Những nhận xét chung về chính sách truyền bá ngôn ngữ của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 103 - 106)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Những nhận xét chung về chính sách truyền bá ngôn ngữ của

Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xu hướng thôn tính dân tộc và “bành trướng” thuộc địa của các nước đế quốc diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các quốc gia ở châu Á, châu Phi... lần lượt trở thành thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Nga, Đức... Ở châu Á, ngoại trừ hai nước Nhật Bản và Thái Lan thì các quốc gia còn lại hầu hết đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Từ đây, các nước thực dân đã tiến hành áp đặt các chính sách cai trị lên thuộc địa của minh nhằm bảo đảm khai thác siêu lợi nhuận cho chính quốc. Và chính sách văn hóa là một trong những chính sách quan trọng mà tất cả các nước thực dân đều tiến hành ở thuộc địa của mình: đó là chính sách ngu dân và đầu độc người dân thuộc địa bằng rượu và thuốc phiện, đồng thời truyền bá văn hoá và giáo dục thực dân để phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình. Mục đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh của văn minh phương Tây, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc. “Với chính sách này bọn thực dân đã kìm hãm người dân bản xứ trong vòng ngu dốt. Hầu hết người dân thuộc địa đều mù chữ, phần lớn trẻ em bản xứ không được đến trường. Nạn đói, sự dốt nát, bị đầu độc là những sự kiện song hành mà người dân thuộc địa phải gánh chịu” [7; tr.112]. Nguyễn Ái Quốc trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” khi tố cáo tội ác của bọn thực dân đã nhấn mạnh rằng: trong khi người dân đang

đói ăn thì viên quan người Pháp đã bắt dân Bắc kỳ phải “bớt đi một bữa để có thể mua rượu của nhà nước” [40; tr.38]. Rượu bán khắp nơi, đại lý rượu và thuốc phiện nhiều hơn trường học, “Trong 1000 làng chỉ có 10 trường học, nhưng lại có 15.000 đại lý rượu và thuốc phiện” [7; tr.113]. Hiện tượng mà Nguyễn Ái Quốc nêu trên không phải là nét riêng của thực dân Pháp cũng không phải là đặc trưng riêng của thuộc địa ở Đông Dương mà là tình trạng chung, hiện tượng phổ biến cho tất cả các thuộc địa và tất cả các thực dân dù Pháp hay Anh, Hà Lan hay Bồ Đào Nha... “Chẳng hạn năm 1930, ở Indonesia có 70 triệu dân mà chỉ có 6,5% người biết chữ và có khoảng 800 sinh viên. Ở Malaysia năm 1931 có 8,5% dân số mù chữ. Ở Việt Nam năm 1926 cả nước chỉ có 6% số trẻ em ở độ tuổi đi học được đến trường, còn trên 2,8 triệu trong tổng số 3 triệu trẻ em hoàn toàn thất học...” [7; tr.113]. Ở Đông Dương với dân số 19 triệu người mà có 2.965 trường học và 148.000 học sinh được đến trường. Như vậy, với số trường học ít ỏi được mở ra, số học sinh ít ỏi được đi học trong một tỷ lệ dân cư đông đúc là bằng chứng rõ nhất tố cáo đanh thép chủ nghĩa thực dân. Số học sinh ít ỏi được đi học đó, bởi nguyên nhân chủ yếu là chính quyền thực dân mưu toan đào tạo một tầng lớp công chức phục vụ cho công cuộc thống trị của chúng, chứ không phải là sự nghiệp “khai thác văn minh” như họ rêu rao.

Tình trạng chung là như vậy, tuy nhiên mỗi nước thực dân tùy vào hoàn cảnh cụ thể của mình cũng như thuộc địa mà chúng cai trị để đưa ra những chính sách khác nhau đối với thuộc địa của mỗi nước mà có những cách thức truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của thuộc địa ở châu Á khác nhau.

Đối với đế quốc Anh, được mệnh danh là “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”, thuộc địa của Anh có ở khắp các châu lục và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở châu Á, ngoài thuộc địa Ấn Độ rộng lớn ở Nam Á, Anh còn có thuộc địa ở Đông Nam Á như Miến Điện, Mã Lai, Singapore, ở Tây Á như Hongkong - Trung Quốc. Chính vì vậy trong chính sách truyền bá văn hoá,

ngôn ngữ phương Tây vào thuộc địa được người Anh coi như là một công cụ quan trọng để xây dựng “Đế chế Anh ngữ”. Chính vì vậy, hầu như các thuộc địa của Anh ở châu Á đều được thừa hưởng những di sản của nền dân chủ tiến bộ, đều tiếp nhận và phát triển Anh ngữ. Các thuộc địa của Anh hầu hết đều sử dụng thành thạo tiếng Anh như là ngôn ngữ phổ thông. “Ấn Độ và các thuộc địa khác của Anh như Singapore, Malaysia, Hongkong... được tiếp nhận những giá trị “phục hưng” ngoài ý muốn của chính quyền thực dân” [74; tr.93]. Di sản đó thực sự có ý nghĩa lớn trong thời đại toàn cầu hoá khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế.

Đứng sau thực dân Anh là thực dân Pháp, thuộc địa của Pháp lớn thứ hai thế giới. Ở châu Á, ngoài khu vực Đông Dương, Pháp còn một số quyền lợi ở Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với thực dân Anh, bên cạnh những chính sách thực dân chung thì chính sách của thực dân Pháp ở thuộc địa châu Á chủ yếu chỉ là chính sách ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá để hỗ trợ đắc lực cho công cuộc khai thác. Ban đầu, thực dân Pháp thực hiện chính sách giáo dục chỉ nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá chữ Pháp. Các trường học được tổ chức theo các bậc học, cấp học. Học sinh theo học trong hệ thống các bậc học được trang bị các kiến thức khoa học phổ thông bằng tiếng Pháp và thổ ngữ, và khi lên các bậc học cao hơn thì môn tiếng Pháp cùng các kiến thức về văn hoá Pháp càng trở thành bắt buộc.

Trong nội dung chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục này, thực dân Pháp đã loại trừ những truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thuộc địa, thay vào đó là chương trình truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một thế hệ người dân thuộc địa “mất gốc”, không có tinh thần yêu nước và ý thức về số phận của người dân mất nước, nô lệ hay phụ thuộc Pháp để từ đó phục vụ đắc lực cho công cuộc thống trị của thực dân.

Phản ánh về chính sách giáo dục của thực dân, trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Đông Dương khẩn

khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng... Hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường... Chính phủ thuộc địa tìm đủ mọi cách để ngăn cản không cho thanh niên An Nam sang du học bên Pháp,... Làm cho ngu dân để dễ cai trị đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất” [96]. Như vậy, khác với thực dân Anh, giá trị “xây dựng” của ngôn ngữ tiếng Pháp để lại ở thuộc địa không nhiều. Chính sự cứng nhắc kể cả trong chính sách ngôn ngữ đã khiến cho tiếng Pháp không có sự giao lưu, phát triển và dần mất đi vị trí số một của mình trên trường thế giới, điều đó khiến các dân tộc Đông Dương và các thuộc địa khác không thể tin vào “nước mẹ Pháp” và muốn dành độc lập hoàn toàn, không muốn tham gia vào bất cứ tổ chức nào do Pháp lập ra sau ngày độc lập.

Tóm lại, qua chính sách truyền bá văn hóa của hai nước thực dân tiêu biểu Anh, Pháp nói riêng và thực dân phương Tây nói chung ở các thuộc địa châu Á, chúng ta có thể thấy rằng các nước thực dân đều có mục tiêu giống nhau, tạo cơ sở cho sự xâm nhập và cai trị của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, vì đặc điểm của từng tên đế quốc có sự khác nhau, đặc điểm thuộc địa của những điểm riêng biệt nên cách thức có sự khác nhau, và từ đó dẫn đến khác biệt về hệ quả, tác động đối với lịch sử và sự phát triển ở các thuộc địa của các quốc gia này.

3.2. Nhận xét so sánh về mục tiêu, cách thức truyền bá ngôn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ và thực dân Pháp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w