Mục đích của chủ nghĩa thực dân Anh trong chính sách truyền bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 25 - 27)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Mục đích của chủ nghĩa thực dân Anh trong chính sách truyền bá

bá ngôn ngữ ở thuộc địa

Vào giữa thời kỳ cận đại, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển của chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh sự xâm lược thuộc địa. Trong hệ thống thuộc địa “mặt trời không bao giờ lặn”, thực dân Anh đã thực thi những chính sách cai trị thuộc địa với những mục đích về chính trị, kinh tế. Chính sách truyền bá văn hóa cũng nằm trong hệ thống chính sách đó. Tuy không điển hình như chính sách về chính trị hay kinh tế, nhưng nó vẫn được xem là công cụ quan trọng để phục vụ cho nền thống trị của chủ nghĩa thực dân.

Hẳn một quốc gia nào khi tiến hành xâm lược dân tộc khác cũng thường mang theo văn hóa để truyền bá, “mị dân” cho chính sách thống trị của mình. Mỗi nước thực dân khi đi xâm lược thuộc địa đều cố gắng du nhập và áp đặt nền văn hoá của mình lên thuộc địa. Cũng vì vậy, các thuộc địa Anh sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu của văn hoá Anh. Thực tế ấy thể hiện trước hết ở mặt ngôn ngữ. Người Anh đến Ấn Độ và tiếng Anh đã được phổ biến, phát

triển ở đây. Trong suốt 2 thế kỷ thực dân Anh thống trị ở Ấn Độ, tiếng Anh đã được truyền bá ở tiểu lục địa Ấn qua những chính sách về kinh tế, chính trị, văn hoá..., trong đó đặc biệt là chính sách về giáo dục. Tiếng Anh là ngôn ngữ của kẻ xâm lược nhưng ở đây không chỉ đơn thuần là sự phổ cập ngôn ngữ đó cho thuộc địa. Thông qua sự truyền bá văn hoá của chính quyền thực dân, tiếng Anh đã du nhập, và được tiếp nhận để trở thành một ngôn ngữ phổ thông ở Ấn Độ. Đây chính là công cụ để thực dân truyền bá ảnh hưởng văn hoá của chính quốc và là điều kiện cần thiết để nhân dân thuộc địa tiếp xúc với các yếu tố văn hoá mới. “Ở thời đại Anh, chủ nghĩa thực dân là biểu hiện thực tế của việc có hoặc giữ những vùng đất trong phạm vi quốc gia khác, bằng sự hiểu ngầm là chinh phục và kiểm soát đất đai, sự giàu có của người khác” [71]. Trong khuôn khổ chính trị, “chủ nghĩa thực dân là biểu hiện một đất nước hùng mạnh kiểm soát những quốc gia kém cỏi hơn và sử dụng tài nguyên của họ để thoả mãn niềm đam mê giàu có và quyền lực” [71]. Trong ý nghĩa đó, “người Anh ở Ấn Độ là những kẻ xâm lược chứ không phải là những người định cư”. Ngôn ngữ Anh đã xâm nhập vào tiểu lục địa Ấn cùng với chủ nghĩa thực dân Anh.

Chính vì vậy, “trong suốt 2 thế kỷ Đế chế Anh - Ấn tồn tại, những chính sách về văn hoá, giáo dục cũng được dựa trên những tham vọng về kinh tế và chính trị. Người Anh phát triển Anh ngữ và giáo dục nhằm “đồng hoá” dân tộc Ấn, tạo ra một tầng lớp người dân bản địa nói tiếng Anh, hưởng quyền lợi của chính phủ Anh, theo lý tưởng sống của Tây phương, phục vụ trong hệ thống quan chức của nền thống trị thực dân. Với các giai đoạn khác nhau, tiếng Anh đã được truyền bá và phát triển ở Ấn Độ” [71].

Nằm trong chính sách văn hóa, các chính sách về giáo dục của Anh ở thuộc địa, nhìn khách quan nó mang sứ mệnh khai hoá và tiến bộ song thực chất đó là sự phục vụ cho những mục đích của chủ nghĩa thực dân. Ngay sau khi uy quyền của người Anh được thiết lập, nền kinh tế đã được điều chỉnh vì

quyền lợi của Anh về thương mại và công nghiệp, hệ thống chính quyền hiện đại được tổ chức để đảm bảo trật tự và an toàn.

Trong thời kỳ đầu, do sự bành trướng thực dân của Công ty Đông Ấn Anh chỉ ở thương mại và lợi nhuận. Cũng vì vậy trước năm 1800, giáo dục của Công ty ở Ấn Độ chỉ dành cho những đứa trẻ Âu, con của nhân viên Công ty hoặc một số ít là người Ấn gốc Anh. Công ty không chú ý tới giáo dục cho người bản xứ. Phải đến cuối thế kỷ XVIII, khi Công ty kiểm soát được những vùng lãnh thổ rộng lớn như Punjab và Sind, người Anh bắt đầu nghĩ về giáo dục người Ấn Độ để “khai hóa” họ. Bởi người Anh nghĩ rằng: “nếu giao thương với một người văn minh thì sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều so với người ở trình độ lạc hậu, dã man” [80; tr.10]. Từ đây giáo dục người Ấn đã trở thành chiến lược và mục đích lâu dài của Công ty.

Giai cấp thống trị Anh ở Ấn Độ ra sức truyền bá Anh ngữ và phát triển giáo dục theo đường lối và nội dung của phương Tây nhằm tạo ra tầng lớp công chức da nâu người Ấn phục vụ cho chính quyền Anh. Sau năm 1858, Chính phủ Anh đã thực hiện quá trình “Ấn Độ hoá” nền hành chính của chính quyền Anh - Ấn. Chính sách về giáo dục và truyền bá Anh ngữ được đẩy mạnh hơn nhằm mục đích xây dựng được một “Đế chế tiếng Anh” trên toàn tiểu lục địa Ấn Độ.

Từ những mục đích trên, thực dân Anh đã dựa trên những cơ sở đề ra, để tiến hành thực hiện những chính sách cai trị thuộc địa, trong đó có chú trọng đến chính sách văn hóa ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w