Kết luận chương
2.2.2. Về chất lượng đào tạo
Tình hình học tập của học sinh: Học sinh THPT quận 11 có hơn 46% là học sinh dân tộc Hoa, cha mẹ lao động trong ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nên ít quan tâm đến tình hình học tập của con em. Một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu sự quan tâm của gia đình nên chất lượng đầu vào lớp 10 (điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10) các trường THPT của quận 11 không cao.
Tên trường THPT Năm học 2007-2008 Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011
Điểm chuẩn Điểm chuẩn Điểm chuẩn Điểm chuẩn
Nam Kỳ
Khởi Nghĩa 17.75 26 25.75 29.25 Nguyễn Hiền 32.25 34 32 33.75
Trần Quang
Khải 25.75 30 29.25 31
Thực hiện tuyển sinh vào lớp 10 trong nhiều năm qua thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bằng hai phương thức xét tuyển và thi tuyển. Năm học 2010 – 2011 các trường thực hiện xét tuyển nằm tại địa bàn các quận huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, quận 2, quận 9 và Thủ Đức, các quận huyện còn lại trong đó có quận 11 tuyển sinh vào lớp 10 bằng hình thức thi tuyển.
Qua bảng trên ta thấy, học sinh thi 3 môn Văn, Toán, Anh trong đó môn Văn và môn Toán hệ số 2 mà điểm tuyển sinh vào lớp 10 cao nhất cũng chỉ 34 điểm (trường THPT Nguyễn Hiền, năm học 2008-2009). Điểm đầu vào lớp 10 như vậy là không cao so với mặt bằng chung của thành phố. Tuy vậy kết quả thi tốt nghiệp THPT của các trường THPT quận 11 rất cao, tỷ lệ luôn đạt trên tỷ lệ của thành phố. Kỳ thi tốt nghiệp THPT thường diễn ra vào đầu tháng 6 hàng năm, có 6 môn thi. Một học sinh ở diện bình thường, thi tốt nghiệp THPT chỉ cần đạt 30 điểm là được công nhận tốt nghiệp. Liên tục nhiều năm liền các trường THPT trong quận 11 luôn đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Bảng 5 cho ta thấy kết quả đào tạo một số mặt của các trường THPT quận 11 trong các năm học từ 2006 – 2007 đến 2010 – 2011:
Bảng 5: Kết quả chất lượng đào tạo và các mặt giáo dục THPT quận 11
Tiêu chí
Năm học
Tỷ lệ TN (%) 99.25 99.00 99.71 97.52 99.00 Thi ĐH – CĐ (%) 27.8 28.2 35.7 40.0 42.3 Số HS giỏi cấp TP 9 8 12 19 26 Xếp loại học lực (%) Giỏi 2.22 3.29 3.63 4.8 4.17 Khá 25.84 28.46 34.45 36.27 41.22 TB 56.71 55.48 52.11 51.08 48.36 Yếu 14.94 12.32 9.65 7.56 6.05 Kém 0.29 0.45 0.16 0.29 0.2 Xếp loại hạnh kiểm (%) Tốt 36.76 51.84 54.28 59.39 63.62 Khá 46.35 34.36 32.78 30.59 28.3 TB 16.78 12.61 11.96 9.07 7.18 Yếu 0.11 1.19 0.98 0.95 0.9
Nhìn chung chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng cao, số lượng học sinh khá giỏi trong những năm gần đây chiếm hơn 45%, ngược lại số học sinh yếu kém có giảm bớt. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém được các nhà trường quan tâm đúng mức. Số lượng học sinh vi phạm đạo đức ngày càng giảm, các tiêu cực, tệ nạn xã hội được ngăn chặn kịp thời.
Nhận thức của các bậc phụ huynh về việc học tập ngày càng được nâng cao và phụ huynh đầu tư nhiều hơn vào việc học của con cái, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng nhiều. Số học sinh sau khi tốt nghiệp không thể đi học tiếp ở các trường Đại học, Cao đẳng, về địa phương tiếp tục lao động sản xuất, là nguồn lao động có trình độ văn hóa và hiểu biết.
Chất lượng dạy học đã được nâng lên trong những năm gần đây, số học sinh khá, giỏi tăng song tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn cao.
Có sự phân hóa rõ rệt giữa chất lượng đào tạo của từng trường, chất lượng của từng trường có sự khác nhau. Sự phân hóa này có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể tới một số nguyên nhân sau:
- Lịch sử phát triển của các trường, có trường đã được thành lập được 26 năm nhưng có trường chỉ mới được 4 năm thành lập.
- Chất lượng đầu vào còn thấp và chưa đồng đều, có trường điểm xét tuyển chỉ đạt ở mức 2 - 3 điểm / môn.
Trong các nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo của các trường không đồng đều, nguyên nhân chất lượng đầu vào đóng vai trò chủ yếu. Trong quận 11 trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa có lịch sử là trường bán công (nay có tên gọi là trường công lập tự chủ tài chính) chất lượng của học sinh đầu vào thấp. Chất lượng đầu vào thấp kèm theo đó là là ý thức học tập và tư cách đạo đức cũng thấp. Do đó chất lượng của các trường THPT bán công và các trường THPT công lập có sự phân hóa rõ rệt.