Tinh thần trách nhiệm trong công tác, đoàn kết hợp tác với đồng nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51 - 56)

tác với đồng nghiệp

Tốt

% Khá% TB% Yếu%

3.1 Hoàn thành các công việc được giao 93.6 6.43.2 Có lối sống trung thực, giản dị và lành mạnh, gương 3.2 Có lối sống trung thực, giản dị và lành mạnh, gương

mẫu trước học sinh 95.3 4.7 3.3 Có tinh thần học hỏi giúp đỡ đồng nghiệp 90.8 9.2 3.4 Tích cực tham gia xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh

toàn diện 85.1 9.7 5.2 4 Ý thức tự học, tự bồi dưỡng Tốt % Khá % TB % Yếu %

4.1 Có nhu cầu và kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ 70.2 23.4 6.4

4.2 Tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng thường xuyên của

ngành 96.7 3.3

4.3 Có ý thức tìm tòi học hỏi để vận dụng các phương pháp

mới vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh 73.1 5.3 21.6

Qua bảng trên, ta thấy hầu hết giáo viên chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có lòng yêu nghề, thương yêu học sinh, đối xử công bằng và không thành kiến với học sinh; tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Song số giáo viên có cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao kết quả học tập của học sinh, dạy học cá thể hóa nhằm

đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh; ý thức tìm tòi, học hỏi để vận dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh của giáo viên chưa cao.

Phần lớn giáo viên nắm được những nội dung chủ yếu của môn học mà bản thân phụ trách; thấy rõ mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong môn học; có kiến thức sư phạm và kỹ năng giáo dục học sinh tốt. Tuy nhiên, số giáo viên lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài dạy và đối tượng học sinh, tổ chức tốt các mối quan hệ trong giờ học còn chiếm tỉ lệ thấp. Một bộ phận giáo viên còn gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

Số đông giáo viên có kỹ năng xác định mục tiêu, nhu cầu của việc bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tuy vậy, kỹ năng lựa chọn nội dung để tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cũng như bố trí thời gian, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng còn nhiều hạn chế.

Về kỹ năng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên còn nhiều hạn chế. Số đông giáo viên chưa có kỹ năng xác định đề tài cần nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, giáo viên chưa có thói quen và kỹ năng viết sáng kiến kinh nghiệm.

2.3.3. Về trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Qua công tác thống kê, thu thập tài liệu, số liệu tổng hợp về trình độ chuyên môn, xếp loại chuyên môn của giáo viên các trường THPT quận 11 năm học 2010 – 2011 được thể hiện ở bảng 10:

Bảng 10: Tổng hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên 2010 - 2011

Năm

học Tổng số Nữ

Trình độ đào tạo Xếp loại chuyên môn

ThS ĐH G K TB Y

2010 -

Tỷ lệ (%) 57.1% 5.7% 93.3% 1.1% 37.9% 52.8% 7.8% 1.4% Qua số liệu thống kê tại các trường THPT quận 11 năm học 2010 - 2011, số lượng giáo viên đạt chuẩn là 98.9%, trong đó số lượng giáo viên trên chuẩn mới chỉ chiếm hơn 5% trên tổng số giáo viên THPT trên toàn quận. Căn cứ vào tình hình thực tại thì không đảm bảo được tỷ lệ giáo viên trên chuẩn vào năm 2020 theo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đã đặt ra. Ngoài ra số lượng giáo viên đi học trên chuẩn cũng không đồng đều ở các trường, một phần nguyên nhân là do các trường chưa có quy hoạch, chiến lược cụ thể để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.

Về năng lực chuyên môn, đa số giáo viên đã nắm được nội dung, kiến thức chuẩn của môn học mà mình giảng dạy. Tuy nhiên do chất lượng giáo viên ở các trường là không đồng đều, có trường đội ngũ giáo viên trẻ mới vào nghề chiếm tỷ lệ cao nên chưa bao quát hết được nội dung chương trình và mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức còn hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và giáo dục cũng chưa thực sự đi vào chiều sâu, nhiều giáo viên còn thờ ơ với việc sử dụng phần mềm hỗ trợ trong giảng dạy. Ý thức học tập, tự bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức mới chỉ tập trung vào đội ngũ giáo viên trẻ và tuổi đời chưa cao. Ở đối tượng giáo viên trên 50 tuổi đã có những dấu hiệu chững lại nên chất lượng chuyên môn ở các trường là không đồng đều. Việc đi học trên chuẩn của đội ngũ giáo viên trẻ là rất tích cực nhưng bị hạn chế bởi bận giờ dạy quy định ở các trường hàng năm.

2.4. Thực trạng về quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPTquận 11 thành phố Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực quận 11 thành phố Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực

2.4.1. Công tác giáo dục đạo đức, chính trị tư tưởng

Hàng năm trong kế hoạch của các trường THPT quận 11 và theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, phối hợp với Ban tuyên giáo, Quận ủy quận 11 yêu cầu bắt buộc tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành phải tập trung học tập chính trị trong hè theo tinh thần

chỉ thị số 34/CT-TW ngày 30/5/1998 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng về “Tăng cường công tác phát triển Đảng viên trong trường học”. Đặc biệt từ năm học 2009 - 2010 đến nay, công tác này được chú trọng khi có cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.

Nội dung triển khai trong các đợt học là cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của các cấp và của ngành mới được ban hành. Đặc biệt là đánh giá thực tế về đạo đức nhà giáo. Từ những nội dung triển khai đó mà cán bộ quản lý, giáo viên, công chức, viên chức của ngành đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò trách nhiệm, từ đó thực hiện những yêu cầu đặt ra cho bản thân và có định hướng tốt hơn trong công tác.

Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được giáo viên thực hiện tốt. Theo thống kê, trong 3 năm qua trong quận 11 chưa có giáo viên vi phạm pháp luật, không có giáo viên vi phạm an toàn giao thông và sinh con thứ ba.

Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị:

Cán bộ, giáo viên được quán triệt quy chế của ngành; nội quy và những quy định của nhà trường ngay từ đầu năm học và khi có những chủ trương mới. Do đó, đa số giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn. Theo đánh giá của Hiệu trưởng số giáo viên đạt tỷ lệ khá, tốt là 90%, trung bình chiếm 5%. Đa số giáo viên có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị và luôn luôn là tấm gương cho các thế hệ học sinh noi theo. Đội ngũ giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng tốt, thể hiện việc tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng thường xuyên của ngành, có nhu cầu và kế hoạch đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ý thức tự tìm tòi, học hỏi để vận dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy – giáo dục học sinh vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.

Kết quả điều tra cho thấy đa số thầy cô giáo ý thức được vai trò, vị trí của người thầy khi lên lớp cũng như trong cuộc sống, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức để xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo và có trách nhiệm dìu dắt thế hệ trẻ, cư xử thân thiện với nhân dân và với phụ huynh học sinh.

2.4.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT trong quận 11 có thể phân làm ba hình thức.

2.4.2.1. Bồi dưỡng do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức

Bao gồm:

- Bồi dưỡng thường xuyên, hiện nay đã thực hiện xong chu kỳ III. Là chương trình bồi dưỡng giúp giáo viên tiếp nhận những kiến thức mới về chủ trương đường lối giáo dục, về chương trình và nội dung, phương pháp dạy học bộ môn. Hình thức học tập trong chương trình “Bồi dưỡng thường xuyên” là học tập trung trong hè. Địa điểm học theo sự phân công của Sở Giáo dục, giáo viên từng bộ môn học tập trung tại một trường nào đó. Kết thúc mỗi học phần giáo viên phải tham dự làm bài kiểm tra đánh giá bằng điểm số. Trong hình thức bồi dưỡng thường xuyên còn kết hợp cả hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề. Trong bồi dưỡng theo chuyên đề có 2 loại:

Loại thứ nhất: Bồi dưỡng để đưa các môn học mới vào các nhà trường như: Giáo dục sức khỏe vị thành niên, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục dân số, giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường, ….

Loại thứ hai: Bồi dưỡng chuyên đề theo bộ môn, hình thức này vừa bồi dưỡng cập nhật kiến thức vừa bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng dạy học bộ môn, thường được tổ chức trong các dịp hè do chuyên viên phòng giáo dục trung học phổ thông thuộc Sở giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Kết quả bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III của giáo viên THPT quận 11 được thể hiện ở bảng 11:

Bảng 11: Kết quả bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III

Tên trường THPT

Kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III

Giỏi Khá TB Yếu THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa 69.25% 18.57% 12.18% 0% THPT Nguyễn Hiền 71.52% 15.24% 13.24% 0% Tổng cộng 70.39% 16.91% 12.71% 0.00%

( Trường THPT Trần Quang Khải thời điểm này chưa thành lập)

Đánh giá chung kết quả đạt được khá tốt, đa số giáo viên tích cực tham gia học tập, chỉ một số ít giáo viên vì lý do hoàn cảnh gia đình, không đi học thường xuyên nên kết quả kiểm tra cuối khóa học không cao.

- Bồi dưỡng thay sách giáo khoa, là hình thức được tiến hành mỗi khi có những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Nói cách khác đây là hình thức bồi dưỡng những cái mới cho giáo viên THPT để cập nhật hóa kiến thức, kỹ năng và phương pháp, giúp giáo viên giảng dạy tốt những vấn đề mới trong sách giáo khoa. Hình thức bồi dưỡng tập trung giáo viên theo từng bộ môn, nghe báo cáo viên trình bày và thảo luận các vấn đề chuyên môn. Đợt học tập bồi dưỡng thay sách giáo khoa có ưu điểm 100% giáo viên THPT quận 11 tham gia đầy đủ, tuy nhiên đội ngũ báo cáo viên chưa chuyên nghiệp, báo cáo chưa thuyết phục vì thực tế báo cáo viên cũng là những giáo viên trong quận nhưng được tập huấn trước sau đó báo cáo lại.

2.4.2.2. Bồi dưỡng do nhà trường tổ chức

Hình thức tổ chức rất đa dạng. Bao gồm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông quận 11 thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w