Cở sở thực hiện âm mưu “khai hóa” ở Việt Nam của thực dân Pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 69 - 72)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2.Cở sở thực hiện âm mưu “khai hóa” ở Việt Nam của thực dân Pháp

gắng ngăn chặn sự tiếp thu trọn vẹn những yếu tố tiến bộ này ở các thuộc địa và sử dụng công thức đó để mị dân, phục vụ công cuộc khai thác, bóc lột.

Cũng giống như các nước thực dân nói chung và chính sách của thực dân Pháp trên toàn thế giới nói riêng, chính sách cơ bản về văn hoá của Pháp ở Đông Dương là chính sách “ngu dân”, việc truyền bá văn minh và ngôn ngữ Pháp chỉ được thực hiện ở tầng lớp trên của xã hội bản xứ: “Lớp trí thức tân học này được đào tạo và trở thành “Thầy ký”, “Thầy thông”, “Thầy phán”, “Thầy cò”... được thực dân Pháp sử dụng như là hệ thống tay sai, làm công cụ truyền bá tư tưởng nô dịch vào quần chúng nông dân” [68; tr.232].

2.2.2. Cở sở thực hiện âm mưu “khai hóa” ở Việt Nam của thực dân Pháp dân Pháp

Từ cuối XIX, công cuộc bình định Việt Nam về mặt quân sự của Pháp đã căn bản hoàn thành, thực dân Pháp bắt tay vào quá trình khai thác thuộc địa Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Và lúc này, văn hóa sẽ là một công cụ hữu hiệu, bổ trợ đắc lực cho các chính sách thực dân của chúng. Vậy cơ sở nào để chúng có thể thực hiện âm mưu “khai hóa” ở Việt Nam?

Trước khi tiến hành xâm lược và áp đặt chính sách cai trị lên thuộc địa Việt Nam, Pháp đã có kinh nghiệm xây dựng và áp dụng các chính sách đó

trên Algerie ở châu Phi. Có thể thấy, thực dân Pháp đã có những chính sách chung đối với thuộc địa của mình. Dựa vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi thuộc địa, chính quyền thực dân đã có những áp dụng và điều chỉnh khác nhau. Tuy nhiên, nói chung ở thuộc địa của Pháp sự khác biệt này không nhiều.

Ở Đông Dương, sau quá trình xâm lược, bình định các xứ của Việt Nam là chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1917), thứ hai (1919 - 1929), các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thực dân Pháp (cải lương hương chính, cải cách hành chính, thuế khóa, chia rẽ dân tộc, chính sách giáo dục…) trên quy mô lớn đã làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng. Xã hội thay đổi nhanh và phân hóa sâu sắc hơn, sản sinh ra những giai cấp, tầng lớp mới. Trong đó công nhân, nông dân và thợ thủ công bị bần cùng hóa và phá sản hàng loạt, còn giai cấp địa chủ thì bị phân hóa; các mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc giữa Việt Nam với xâm lược Pháp ngày càng trở lên sâu sắc, quyết liệt hơn dẫn đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp ngày càng lớn mạnh. Trước tình hình đó thực dân Pháp đã đưa ra những chính sách văn hóa “ngu dân” bằng việc “đồng hóa” dân tộc thuộc địa nhưng được lừa bịp, mị dân dưới hình thức “khai hóa” văn minh.

Bên cạnh đó, những chuyển biến của tình hình khu vực và quốc tế cũng tác động mạnh mẽ vào Việt Nam, Đông Dương và Đông Nam Á. Trên cơ sở những chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam, cuộc vận động ở Trung Quốc đã tạo điều kiện khách quan, thuận lợi cho phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, ở Việt Nam lúc đó giai cấp tư sản dân tộc chưa hình thành nên những trào lưu tư tưởng mới xâm nhập vào Việt Nam thông qua một số sĩ phu tiến bộ trong giai cấp phong kiến có xu hướng tư sản hoá.

Hơn nữa, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam đã có một thời gian dài tiếp xúc, giao lưu trong hòa bình với văn hóa phương Tây. Vì vậy, đã có sự ảnh hưởng và thích ứng đối với nền văn mình mới lạ đến từ xứ sở xa xôi này. Ngược lai, văn hóa Việt Nam cũng đã tạo ra sự hứng thú cho

các thương nhân, giáo sĩ phương Tây. Qua sự giao lưu, tiếp xúc này các nhà truyền giáo phương Tây đã kết hợp với các con chiên Việt Nam sáng tạo ra Chữ Quốc ngữ, một thứ chữ kết hợp giữa âm tiếng Việt và mẫu tự Latinh; cùng với chữ Hán và chữ Nôm người Việt đã có chữ viết riêng cho dân tộc mình. Tuy nhiên, với ý đồ cai trị và bóc lột, khai thác thuộc địa lâu dài, thực dân Pháp muốn đưa ngôn ngữ của mình vào thuộc địa để dễ bề “đồng hóa” văn hóa.

Sau cuộc xâm lăng về vật chất là công cuộc bình định về tinh thần. “Ngay từ những ngày đầu xâm lăng… không chỗ nào là yên tĩnh cả, rối loạn cứ gia tăng vấn đề tiên yếu cho người Pháp chỉ là có thể mang lại trật tự, thanh bình, và chinh phục cảm tình dân chúng” [91]. Thế nên, theo ý kiến của Đô đốc Bonard thì “ngay lúc đó một chính sách tự do và tôn trọng phong tục xứ sở hình như vô cùng thích hợp với tình hình lúc ấy hơn là một chính sách đồng hóa đến cùng” [91]. Trái lại, bắt đầu từ thời Đô đốc La Grandière trật tự đã vãn hồi, bộ máy cai trị đã vững chắc, việc đồng hóa trở thành khuôn vàng thước ngọc cho chính quyền thuộc địa. “Đừng quên rằng vào thời kỳ đó người ta không quan niệm nổi một chính sách thực dân mà không có việc đồng hóa làm mục đích” [91]. Từ đó, chính sách “đồng hóa” văn hóa đã được thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam.

Thế nhưng, không có gì cho thấy việc xâm lăng tinh thần cũng dễ như việc xâm lăng đất đai, thực dân Pháp phải đối đầu với một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, có bản sắc phong tục, tập quán riêng. Nhưng đồng thời, đặc điểm của dân tộc Việt Nam là văn hóa “vượt gộp”, hay “sáng tạo lại”. Thế nên với hơn 1000 năm dưới sự đô hộ của phong kiến phương Bắc; trước ý định “đồng hóa” của chúng, dân tộc ta với tinh thần giao lưu và tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng phù hợp với truyền thống phong tục, tập quán văn hóa Việt Nam, ông cha ta đã chủ động tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa của Ấn Độ, Trung Hoa để từ đó tạo nên một bản sắc văn hóa riêng cho dân tộc

Việt Nam. Và điều đó đã trở thành sức mạnh tinh thần để nhân dân Việt Nam chống lại bao cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang.

Tuy nhiên, Pháp nuôi âm mưu “xóa sổ” văn hóa Việt Nam nhằm thiết lập một nước Pháp mới ở châu Á. Với nhận định chủ quan, trong bài tham luận của E.F Aymonier, giám đốc thuộc địa Pháp năm 1889 có đoạn: “Việc truyền bá tiếng nói của chúng ta cho dân Đông Dương có thể thực hiện được, chỉ vì vài lý do đơn giản nhưng cơ bản sau đây: 1/ Những dân tộc này rất dễ bảo và có thể uốn nắn được. 2/ Họ không có một tiếng nói hoàn tất, tiếng nói của họ do thói quen lâu đời dựa trên chữ viết và văn học Trung Quốc, chỉ còn được giữ ở một mức độ một thổ ngữ (Patois) thô sơ” [99]. Trên cơ sở đó, chúng tin tưởng rằng việc truyền bá về chính sách văn hóa ngôn ngữ ở Việt Nam sẽ thành công.

Hơn nửa thế kỷ từ cuối XIX đến 1945, với những biến động chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội ở Việt Nam xảy ra khác về quy mô, biên độ, cường độ so với trước đó. Đây cũng là thử thách trước thực trạng mất nước, mất độc lập tự do; những thế lực xâm lược và đô hộ Việt Nam cuối thế kỷ XIX không phải như trước mà là chủ nghĩa thực dân tư bản Pháp của văn minh phương Tây. Cuộc đấu tranh để giành độc lập tự do cho tổ quốc của mỗi con người Việt Nam đặt ra trong hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của thời đại mới. Để giành được độc lập, tự do cho dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường phải hiểu rõ kẻ thù, và để hiểu rõ kẻ thù thì không có con đường nào khác là phải tiếp nhận nền văn hóa cùng những kỹ thuật tiên tiến của chúng. Tất cả đã tác động, quy định đến bước vận động của xã hội Việt Nam nói chung, đến lĩnh vực văn hóa - ngôn ngữ nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 69 - 72)