23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội 4 24 Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
1.5.2. Các nội dung quản lý
Nội dung cụ thể của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên gồm các vấn đề sau:
Thứ nhất là việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ giáo viên. Đây là nội dung quan trọng hàng đầu vì sự nghiệp giáo dục được Hồ Chủ Tịch ví như “trăm năm trồng người” cần có những nhà giáo có tư cách đạo đức tốt, không ảnh hưởng đến những thế hệ mai sau. Trong đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010" cũng nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp…” [13, tr. 1].
Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên không thể thiếu công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ. Đây là nội dung tất yếu để nâng cao chất lượng đội ngũ, là quyết tâm của nhà nước, vì vậy ngày 12 tháng 8 năm 2011 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định “Về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015”, trong đó nêu rõ mục tiêu: “Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ...” [14, tr.2].
Nội dung thứ ba là công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá, hoạt động dạy của giáo viên. Đánh giá, phân loại giáo viên là việc làm hàng năm và có ý nghĩa quan trọng, thông qua việc đánh giá sẽ phát huy được mặt mạnh, khắc phục những hạn chế trong đội ngũ, là quá trình không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà trường nói chung và công tác xây dựng đội ngũ nói riêng.
Thứ tư là làm tốt công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ. Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, trên cơ sở dự báo nhu cầu nhà giáo nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy trong thời gian nhất định. Tầm quan trọng, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ đã được Đảng ta khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” năm 1997. Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [23, tr. 88].
Có làm tốt công tác tuyển dụng, sàng lọc, quy hoạch cán bộ mới từng bước nâng cao chất lượng, số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển, tránh tình trạng hẫng hụt, bị động, chắp vá.
Thứ năm là quản lý cơ sở vật chất và phương tiện đảm bảo điều kiện làm việc cho giáo viên. Xây dựng kế hoạch để tu sửa, sử dụng, bảo trì một
cách có hiệu quả các trang thiết bị dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy. Trang bị sách báo chuyên ngành, thiết bị nghe nhìn để nâng cao trình độ đồng thời nâng cao năng lực truyền thụ kiến thức cho giáo viên.
Quan tâm đến đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm, tổ chức những sân chơi lành mạnh văn nghệ, thể thao để giáo viên gắn bó với trường lớp, với tập thể, yêu nghề, có ý thức nâng cao năng lực chuyên môn.
Thứ sáu là thực hiện chế độ, chính sách và công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Đây là nội dung quan trọng và tất yếu để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Thi đua, động viên khen thưởng để tạo động lực giúp cá nhân, tập thể vươn lên, hoàn thiện, để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tóm lại, quản lý đội ngũ giáo viên là tổ hợp các tác động có chủ định của chủ thể quản lý lên đội ngũ giáo viên cùng môi trường hoạt động nghề nghiệp của họ nhằm tạo ra những thay đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng, hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và các điều kiện đảm bảo nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường tại thời điểm nhất định. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là quản lý hướng tới tương lai nhằm phát triển đội ngũ giáo viên về số lượng, chất lượng, cơ cấu đáp ứng mục tiêu và nhu cầu phát triền của nhà trường thông qua việc xây dựng quy hoạch, tổ chức lãnh đạo thực hiện và kiểm tra các nội dung về tuyển dụng, chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo môi trường sư phạm.