Cải tiến về kỹ thuật làm giấy, in.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ảnh hưởng của văn minh trung quốc đối với văn minh phương tây thời trung đại (Trang 51 - 53)

Kỹ thuật làm giấy

Sang thời hậu kì trung đại, ngời châu Âu đã tiếp thu kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in do ngời ả rập học đợc ở Trung Quốc, sau đó ngời ả rập truyền sang châu Âu. Tiếp đó kỹ thuật in và làm giấy ở châu Âu đã có bớc tiến quan trọng tạo ra phơng tiện, công cụ cho việc truyền bá thông tin về kỹ…

thuật, văn hoá ...đa đến sự phát triển nhanh chóng của lực lợng sản xuất.

Vào giữa thế kỉ VIII do cuộc chiến tranh giữa nhà Đờng và ả rập, một số thợ làm giấy ngời Trung Quốc bị ả rập bắt sống. ít lâu sau, nghề làm giấy đã xuất hiện và phát triển tại ả rập. Năm 1150 ngời ả rập lại truyền kỹ thuật làm giấy sang Tây Ban Nha. Ngời Tây Ban Nha xây dựng nhà máy giấy đầu tiên tại vùng Xativa ở miền nam. Sau đó, lần lợt các nớc châu Âu vào các năm: năm 1276 ở ý, năm 1320 ở Đức, năm 1323 ở Hà Lan, năm 1640 ở Anh, năm 1567 ở Nga, năm 1690 ở Mỹ tr… ớc sau đều xây dựng nhà máy chế tạo giấy. Trải qua hơn ngàn năm, nghề làm giấy của Trung Quốc đã lan truyền

khắp thế giới. Loại giấy mới phát minh bằng nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm: dó, nứa, giẻ rách đã thay thế hoàn toàn cho các chất liệu tr… ớc kia nh: lá cây cọ ở ấn Độ, giấy Pa-py-rut ở Ai Cập, giấy da cừu ở châu Âu, ván đất ở l u vực Lỡng Hà .…

Sự phát minh nghề làm giấy ở Trung Quốc cùng sự ra đời các nhà máy chế tạo giấy ở phơng Tây sau này đã đợc một học giả nhận xét: “ảnh hởng của giấy đối với toàn bộ tiến trình văn minh phơng Tây sau này dù có đánh giá thế nào đi nữa cũng không quá lời”.

Ngày nay, sách vở cũng nh các loại tài liệu khác đều đợc in ra với số l- ợng lớn, nguyên nhân là vì đã có giấy. Tất nhiên, nếu không có kỹ thuật ấn loát xuất hiện thì giấy cũng không trở thành quan trọng; trái lại, cũng có ý nghĩa quan trọng nh thế, là nếu không có đầy đủ số lợng giấy để dùng, loại giấy rẻ tiền không xuất hiện thì kỹ thuật ấn loát cũng không trở thành có ý nghĩa gì.

- Kỹ thuật in

Kỹ thuật in khắc ván của Trung Quốc từ thời Đờng qua quá trình truyền bá sang Triền Tiên, Nhật Bản, Philippin và đến châu Âu vào cuối thế kỉ…

XIV. Ngời châu Âu đã biết sử dụng cách khắc chữ và hình vào một khối gỗ, bôi mực lên, ép khối gỗ ấy lên một tờ giấy, chúng tạo ra hình ảnh có thể lặp đi lặp lại trên nhiều tờ giấy. Song phát minh ra kiểu in chuyển động, in thành sách là công lao của Gu-ten-bec, ngời Đức.

Gu-ten-bec (1398-1468) trong thời gian lu vong ở Pháp đã tìm đợc việc làm trong một nhà in, qua nhiều năm làm trong xởng, Gu-ten-bec phát hiện thấy những bất hợp lí khiến cho máy in làm việc kém hiệu quả: chỉ in đợc từng bản một, thao tác lại rất nặng, phí sức thời gian lâu ông đã nghĩ đến…

chuyện cải tiến nghề in.

Năm 1450, sau 20 năm li biệt trở về quê hơng, Gutenbec đã có ý định làm các bản sắp đặt chữ là một tổ hợp những con chữ kim loại, mỗi con chữ

là một chữ cái nào đó, khi dùng in xong có thể tháo các con chữ ở bản xếp chữ ra, xếp lại theo nội dung mới cần in. Nh vậy, mỗi con chữ có thể dùng đi dùng lại nhiều lần, việc sắp đặt bản in cũng nhanh chóng, hình dáng chữ in đậm suốt từ đầu đến cuối tài liệu in, các con chữ mang in đợc chế tạo bằng các chất liệu chì, thiếc..

Đến năm 1454, máy in sử dụng con chữ và bàn sắp chữ do Gutenbec phát minh đã in quyển sách đầu tiên: Thánh Kinh. Sự phát triển nghề in đã làm giảm bớt sự lệ thuộc của thờng dân vào hàng giáo sĩ, bởi trớc kia linh mục thờng đọc và cắt nghĩa Kinh Thánh trong công hội, thì nay ngời ta có thể tự mình đọc các bản Kinh Thánh. Khoảng năm 1522 đã có 18 bản Kinh Thánh đợc xuất bản, chỉ riêng ở Đức có tới 14000 cuốn Kinh Thánh đợc in ra, việc này đã làm cho Giáo hội bực bội và điều chỉnh số lợng, vị trí của các nhà in. Nhng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ, thì không thể kiểm soát hay hạn chế ngành in đợc.

Ngành in đã phát triển ra khắp châu Âu, tạo điều kiện cho sách vở đến tận tay bộ phận đông đảo dân chúng. Nhng ý tởng mới, thông tin kỹ thuật, t tởng đ… ợc truyền bá nhanh chóng với một tốc độ không thể tiên đoán đợc. Vì thế những quyển sách trở thành vũ khí đắc lực trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo nói riêng, chống phong kiến nói chung thời bấy giờ. Enghen đã có nhận xét: “Sự phát minh ra nghề in cùng với nhu cầu bức thiết phát triển buôn bán, không những thay đổi hoàn toàn chỉ có tăng lữ mới có thể đọc sách, viết chữ, mà còn thay đổi cả tình hình chỉ có tăng lữ mới có thể đợc giáo dục lên cao”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ảnh hưởng của văn minh trung quốc đối với văn minh phương tây thời trung đại (Trang 51 - 53)