Kết quả của chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 98 - 103)

6. Bố cục của luận văn

2.4. Kết quả của chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân Pháp

ở Việt Nam

Đến năm 1945, dưới nền cai trị của chính quyền thực dân Pháp với gần 80 năm với Nam kỳ và gần nửa thế kỷ với các vùng Bắc, Trung kỳ, tình hình văn hóa (ở khía cạnh ngôn ngữ) ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Đến đầu thế kỷ XX, nền giáo dục Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh, một nền giáo dục hiện đại ra đời thay thế nền giáo dục Nho học khoa cử lâu đời. Nền giáo dục Pháp - Việt với hình thức tổ chức mới, khoa học thực chứng đương thời phương Tây góp phần tạo ra một tầng lớp trí thức "Tân học" ở nhiều trình độ từ tiểu học, trung học đến đại học với nhiều ngành nghề thích hợp cho một xã hội thuộc địa đang vận động theo hướng đi lên Tư bản chủ nghĩa. Trong đó, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ được phổ biến trong giáo dục, được đào tạo ở tất cả các cấp học với số giờ dạy tiếng Pháp trong tuần chiếm một tỷ lệ tương đối cao:

Lớp Số giờ học Số giờ học tiếng Pháp mỗi tuần Bắc Kỳ Trung Kỳ Nam Kỳ

Đồng Ấu 27.30 giờ 5 giờ 5 giờ 5.30 giờ

Dự bị 27.30 giờ 7.30 giờ 7 giờ 7.47 giờ Sơ đẳng 27.30 giờ 9 giờ 10 giờ 8.45 giờ

[3; tr.96]

Thông qua đó tiếng Pháp được phổ biến và trở thành ngôn ngữ của hành chính của chính quyền thực dân ở bản xứ cùng với chữ Quốc ngữ, với

tầng lớp công chức thông thạo cả hai thứ tiếng. Trong Thông tri Bộ thuộc địa ngày 10 - 10 - 1920 A.Saraut đã nêu rõ: “Trước tiên giáo dục có kết quả tăng cường dồi dào giá trị sản suất của thuộc địa. Ngoài ra nó phải chọn lọc và đào tạo ra những tay sai hợp tác, những công chức bản xứ lương trả ít tốn hơn cho ngân sách thuộc địa” [20; tr74]. Với mục đích trong chính sách giáo dục là như vậy nên kết quả là thực dân Pháp đã đào tạo ra: vài trăm người nói tiếng Pháp và vài nghìn người nói sai tiếng Pháp, đó là các cu li, bồi bếp, những người buôn hàng rong…

Qua chính sách hạn chế giáo dục với kỳ thi sơ học yếu lược, có thể thấy hàng năm số học sinh bị rơi rụng đi, rồi với việc dạy bằng tiếng Pháp ở các lớp trên của bậc tiểu học, số học sinh được lên lớp trên còn lại rất ít. “Kết quả là năm 1930 tổng số học sinh các trường công và tư, từ vỡ lòng đến trung học chỉ có 434. 335 học sinh trong cả nước.

Ngành phổ thông là vậy, ngành cao đẳng và chuyện nghiệp cũng bị hạn chế đến mức tối đa. Chính sách giáo dục của thực dân Pháp không mở cửa cho trí thức tân học, học sinh muốn đi du học thì việc cấp hộ chiếu cũng rất khó khăn, thủ tục thì nhiêu khê, rườm rà; chỉ có một số ít thanh niên con em các gia đình thuộc tầng lớp trên có tiền, có thế mới có thể đi Pháp học, còn các nước tư bản khác thì càng không thể. Và số học sinh được đi Pháp học thì đa số đều chọn các ngành khoa học xã hội hơn là kỹ thuật để khi trở về họ có thể chọn cho mình một nghề tự do như trạng sư, bác sỹ, giáo sư ở các trường tư… nếu không với sự chèn ép về kinh tế của bọn tư bản thực dân thì họ khó có thể phát triển được, mà buộc phải làm trái ngành nghề mình đã học.

Số trường mở ở trong nước rất là hạn hẹp, lợi dụng tâm lý của nhân dân Việt Nam trọng việc học và trọng những người có học thức, thực dân Pháp đã mở các trường đại học, nhưng thực ra trường Đại học Đông Dương không xứng đáng với tên gọi của nó, ngay thực dân Pháp cũng có tên đã xác nhận đó chỉ là một trường chuyên nghiệp mà thôi. Năm 1925, một giáo sư danh dự ở

trường Đại học Sorbonne của Pháp là Alphonse Aulard cũng đã nhận định rằng: nền đại học chỉ dạy độc nhất ở trong mấy cái trường lập ra ở Hà Nội, những trường ấy họp nhau lại lấy tên là trường đại học, nhưng chính các nhà báo Pháp cũng gọi là “sự lừa dối vĩ đại” [20; tr.78]. Tính đến năm 1930, số sinh viên đại học thuộc tất cả các trường là 551 người, còn các trường chuyên nghiệp Bắc kỳ là 900 học sinh, Nam kỳ là 504 học sinh. Và tổng cộng học sinh tất cả các trường công và tư, từ vỡ lòng đến chuyên nghiệp, đại học mới gần 44 vạn, chiếm tỷ lệ 1,8% dân số. Và nạn thiếu trường học luôn luôn diễn ra một cách trầm trọng, tuy nhiên nó không được giải quyết dần mà trái lại, ngày càng gay gắt hơn lên, song song với yêu cầu học hỏi của nhân dân Việt Nam ngày càng lớn trong khi chính sách của thực dân và tay sai là cố tình loại trừ nhân dân ta ra khỏi học vấn, giam hãm họ trong vòng ngu dốt.

Về giáo dục đã vậy, trong văn hóa chúng đã thi hành chính sách kiểm duyện báo chí rất gắt gao cả báo chữ Pháp và báo chữ Quốc ngữ với các sắc lệnh vào năm 1881 và 1889, nêu ra những quy định nghiêm ngặt, qua nhiều công đoạn kiểm duyệt mới cho tờ báo xuất bản. Những quy định đó không ngoài mục đích hạn chế nhân dân tiếp thu những thông tin, bất lợi cho quá trình “khai hóa văn minh” của chúng, cũng như ngăn chặn nhân dân ta vạch trần bộ mặt lừa bịp, mị dân của chúng. Càng về sau, báo chí tiếng Pháp càng ít được xuất bản ước tính vào tháng 11 năm 1938, số in của báo tiếng Pháp giảm chỉ còn 30.580 bản.

Như vậy, với chính sách văn hóa “ngu dân”, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách thâm độc về giáo dục và văn hóa lên đất nước ta. Giai đoạn lịch sử đó đã để lại cho dân tộc Việt Nam những hệ quả mà yếu tố “phá hoại” nhiều hơn là yếu tố “xây dựng”. Hệ lụy của quá khứ kéo dài tận hiện tại và dai dẳng tới tương lai.

Trước khi thực dân phương Tây xâm nhập, ở Việt Nam đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, ở khía cạnh ngôn ngữ, sự phong phú đó cũng đã thể hiện qua việc hình thành các ngôn ngữ riêng mang tính dân tộc sâu sắc.

Từ xa xưa, người Việt cổ đã có chữ viết và ngôn ngữ cho riêng mình. Ở nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều có những ý kiến cho rằng ngôn ngữ người Việt cổ có nguồn gốc Nam Á. “Tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng trong xã hội của người Việt, một xã hội sớm đạt tới trình độ tổ chức khá cao, với một nền văn minh nông nghiệp tương đối hoàn chỉnh” [96]. Trải qua giai đoạn này, tiếng Việt đã thành một ngôn ngữ thống nhất và có bản sắc riêng của mình. Bản sắc ấy khá vững bền, đó chính là yếu tố để kháng cự lại những kế sách “đồng hóa” của các thế lực ngoại bang trong những giai đoạn tiếp sau.

Sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc, khi đã giành được độc lập, với ý thức chống lại sự đồng hóa của nền văn hóa Hán, cũng như ý thức tự cường dân tộc, đua tài với Trung Hoa, đội ngũ trí thức người Việt trên cơ sở hiểu biết thông thạo chữ Hán, đồng thời muốn giữ lại tiếng nói hàng ngày của người Việt cổ, bên cạnh việc chấp nhận tiếp thu nền văn hóa Hán một cách có chọn lọc, đã sáng tạo ra thứ chữ viết mới gọi là chữ Nôm, một thứ chữ viết riêng của người Việt. Từ đó, nó được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng song cùng với chữ Hán….

Đến trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam đã có thời kỳ tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Với mong muốn để dễ dàng truyền bá đạo Thiên Chúa ở Việt Nam, những nhà truyền đạo phương Tây đã cùng với một số thầy giảng người Việt sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, một thứ chữ kết hợp giữa âm tiếng Việt và mẫu tự Latinh. Từ khi xuất hiện chữ Quốc ngữ, thế tương quan giữa các ngôn ngữ, văn tự trên diễn đàn văn hoá Việt Nam khác với các

giai đoạn trước: Có hai ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán, với ba loại chữ viết là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

Khi thực dân Pháp đánh chiếm và bình định xong các tỉnh phía Nam, một vấn đề đặt ra là dùng ngôn ngữ nào làm văn tự chính thức trong hành chính để dễ bề cai trị. Mặc dù lúc bấy giờ ở Việt Nam đã có rất nhiều loại chữ viết xuất hiện, nhưng đa số người dân Việt Nam đều không biết đọc và biết viết những thứ chữ đó, họ chủ yếu vẫn giao tiếp với nhau qua tiếng nói hàng ngày của người Việt cổ. Lúc bấy giờ, chính quyền thực dân với mục đích truyền bá văn hóa, ngôn ngữ của mình nhằm “đồng hóa” và xóa bỏ văn hóa truyền thống của thuộc địa. Đã có những quyết tâm và các chính sách đưa ra nhằm thực hiện mục đích truyền bá văn hóa và ngôn ngữ tiếng Pháp ở tất cả các lĩnh vực tôn giáo, giáo dục và văn hóa… Tuy nhiên, do các nhà cai trị thuộc địa ở Việt Nam đã chưa đưa ra được những chính sách phát triển văn hóa, ngôn ngữ ở thuộc địa một cách cụ thể, đúng đắn. Cũng như do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà các chính sách đưa ra đã không được thực hiện đến nơi đến chốn, nửa vời. Cũng có thể một phần do ngân sách chi cho việc này của chính quyền thực dân quá ít hoặc cũng do bản chất ích kỷ, kìm kẹp của đế quốc thực dân Pháp nên nhiều kế hoạch về vấn đề phát triển ngôn ngữ tiếng Pháp ở Viêt Nam được đề ra đều thất bại và không có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý. Vì vậy, ngôn ngữ tiếng Pháp ở Việt Nam đã không có điều kiện phát triển sâu rộng và trở thành ngôn ngữ chính thức ở Việt Nam như ngôn ngữ của thực dân Anh ở Ấn Độ kể cả trong và sau thời kỳ thuộc địa.

Chương 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT, SO SÁNH VỀ CHÍNH SÁCH TRUYỀN BÁ NGÔN NGỮ CỦA THỰC DÂN ANH Ở ẤN ĐỘ

VÀ THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM

3.1. Những nhận xét chung về chính sách truyền bá ngôn ngữ của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Á

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh chính sách truyền bá ngôn ngữ của thực dân anh ở ấn độ và thực dân pháp ở việt nam luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w