thành lập những cơ quan văn hoá nô dịch mà tiêu biểu là hội “Khai trí Tiến Đức” thành lập đầu năm 1919. Hội viên của hội này gồm địa chủ, quan lại, chánh phó tổng, lý trưởng, các nhà tư sản mới, các công chức cao cấp trong bộ máy chính quyền thuộc địa.
Mục đích của hội là: “Bảo tồn đạo đức, phong tục lạc hậu và giới thiệu những tư tưởng bảo thủ của văn học Pháp” [90].
Để tránh những thủ đoạn lừa bịp của chúng bị vạch trần, thực dân Pháp đã ban hành một số luật báo chí và thực hiện chế độ kiểm duyệt đối với báo chí bản xứ. Ví như, Sắc lệnh ngày 30 - 12 - 1898 đã đình chỉ việc thi hành luật tự do báo chí ngày 29 - 7 - 1881 của chính phủ Pháp ở Đông Dương. Theo sắc lệnh này việc thành lập một tờ báo hay xuất bản phẩm định kỳ bằng bất cứ thứ tiếng nào đều có thể bị đình chỉ bởi nghị định của quan Toàn quyền và không một tờ báo tiếng Việt nào có thể xuất bản nếu không được phép của quan Toàn quyền. Những tờ báo tiếng Pháp có giấy phép xuất bản chỉ được cấp với điều kiện là văn bản các bài đem đăng báo phải được quan Toàn quyền Đông Dương duyệt y. Giấy phép này có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào. Việc cấp giấy phép cũng rất hạn chế. Ví dụ ở Nam Kì từ năm 1927 đến năm 1933 có hơn 77 đơn xin ra báo nhưng chỉ có 13 tờ báo được xuất bản, các tờ báo đều phải nộp tiền kí quỹ. Các bài báo đều bị Sở báo chí của chính quyền địa phương kiểm duyệt trước [94].
Rõ ràng, song song với công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã thực hiện những chính sách nô dịch về văn hoá hết sức phản động hòng xô đẩy nhân dân vào vòng ngu dốt, thất học; truỵ lạc về thể xác, bạc nhược về tinh thần. Những truyền thống tốt đẹp, tinh hoa văn hoá dân tộc bị kìm hãm. Nền văn hoá dân tộc đã bị chà đạp một cách thô bạo. Tuy nhiên thực dân Pháp không thể ngăn trở được những trào lưu văn hoá dân tộc tiến bộ đã xuất hiện và phát triển trong thời gian này.
Tuy nhiên, càng về sau, với sự phổ biến chữ Quốc ngữ, báo chí tiếng Việt ngày càng phát triển mạnh mẽ, báo chí tiếng Pháp ngày càng ít được xuất bản. “Sang những năm 1930, bên cạnh khoảng 30 tờ báo và tạp chí có từ trước vẫn đang tiếp tục lưu hành thì có khoảng 180 tờ báo và tạp chí mới ra đời” [94]. So với trước đây số lượng các tờ báo xuất bản trong thời kì này
tăng lên gấp đôi, đặc biệt bên cạnh báo chí hợp pháp phát hành công khai còn xuất hiện dòng báo bí mật của Đảng Cộng sản Việt Nam và dòng báo lưu hành trong các nhà tù của thực dân.
Báo chí giai đoạn 1936 - 1939 phát triển mạnh mẽ, nhiều tờ báo cách mạng được phát hành công khai. “Số in của báo tiếng Pháp giảm chỉ còn 30.580 bản trong khi số in của báo tiếng Việt là 153.000 bản. Tính đến ngày 1 - 1 - 1939 trên toàn cõi Đông Dương số báo tiếng Việt và song ngữ Pháp Việt trong khi số báo tiếng Pháp chỉ còn 69 tờ” [94].
Bên cạnh sự ra đời và phát triển của báo chí, văn học Pháp cũng được truyền bá ở Việt Nam. Sự tinh thông của người Việt Nam trong sự vận dụng ngôn ngữ Pháp đã lót đường cho sự xuất hiện của văn chương bằng tiếng Pháp của người Việt. Các thể loại văn học mới ra đời như thơ mới, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, hồi ký... Được viết theo lối tư duy mới, biểu hiện ở óc phân tích, tư duy và phê phán. Rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của Pháp được truyền bá vào Việt Nam của các tác giả nổi tiếng như La Fontaine, Victor Hugo, Lamartine, Hugo, Musset, Ronsard và Verlaine… Và sau đó xuất hiện một số dịch giả nổi tiếng của Việt Nam như Nguyễn Văn Vĩnh Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký… là những người thông thaọ cả ba thứ tiếng gồm: tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ và chữ Hán, họ đã dịch những tác phẩm kinh điển của Pháp ra chữ Quốc ngữ và chữ Hán, cũng như dịch trở lại những tác phẩm của hai thứ chữ trên ra tiếng Pháp. Ngoài ra họ còn tham gia viết báo, viết các tác phẩm văn học bằng tiếng Pháp… Bên cạnh các dịch giả tiêu biểu này, các trí thức Việt Nam tân học cũng hăng hái tham gia viết văn, viết báo bằng tiếng Pháp. Hai tác giả được biết đến như trong số các người Việt Nam sớm nhất đã viết rất nhiều bằng chữ Quốc ngữ, các ông Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của, cũng ở trong số các tác giả Việt Nam đầu tiên sử dụng tiếng Pháp. “Các tác phẩm sáng tác đầu tiên bằng tiếng Pháp xuất hiện trong năm 1913: một tuyển tập thi ca “Mes heures perdue” của
Nguyễn Văn Xiêm và quyển “Contes et legends du pays d’Annam” của tác giả Lê Văn Phát” [96].
Cũng theo đó, giới cầm quyền, các nhà tri thức, các nhà nghiên cứu người Pháp cũng đã tham gia viết rất nhiều tác phẩm về Việt Nam bằng tiếng Pháp. Các nhà văn của hai thập kỷ 30 - 40 này đã tạo nên cả một thời kỳ phong phú trong cuộc sống tinh thần của nước Việt Nam hiện đại mà không ai có thể phủ nhận phần đóng góp đó đã tạo nên bộ mặt mới cho văn học Việt Nam.