Cơ sở ngôn ngữ dân tộc của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 52 - 65)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1. Cơ sở ngôn ngữ dân tộc của Việt Nam

Trong văn hóa Việt Nam thì chữ viết và ngôn ngữ là một trong những thành tố có nguồn gốc từ xưa và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài đầy sức sống. Sức sống đó biểu hiện tinh thần bảo tồn văn hóa dân tộc và sáng tạo dựa trên tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại của nhân dân Việt Nam trong sự phấn đấu bền bỉ để xây dựng và phát triển một nền quốc ngữ, quốc văn, quốc học Việt Nam.

Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều có ý kiến cho rằng ngôn ngữ người Việt cổ có nguồn gốc Nam Á, là một họ ngôn ngữ đã có từ rất xưa, trên một khu vực rộng lớn của vùng Đông Nam châu Á. Vùng này thời cổ, vốn là một trung tâm văn minh trên thế giới. Đến ngày nay, vẫn còn nhiều dấu vết về mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa tiếng Việt với tiếng Mường, và mối quan hệ họ hàng tương đối xa hơn giữa tiếng Việt với nhóm tiếng Mon - Khmer ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây Nguyên, Campuchia, Miến Điện… đặc biệt là với nhóm tiếng Thái [92].

Trong giai đoạn đầu tiên của thiên niên kỷ đầu sau công nguyên, trên dải đất Việt Nam hiện nay có ba phức hệ văn hóa cùng tồn tại: Phức hệ văn hóa Phùng Nguyên - Đông Sơn, phức hệ văn hóa Bàu Tró - Sa Huỳnh, phức hệ văn hóa Đồng Nai; ứng với ba nền văn hóa: văn hóa Việt ở Bắc Bộ, văn hóa Champa ở Trung Bộ và văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ. Ba phức hệ văn hóa, ba nền văn hóa đó đã phát sinh từ những nền tảng chung của các nền văn hóa thời đại đá mới, với những tộc người Nam Á, Nam Đảo luôn có sự tiếp xúc ngôn ngữ và giao lưu văn hóa, luôn có quan hệ qua lại nhiều chiều, làm phong phú cho nhau; đồng thời có sự phát triển, giao lưu với những văn hóa khác ở khu vực để làm giàu thêm văn hóa, ngôn ngữ của mình.

Văn hóa Óc Eo được biết đến là nền văn hóa của một quốc gia được xây dựng trên cơ sở của nền nông nghiệp lúa nước khá phát triển bắt nguồn từ vùng ruộng nương ở vùng Sông Cửu Long của cư dân Mon - Khmer kết hợp với nghề biển cổ truyền của cư dân Nam đảo. Vì thế, có nhiều khả năng người dân vùng này đã có sự kết hợp với ngôn ngữ Nam đảo để làm giàu thêm cho tiếng Mon - Khmer của mình, đồng thời nền văn hóa này cũng có sự ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là đạo Balamon với sự xuất hiện chữ Brahmi của Sanskris.

Thứ hai là nền văn hóa Champa, có thể nói rằng “người Chăm là một tộc người thuộc nhóm Nam Á, ngôn ngữ của họ thuộc hệ Malai - Pôlinedi. Cùng với người Việt ở Bắc Bộ, các nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Mon - Khmer và Mailai - Poolinedi ở Nam Bộ, người Chăm là một trong những nguồn cội của dân tộc Việt Nam ngày nay. Trong thời cổ đại và trung đại, người Chăm đã có nền văn hóa riêng rực rỡ không thua kém bất cứ một nền văn hóa nào ở Đông Nam châu Á” [76; tr.149].

Về phương diện ngôn ngữ, người Chăm đã sớm tiếp thu hệ tư tưởng văn tự cổ Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của mình. “Từ chữ Sanskris - một thứ chữ cổ ở Ấn Độ, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ vào khoảng thế kỷ IV - V sau công nguyên. Ngoài những tài liệu bia kí, các sử liệu Trung Quốc còn cho chúng ta biết, ngay từ trước thế kỷ VII, người Chăm đã dùng văn tự của mình để ghi chép kinh sách và trao đổi thư từ” [76; tr.152]. Như vậy bên cạnh chữ Phạn, chữ Chăm cổ luôn được người Chăm cải tiến và sử dụng.

Thứ ba là nền văn hóa Phùng Nguyên - Đông Sơn thuộc văn hóa châu thổ Bắc Bộ, thuộc nhóm ngữ hệ Việt - Mường của dòng ngôn ngữ ở Đông Nam Á. Đây cũng chính là nguồn gốc của tiếng Việt, đó là sự kết hợp giữa cư dân Mon - Khmer vùng Bắc Đông Dương tràn xuống cộng cư với tộc người nói tiếng Tày - Thái. Từ đó hình thành một cộng đồng mới: cư dân Việt - Mường, chủ nhân của ngôn ngữ Việt - Mường nói chung.

Qua công tác nghiên cứu, theo những căn cứ đã tìm thấy rằng: “Phần lớn những ngôn ngữ của các dân tộc thuộc khối cộng đồng người Việt Nam đều sinh ra từ một cội nguồn chung xa xưa. Từ cội nguồn ấy, tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng trong xã hội của người Việt - một xã hội sớm đạt tới trình độ tổ chức khá cao, với một nền văn minh nông nghiệp tương đối hoàn chỉnh” [92]. Trải qua giai đoạn này, tiếng Việt đã thành một ngôn ngữ thống nhất và có bản sắc của nó. Bản sắc ấy khá vững bền, điều đó được thể hiện ở sự kháng cự lại những kế sách đồng hóa của các thế lực ngoại bang trong những giai đoạn tiếp sau. Hơn nữa sau mỗi quá trình đó, sự tiếp xúc càng làm cho ngôn ngữ Việt ngày một phát triển phong phú hơn.

Trong tiến trình phát triển, tiếng Việt còn có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ ở Trung Quốc. Sự tiếp xúc của tiếng Việt và tiếng Hán diễn ra trước và trong thời Bắc thuộc. “Sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán đã diễn ra cả nghìn năm dưới chế độ đô hộ của phong kiến Trung Quốc, trong khuôn khổ một chính sách đồng hoá quyết liệt, tàn bạo; rồi sau đó, còn diễn ra cả nghìn năm tiếp theo, dưới chính quyền của vua quan trong nước. Suốt giai đoạn này, chữ Hán giữ vị trí rất quan trọng. Nó được dùng trong hành chính, tế lễ, học thuật, thơ văn” [92]. Chính vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, người Việt vẫn dùng ngôn ngữ của mình và sự tiếp xúc đó đã đem lại sự thay đổi cho tiếng Việt: nhiều từ ngữ Hán được người Việt vay mượn, nhưng xu hướng Việt hóa là xu hướng mạnh nhất. Người Việt đã vay mượn cách phát âm mà sau này các nhà nghiên cứu gọi là cách phát âm Hán - Việt để đọc toàn bộ chữ Hán.

Tuy vậy, sự tiếp nhận các yếu tố của tiếng Hán không làm mất đi bản sắc của tiếng Việt, trái lại làm cho tiếng Việt giàu có hơn. Thực tiễn lịch sử chứng tỏ rằng định hướng ngôn ngữ văn tự của các triều đại Việt Nam đã khiến cho sự tiếp xúc văn hoá - ngôn ngữ Việt - Hán phát triển. Hệ quả là:

- Từ thế kỷ IX - X người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm - một thứ chữ được tạo ra theo nguyên tắc và cơ sở của chữ Hán, để ghi lại tiếng nói của mình.

- Tiếng Việt đã tiếp thu các yếu tố Hán Việt và các yếu tố Hán Việt hoá làm phong phú kho từ vựng của mình.

- Hình thành cách đọc Hán Việt - một cách đọc chữ Hán riêng của người Việt Nam.

Bên cạnh sự tiếp nhận và phát triển của chữ Hán, tiếng Việt trong giai đoạn ấy vẫn không ngừng phát triển và đã phát triển càng ngày càng mạnh. Đến các thế kỉ XIII - XV, khi hệ thống văn tự Nôm được hình thành và việc sáng tác thơ văn bằng chữ Nôm đã trở thành phong trào thì có sự phân công giữa chữ Hán và chữ Nôm về mặt chức năng: chữ Hán dùng trong hành chính, giáo dục, trong giao tiếp triều chính; còn chữ Nôm thì dùng trong giao tiếp, văn chương bình dân. Tuy coi trọng chữ Hán hơn chữ Nôm, nhưng phong trào sáng tác bằng chữ Nôm vẫn phát triển mạnh. Quan lại, nho sĩ đua nhau làm thơ bằng chữ Nôm, ngay vua Lê Thánh Tông cũng có nhiều thơ Nôm được truyền tụng trong lịch sử.

Cái tâm lí "trọng Hán khinh Nôm" có ở hầu hết các nhà nho: sáng tác về những đề tài trang trọng, nghiêm chỉnh thì dùng chữ Hán; làm thơ để chơi, để mua vui thì dùng Nôm. Tuy nhiên, cùng với bước trưởng thành của chữ Nôm, vị thế của nó cũng dần thay đổi. Nguyễn Trãi hết lòng tôn trọng ngôn ngữ dân tộc, tin yêu ngôn ngữ dân tộc. Với ý thức tự cường dân tộc, dưới thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã có một quyết sách lớn nhằm nâng cao vị thế của chữ Nôm. “Tương truyền, Hồ Quý Ly đã dịch “Kinh Thi”, “Kinh Thư” ra chữ Nôm để dạy cho các cung nữ” [92]. Điều này chứng tỏ Hồ Quý Ly đã có chủ trương đưa chữ Nôm vào lĩnh vực giáo dục. Rất tiếc, công cuộc cải cách của nhà Hồ bị chặn lại bởi gót giày xâm lược của nhà Minh. Nhà Minh thi hành chính sách đồng hoá rất tàn bạo. Chúng đã đốt phá các văn liệu, sử liệu Việt, trong đó có cả những tài liệu ghi chép bằng chữ Nôm. Vì thế những tài liệu bằng chữ Nôm thời Hồ Quý Ly đều đã thất truyền.

Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, XVIII đã diễn ra cuộc tranh chấp giữa chữ Hán và chữ Nôm. Văn học chữ Nôm thời kì này

có sự phát triển toàn diện về lượng cũng như về chất. Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều bất hủ đều xuất hiện trong giai đoạn này. Không những thế, chữ Nôm không chỉ được dùng để ghi lại văn chương bình dân mà còn được dùng cả trong những lĩnh vực khác nữa... Vào giai đoạn cuối của nhà Lê, nhà cầm quyền không những coi thường mà còn e ngại chữ Nôm, có những hoạt động tiêu cực đối với chữ Nôm, thậm chí còn đốt rất nhiều văn liệu viết bằng chữ Nôm. Năm 1663 đời Lê Huyền Tông, Trịnh Tạc đã yêu cầu Phạm Công Trứ viết 47 điều giáo hoá bằng chữ Hán, trong đó điều 35 chủ trương cấm đoán và phá hoại các tác phẩm Nôm.

Ngược lại, nhằm tăng cường tính tự tôn và tinh thần dân tộc, triều đại Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã chủ trương dùng tiếng Việt và chữ Nôm trong hành chính, trong giáo dục, thi cử và trong tế lễ thiêng liêng. Nhà Tây Sơn đổ, những cố gắng của Nguyễn Huệ nhằm khẳng định vị thế của tiếng Việt và chữ Nôm lại trở về trạng thái như cũ.

Như vậy, đến trước bị khi thực dân phương Tây xâm lược, bên cạnh những ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, ngôn ngữ của các nền văn hóa cổ tiêu biểu Champa, Óc Eo, trên dải đất Việt Nam thống nhất tồn tại hai ngôn ngữ, chữ viết chính thức. Đó là: ngôn ngữ tiếng Việt và văn ngôn Hán, với hai loại chữ viết: chữ Nôm và chữ Hán. Đây chính là cơ sở, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam khiến cho thực dân Pháp rất khó khăn trong quá trình đồng hóa và áp đặt ngôn ngữ thực dân lên đất nước có truyền thống “chống đồng hóa” này.

2.2.1. Sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây và bước đầu hình thành chữ Quốc ngữ theo ngữ hệ Latinh ở Việt Nam

2.2.1.1. Sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây

Sau các cuộc phát kiến địa lí lớn ở thế kỉ XV và XVI, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở các nước phương Tây và đẩy mạnh các cuộc xâm lăng thuộc địa. Ở Việt Nam, “sự tiếp xúc với phương Tây bắt đầu thế kỷ XVI là với người Bồ Đào Nha. Năm 1516, người Bồ Đào Nha đến Quảng Châu và rồi

đến bờ biển Việt Nam. Năm 1535, Antonio de Parca đến Đà Nẵng. Và sau đó, vào những năm 1540 họ đã tiến hành những chuyến buôn bán đầu tiên có tính chất thăm dò ở Đàng Trong, và bắt đầu có quan hệ buôn bán với Việt Nam. Vào cuối XVI, Hội An (Faifo) là thương cảng buôn bán với nước ngoài khá nhộn nhịp. Trong đó, người Hoa, người Nhật ở những khu tách rời nhau, từ thế kỷ XVII, họ theo gió mùa đến Quảng Nam vào Tết âm lịch, rồi trở về vào tháng 9 cuối gió mùa hạ chở về tơ hồ tiêu, đường, hương liệu” [96].

Đầu thế kỷ XVII, người Bồ Đào Nha đã có sự giao lưu, buôn bán ở Việt Nam, mở Thương điếm, thành lập các Phường, Hội: “Joas de Cruz thành lập Phường Đúc ở Huế để đúc súng. Các chúa Nguyễn chấp nhận các giáo sĩ dòng Tên ở triều đình: năm 1686, Chúa Hiền yêu cầu Macao gửi cha Bartholomew de la Coste đến chữa bệnh, Phước Chu giữ cha Artonnis de Arnedo lại để chăm lo về toán và thiên văn, sau đó công việc này do cha Lima làm năm 1724, rồi cha Siebetrt, cha Siamenski và cha Koffler tiếp tục” [96]. Thế kỷ XVIII, Cha Xavier de Monteiro và cha Jean de Lourcirs làm thầy thuốc và coi thiên văn. Năm 1751, 5 giáo sĩ dòng Tên chuyên về “toán học và pháo thủ” đến Thăng Long, người Bồ Đào Nha cung cấp đều đặn cho Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đạn dược, thuốc súng.

Tiếp sau Bồ Đào Nha là người Hà Lan: “Năm 1602, Công ty Đông Ấn được thành lập, bắt đầu quan tâm tới việc buôn bán với phương Đông. Năm 1633, Chuyến tàu do Paulus Traudenius cầm đầu đến Đà Nẵng. Và đến 1636, thương điếm đầu tiên ở Hội An do Cornelis Coesar cầm đầu. Sau đó một năm người Hà Lan đến Thăng Long và có quyền đặt thương điếm ở Hội An. Chúa Trịnh muốn nhờ sự giúp đỡ quân sự từ họ vì thấy người Bồ Đào Nha thân với chúa Nguyễn. Nhưng đến năm 1641, xảy ra sự kiện Chúa Nguyễn giận, tịch thu hai tàu Hà Lan, giết 7 thương nhân, đóng cửa thương điếm Hà Lan ở Hội An” [96]. Từ đó giữa Triều đình nhà Nguyễn với Hà Lan đã xảy ra những tranh chấp nhỏ, đến năm 1645 mới giải quyết xong. Cũng năm đó, người Hà

Lan mở thương điếm ở Thăng Long cùng hoạt động với thương điếm Phố Hiến. Hàng mang đến là hàng Trung Quốc (lụa, quế, thủy ngân…), hàng mua về đa dạng (gạo, bạc nén, vải, ngà voi, sừng, hồ tiêu…). Nhưng đến năm 1700, người Hà Lan đóng cửa thương điếm ở Đàng Ngoài vì không cạnh tranh nổi với người Anh và người Trung Quốc.

Thương nhân Anh là những người thứ ba đến với nước ta. “Năm 1600, Công ty Đông Ấn Độ thành lập, người Anh loại dần các đối thủ Bồ Đào Nha, Hà Lan. Nhưng phải đến năm 1673, Gyfford được Lê Gia Tôn tiếp và được phép mở thương điếm ở Phố Hiến. Sau đó thương điếm chuyển sang Thăng Long và bị đóng cửa năm 1697.

Trước thời điểm đó năm 1695, Thomas Bowyear đã đến Phú Xuân gặp Chúa Nguyễn là Phước Chu hai lần, được phép mở thương điếm. Năm 1702, người Anh chiếm Côn Đảo, định biến nó thành cơ sở lâu dài, dựng pháo đài với 200 người Maccassar (tên chung chỉ người Ấn Độ, Indonesia) để bảo vệ” [96].

Nước thực dân cuối cùng đến Việt Nam là người Pháp. Pháp đến muộn hơn, thiên về truyền bá Thiên Chúa giáo hơn là buôn bán. “Trong suốt nửa cuối thế kỷ 17, hoạt động thương nghiệp phụ thuộc vào hội Thừa sai (Societe des Missions Etrangeres). Năm 1600, Francois Pallu - một trong những người sáng lập hội Thừa sai đã thành lập Công ty Trung Hoa (Compagnie de la Chine), sau chuyển thành Công ty Hoàng gia Đông Ấn Độ (Compagnie royale des Indes Orientales)” [96] để buôn bán với Việt Nam.

Tiếp sau các nhà buôn là các nhà truyền giáo, “Năm 1627, linh mục dòng Tên Alexandre de Rhodes được Chúa Trịnh tiếp. Ông ta cũng chính là người mở đường cho thực dân Pháp tiến hành xâm nhập vào Việt Nam bằng con đường truyền giáo. Năm 1629, Ông đã rửa tội cho 6700 người, trong đó có vài công chúa của triều đình. Năm 1630, Chúa Trịnh trục xuất A.de Rhodes khỏi Việt Nam nhưng sau đó nhiều lần ông ta đã lén quay lại để

truyền đạo ở Nam kỳ và Trung kỳ. Mãi cho đến năm 1645, Ông quay về La Mã, vĩnh viễn rời khỏi Việt Nam. Và tiếp đó năm 1651, Ông xuất bản cuốn

“Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh” (Dictionnarium Annamitico - Lusitanum et Latinum) ở La Mã, cùng với quyển “Giáo lý vấn đáp”

(Cathechismus) bằng chữ Quốc ngữ” [96].

Năm 1638, La Mã bổ nhiệm 2 người đại diện Tổng tòa là Francois Pallu và Lambert de la Motte, các ông này là khâm mạng tòa thánh đến Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w