Vai trò của các giáo sĩ phơngtây ở trung quốc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ảnh hưởng của văn minh trung quốc đối với văn minh phương tây thời trung đại (Trang 47 - 51)

Ngay từ thời nhà Đờng, đã có một số giáo sĩ phơng Tây thuộc nhánh công giáo Nestorien đã vào Trung Quốc, nhng do các giáo sĩ này không biết tiếng Trung Quốc nên hạn chế rất nhiều sự tiếp xúc giữa hai nền văn minh Trung Quốc và phơng Tây.

Đến thời Minh Thanh, hàng loạt giáo sĩ truyền đạo đã tiến sang Trung Quốc, do thời kỳ này ở châu Âu nền văn hoá đợc phục hng, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chủ nghĩa thực dân đã phát triển và có t tởng bành trớng. Vì vậy họ đã tiến hành những cuộc truyền giáo trên quy mô rộng lớn. Từ năm 1552 đến 1795, có đến hơn 800 giáo sĩ có tên tuổi đã đến Trung Quốc.

Với nội dung chủ yếu là truyền bá đạo cơ đốc, các giáo sĩ đã đóng vai trò quan trọng mở ra thời kỳ mới trong việc giao lu văn minh Trung Quốc- phơng Tây. Các giáo sĩ không chỉ mang đến Trung Quốc những thành tựu khoa học, triết học, nghệ thuật của phơng Tây mà còn đem văn minh Trung Quốc sang phơng Tây.

Trung Quốc có nền văn hoá lâu đời, tự nó hình thành nên hệ thống đã ăn sâu vào bản chất con ngời không dễ lay chuyển, vậy nên các giáo sĩ phơng Tây đã dùng phơng pháp “Lấy học thuật thu phục nhân tâm”, tức là bằng cách kết giao với những sĩ đại phu, tiếp nhận những tập tục truyền thống của Trung Quốc để đạt mục đích truyền đạo Thiên chúa vào Trung Quốc.…

Với việc truyền đạo, một mặt các thành tựu của phơng Tây đợc các giáo sĩ giới thiệu cho ngời Trung Quốc nh: toán học, thiên văn, lịch pháp, vật lý học, địa lý học, lý luận y học Mặt khác, quan trọng hơn đấy là những…

thành tựu của văn minh Trung Quốc đợc các giáo sĩ truyền sang phơng Tây, dẫn đến việc ngời châu Âu hớng về nền văn hoá cổ xa của Trung Quốc. Công việc của các giáo sĩ trong quá trình truyền giáo thờng viết sách đơn giản, ghi tóm tắt, ghi nhật ký, hành trình ký để báo cáo về những điều tai nghe mắt…

thấy, những suy nghĩ của họ về Trung Quốc, giới thiệu nền văn hoá Trung Quốc đến toà thành La Mã và về nớc họ.

Sau này Dikhôtơ đã tổng hợp những bản báo cáo này biên tập thành sách Trung Hoa toàn chí làm cho ngời châu Âu hiểu thêm về văn hoá Trung Quốc, các sách kinh điển Hán văn của Trung Quốc cũng đợc các nhà truyền giáo giới thiệu sang châu Âu. Năm 1682, bốn trăm đầu sách đợc Benri đa về La Mã, năm 1694, ba trăm cuốn sách của Trung Quốc đợc Bạch Tần mang về Pháp, biếu vua Lui XIV, năm 1772, có bốn nghìn cuốn sách của Trung Quốc đợc đa sang Pháp …

Những nhà truyền giáo có những nghiên cứu toàn diện các lĩnh vực của Trung Quốc và nhiệt tình giới thiệu về cho châu Âu. Về lịch sử, địa lý đầu tiên có cuốn Trung Hoa đại đế quốc sử của Mentus viết năm 1585 bằng tiếng Tây Ban Nha, sau đó dịch sang nhiều thứ tiếng, xuất bản nhiều lần để giới thiệu một cách hệ thống cho nhân dân châu Âu về lịch sử và địa lý Trung Quốc. Về sau còn có những bộ sách Trung Quốc thợng cổ sử viết bằng tiếng Latinh hay những tác phẩm nghiên cứu về bản đồ Trung Quốc. Về khoa học kỹ thuật cổ đại, nhất là đối với thiên văn học và y học rất đ ợc các giáo sĩ chú tâm nghiên cứu, họ đã viết và biên dịch nhiều tác phẩm nh:

Trung Quốc thiên văn học giả sử, Trung Quốc thiên văn học (của Tống Quân Vinh), Trung y tân yếu, Trung Hoa đế quốc chí, Mạch kinh, Mạch

thuyết, Bản thảo cơng mục, Danh y tất lục, Tẩy can lục

Nhiều tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc đợc các nhà truyền đại Jêsu chú ý và giới thiệu sang phơng Tây. Vônte cải biên tác phẩm Đứa con

côi họ Triệu thành kịch bản lấy tên là Con côi Trung Quốc. Tác phẩm Chuyện tốt đôi đợc dịch sang tiếng Pháp, Đức. Các tác phẩm Lão sinh nhi Hoa tiên ký, Ngọc Kiều Lê… đợc truyền sang châu Âu.

Các nhà truyền đạo rất chú trọng đến việc biên dịch các tác phẩm triết học của Trung Quốc, đặc biệt là nho học, bộ Tứ th ngũ kinh đợc biên dịch

với nhiều tên gọi khác nhau, in ra nhiều thứ tiếng đợc ngời châu Âu tiếp cận. Những t tởng triết học Trung Quốc đợc đánh giá là đóng vai trò tích cực cho sự ra đời của phong trào Khai sáng của châu Âu.

Nh vậy, các giáo sĩ phơng Tây đã có công lớn trong việc giới thiệu một cách toàn diện những thành tựu của văn minh Trung Quốc sang phơng Tây, mở ra thời kỳ mới trong sự giao lu giữa hai nền văn minh và đa đến sự tiến bộ vợt bậc của văn minh phơng Tây.

Chơng 3

ảnh hởng của văn minh Trung Quốc

đối với sự phát triển văn minh tây âu thời trung đại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ảnh hưởng của văn minh trung quốc đối với văn minh phương tây thời trung đại (Trang 47 - 51)